SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy phân môn "Tập đọc nhạc" ở Lớp 6 đối với vùng khó
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy phân môn "Tập đọc nhạc" ở Lớp 6 đối với vùng khó", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_day_phan_mon_tap_doc.doc
Nội dung text: SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy phân môn "Tập đọc nhạc" ở Lớp 6 đối với vùng khó
- uỷ ban nhân dân huyện Tĩnh Gia phòng giáo dục ` Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy phân môn "tập đọc nhạc" ở lớp 6 đối với vùng khó Họ và tên: Đinh Thị Loan Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THCS Trúc Lâm - Tĩnh Gia SKKN thuộc môn: Âm nhạc Năm học: 2006-2007
- A/- Đặt vấn đề: I- Phần mở đầu: Âm nhạc trong xã hội chúng ta được nuôi dưỡng bằng cội nguồn vĩ đại của nền văn hoá dân gian của các dân tộc Việt Nam từ xã hội xưa, cho đến nay âm nhạc đã là món ăn tinh thần không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày đối với mỗi người dân chúng ta. Ngày nay, với sự phát triển đi lên của nền văn minh nhân loại thì âm nhạc không thể thiếu được. Xuất phát từ những yếu tố trên mà trong những năm gần đây Bộ Giáo dục đã quan tâm, hướng dẫn, chỉ đạo các cấp từ Trung ương đến địa phương phải thực hiện tốt công tác cải cách giáo dục (theo Nghị quyết TW2). Trong đó việc phổ cập các môn học như: Môn Âm nhạc đưa vào chương trình chính khoá, với mục đích giáo dục cho học sinh. Giáo dục âm nhạc là bộ phận không thể thiếu được trong nhà trường phổ thông cơ sở. Nó góp phần lớn trong việc giáo dục cho học sinh cảm thụ được cái hay, cái đẹp của cuộc sống, nó giúp các em phát triển về mọi mặt: Đức - Trí - Thể - Mỹ đã đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của nền giáo dục Việt Nam. Bộ môn âm nhạc dạy cho khối 6 gồm 3 phần môn chính: + Học hát. + Tập đọc nhạc. + Âm nhạc thường thức. Trong đó, lấy học hát làm trung tâm, tập đọc nhạc làm cơ sở, âm nhạc thường thức nâng cao hiểu biết về âm nhạc cho học sinh. - Phân môn Tập đọc nhạc là vị trí quan trọng trong việc học nhạc tất cả tâm tư, tình cảm, những âm thanh cao thấp đều được biểu hiện qua các hình nốt nhạc, các ký hiệu âm nhạc. Ví vậy muốn hiểu được cái hay, cái đẹp của âm nhạc, muốn hát một bài hoặc trên một bản nhạc đều nhờ vào sự hỗ trợ của tập đọc nhạc đối với học sinh phổ thông. Tập đọc nhạc giúp các em nhanh chóng làm quen với nốt nhạc, các ký hiệu âm nhạc. Giúp các em hát đúng không bị phô, chênh. Ngoài ra, tập đọc nhạc luyện cho các em có được một đôi tai thính, nhạy bén trong công việc phân biệt được độ cao, thấp của âm thanh một cách nhuần nhuyễn. Giúp các em cảm thụ được các điều tinh tế trong âm nhạc cũng như trong thực tiễn của cuộc sống. 2
- II- Thực trạng của vấn đề nghiên cứu: 1- Thực trạng: a) Thuận lợi: Trường trung học cơ sở Trúc Lâm là một trường nằm ở trung tâm đô thị mới, đây là một trường có đội ngũ giáo viên yêu nghề, giảng dạy có chất lượng. Có các em học sinh chăm học, hiếu học. Bên cạnh đó còn được sự quan tâm tích cực của Đảng bộ xã Trúc Lâm cũng như của Phòng Giáo dục huyện. Đã tạo mọi điều kiện cấp phương tiện dạy học cho trường để phục vụ trong giảng dạy cũng như học tập của trường. Riêng phân môn Âm nhạc đã được Phòng Giáo dục cấp đàn và một số tranh phục vụ cho môn học. Các em thích học và yêu môn âm nhạc nói chung cũng như các môn học khác nói riêng. b) Khó khăn: Trực tiếp giảng dạy môn Âm nhạc ở trường trung học cơ sở Trúc Lâm và được thâm nhập ở một số trường trung học cơ sở nói chung và khối 6 nói riêng về phân môn tập đọc nhạc. Bản thân thấy rõ thực trạng của môn âm nhạc phần tập đọc nhạc đối với các em còn hạn chế và có nhiều bất cập. Đặc biệt là ở lớp 6 các em mới bắt đầu làm quen với phân môn tập đọc nhạc. Đây là một điều hoàn toàn mới và khó đối với các em vì các em chưa có kiến thức đặt nền móng, làm tiền đề đặc biệt là khả năng vận dụng vào thực tiễn. Hơn nữa các em chủ yếu là học sinh vùng nông thôn sông nước. Trường năm ở Trung tâm đô thị mới nhưng đời sống kinh tế còn khó khăn, cơ sở vật chất trang thiết bị thiếu thôn. Nhu cầu về tinh thần người dân phần lớn chưa có điều kiện để quan tâm đến việc học tập môn Âm nhạc cho con em mình. Học sinh lại ảnh hưởng rất lớn đến tập quán, địa bàn dân cư, thị hiếu âm nhạc con hạn chế. Phần lớn các em ham thích mang tính phong trào, học với phương châm: "Dễ học - khó bỏ". Hơn nữa các em đã được làm quen từ cấp một nhưng lại mất căn bản, cũng chỉ học mang tính đối phó. Mặt khác bộ môn âm nhạc lại có một số phân môn khó như phân môn "Tập đọc nhạc". Bởi vì cùng một lúc người học phải giải mã đồng thời nhiều kí hiệu âm nhạc như: Tiết tấu, cao độ, trường độ, âm sắc, cường độ 3
- Học sinh đọc đúng cao độ thì trường độ lại sai, có khi không nhớ vị trí tên các nốt nhạc trên khuông nhạc Về phát âm nhã chữ mang nặng tiếng địa phương. 2- Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên: Trong những năm học 2005-2006 tôi giảng dạy môn Âm nhạc ở trường Trung học cơ sở Trúc Lâm kết quả chất lượng của bộ môn như sau: Bảng số liệu thống kê chất lượng Tổng Giỏi Khá Đạt Chưa đạt Năm Lớp số SL % SL % SL % SL % học 6A 45 5 11,1 10 22,2 20 44,4 10 22,2 2005- 6B 43 3 6,97 9 21 17 39,5 14 32,6 2006 6C 45 4 8,9 8 17,8 20 44,4 13 28,9 Từ những thực trạng và kết quả vừa nêu trên chắc chắn sẽ không vừa lòng với những ai làm công tác giáo dục. Bởi giáo dục trong giai đoạn hiện nay là quốc sách hàng đầu, với mục tiêu đó đòi hỏi chất lượng giáo dục phải cao, nhưng với kết quả như trên sẽ không đáp ứng được yêu cầu giáo dục. Mặt khác, người chịu ảnh hưởng trực tiếp đó là học sinh: Không thích thú môn học, không nắm được kiến thức cơ bản về âm nhạc, không cảm thụ về cái đẹp qua nét nhạc, sẽ dẫn đến tinh thần của các em không được êm dịu, hiếu động quá đáng Từ thực trạng trên bản thân tôi không ngừng học hỏi, trăn trở và mạnh dạn đưa ra: "Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy phân môn tập đọc nhạc ở lớp 6 đối với vùng khó". B- Giải quyết vấn đề: I- Các giải pháp chung để thực hiện: Âm nhạc là một trong những phương tiện thực hiện nhiệm vụ giáo dục thẩm mỹ cho từng học sinh, tạo cơ sở hình thành nhân cách con người Việt Nam. Việc dạy âm nhạc được hình thành trên cơ sở lý luận và thực tiễn. Thông qua phần tập đọc nhạc rèn luyện cho học sinh tính kiên nhẫn, thói quan chuẩn xác trong công việc. Giúp các em hình thành tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người. Qua đó các em nhận thức đúng đắn lý tưởng nhân sinh cách mạng và rộng rãi hơn nữa là con đường khoa học mà các em đang vươn 4
- tới, giúp các em tin vào cuộc sống hiện tại và tương lại của mình. Mỗi bài tập đọc nhạc giúp ta giáo dục các em về mặt gì? Theo chủ đề gì? đó là điều người giáo viên cần phải làm. Tập đọc nhạc sẽ hình thành cho các em tính thẩm mỹ âm nhạc được kết cấu chặt chẽ của âm nhạc. Bài tập đọc nhạc có bố cục hoàn chỉnh, kết cấu vuông vắn, giai điệu hấp dẫn, mượt mà, vui tươi, nhí nhảnh, điều đó sẽ gợi cho khả năng cảm thụ và thể hiện nghệ thuật âm nhạc, tình cảm đạo đức và niềm tin vào cuộc sống. Tập đọc nhạc giúp các em học tập chính xác các bản nhạc hoặc hát đúng một bài hát, giáo viên hướng dẫn các em tập đọc nhạc từ đơn giản đến phức tạp. Với mỗi bài tập đọc nhạc cần đạt những yêu cầu cụ thể để giải quyết tiết tấu hoặc độ cao - bài tập đọc nhạc phải phối hợp với nhận thức của học sinh. Trong các bài tập đọc nhạc và bài hát, ta phải chú trọng đến bài hát mang nhiều bản sắc dân tộc, khắc sâu các em những làn điều dân ca, những câu hò, tiếng ru, điệu lý giáo dục cho các em lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước, con người Việt Nam. Từ lâu phân môn tập đọc nhạc đã là phân môn khó, ở các trường chuyên nghiệp có những phương pháp dạy riêng, còn đối với học sinh THCS dạy cho đại trà, học sinh có năng khiếu hay không có năng khiếu đều phải áp dụng các phương pháp có phần đơn giản hơn nhưng nhất thiết phải theo quy trình nhất định. + Giới thiệu bài. + Chi học sinh nhận xét bài: "Tập đọc nhạc" (về nhịp, cao độ, trường độ, các ký hiệu âm nhạc liên quan). + Học sinh đọc tên nốt nhạc của bài "Tập đọc nhạc". + Làm quen với âm hình tiết tấu chủ yếu của bài. + Đọc gam, các nốt trụ, các quãng khó, tuỳ thuộc vào bài "Tập đọc nhạc". + Giáo viên đàn giai điệu của bài "Tập đọc nhạc" - Đàn vài ba ô nhịp cho học sinh đọc cứ như vậy cho đến hết bài. 5
- * Tóm lại: Giáo dục âm nhạc trong nhà trường phổ thông "không phải là đào tạo nhạc sĩ mà trước hết là giáo dục con người phát triển toàn diện". II- Các biện pháp thực hiện: Trong dạy học âm nhạc ở trường THCS Trúc Lâm việc áp dụng các phương pháp học mới vào giảng dạy là một việc làm cần phải có và cần phát huy để phù hợp với phương pháp học mới và chương trình mới. Tuy nhiên, việc sử dụng như thế nào có hiệu quả trong dạy học nói chung, phát huy tích cực hoạt động độc lập của học sinh nói riêng thì mỗi giáo viên dạy môn âm nhạc cần sử dụng một phương pháp linh hoạt để học sinh trên cơ sở đó nắm được những kiến thức âm nhạc cơ bản, đọc được những kiến thức âm nhạc cơ bản, đọc được những bài tập đọc nhạc. Chính từ những mục tiêu đó nên tôi đã vận dụng các biện pháp dưới đây vào giảng dạy phân môn "Tập đọc nhạc" ở lớp 6 tại trường THCS Trúc Lâm năm học 2006-2007. 1- Để học sinh ghi nhớ vị trí tên nốt nhạc trên khuông nhạc và nhớ cao độ: Cho học sinh ghi tên nốt: Có 7 tên nốt nhạc: Đô Rê Mi Fa Son La Si và đọc lên xuống nhiều lần cho các em nhớ tại lớp và cũng nhớ rằng từ 7 nốt nhạc này người ta có thể sáng tác bất kỳ các bài hát nào. Âm thanh lên càng cao hoặc càng thấp cũng 7 tên nốt nhạc này. Để minh hoạ cho học sinh thấy học sinh xem qua vòng tròn thang âm: Đô Si Rê La Mi Son Fa Vòng tròn định vị trí 7 nốt nhạc. Tính một vòng là một quãng 8. Cứ tính lên theo chiều kim đồng hồ thì âm thanh càng cao, còn tính theo chiều ngược lại 6
- âm thanh càng thấp. Ngoài ra, khoản cách giữa hai nốt còn có các nốt có thăng hoặc là giáng (chỉ giới thiệu thêm cho học sinh). Đã nhớ tên nốt, bây giờ cần nhớ vị trí của từng nốt trên khuông nhạc. Khuôn nhạc có 5 dòng kẻ, 5 dòng kẻ này tạo thành 4 khe. Ngoài ra còn có dòng kẻ phụ và khu phụ trên, dòng kẻ phụ và khu phụ dưới. Giảng xong giáo viên kẻ sẵn khuông nhạc lên bảng và chỉ cụ thể sau đó giúp các em nhớ nhanh tại lớp bằng cách: Thường thì mỗi lớp có 5 dãy bàn tương ứng với 5 dòng kẻ và được tính từ dưới lên. Các em ở bàn nhất quy định giữa dòng kẻ thứ nhất: Mang tên "Mi", bàn thứ hai mang dòng kẻ thứ hai có tên "Son", bàn thứ ba là dòng kẻ thứ ba tên "Si", bàn thứ tư là dòng kẻ thứ tư mang tên "Rế", bàn thứ năm là dòng kẻ thứ năm mang tên "Fá". Ngoài ra có thể giáo viên linh hoạt quy định thêm các khe phụ trên và dưới để học sinh thực hiện các nốt khác như (đô, sì ) Như vậy các em đã biết tên nốt của mình qua vị trị bàn, sau đó giáo viên đàn từng nốt để các em thử độ cao: "MI, Son, Si, Rế, Fá". Tức là mỗi dãy bàn chỉ đọc tên nốt mà đã quy định, đọc nhiều lần học sinh đọc tốt tiếp đó giáo viên dùng tay chỉ vào từng dạy bàn với tốc độ nhanh để các em đọc sẽ trở thành một giai điệu của một đoạn nhạc. Sau đó cho đổi vị trí tức là dãy bàn cuối cùng là dùng kẻ thứ nhất, như vậy bàn nhất sẽ là dòng kẻ thứ năm và cũng cho đọc như vậy rồi gọi một số cá nhân lên bảng ghi vị trí của một số nốt nhạc theo yêu cầu của giáo viên. Nhận xét cho điểm. Cách khác trên bàn tay mình có năm ngón tương ứng với năm dòng kẻ, ngón út đến ngón cái là vị trí từ 1 đến 5. Giữa các ngón có các nốt nhạc tương ứng. Ngón út: "Mi", ngón nhẫn: "Son", ngón giữa "Si", ngón trỏ "Rế", ngón cái "Fá". Còn bốn khe sẽ mang bốn nốt: "Fa, La, Đố, Si" giáo viên chỉ vào từng ngón tay và từng khe học sinh đọc tên nốt theo hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên chọn một bài tập độc nhạc và chỉ theo các nốt của bài tập đọc nhạc trở thành một giai điệu hấp dẫn. Tiếp đó gọi một vài em ghi vị trí trên nốt nhac yêu cầu của giáo viên, nhận xét cho điểm. 7