SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động tổ chuyên môn, đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018, thích ứng với dịch bệnh Covid-19 tại trường THPT Tây Hiếu, TX Thái Hòa và trường THPT Cờ Đỏ, Huyện Nghĩa Đàn
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động tổ chuyên môn, đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018, thích ứng với dịch bệnh Covid-19 tại trường THPT Tây Hiếu, TX Thái Hòa và trường THPT Cờ Đỏ, Huyện Nghĩa Đàn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_quan_ly_hoat_dong.docx
- Võ Văn Quý (THPT Cờ Đỏ) & Nguyễn Đình Trung (THPT Tây Hiếu) - Quản lý(1).pdf
Nội dung text: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động tổ chuyên môn, đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018, thích ứng với dịch bệnh Covid-19 tại trường THPT Tây Hiếu, TX Thái Hòa và trường THPT Cờ Đỏ, Huyện Nghĩa Đàn
- ĐỀ TÀI Một số biện pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động tổ chuyên môn đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018, thích ứng với dịch bệnh Covid-19 tại trường THPT Tây Hiếu (TX Thái Hòa) và trường THPT Cờ Đở (huyện Nghĩa Đàn) A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Tổ chuyên môn là một bộ phận của một nhà trường, gồm một nhóm GV cùng giảng dạy về một môn học hay một nhóm môn học được tổ chức lại để cùng nhau thực hiện các nhiệm vụ, các phương pháp đổi mới giáo dục đồng thời TCM cũng là nơi phản hồi một cách chính xác nhất tính hiệu quả của phương pháp giáo dục của đơn vị cơ sở. Trong tổ chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn là người giữ vai trò quan trọng nhất, là người giúp Hiệu trưởng điều hành và tổ chức thực hiện các hoạt động sư phạm và nghiệp vụ, đồng thời chịu trách nhiệm trực tiếp về chất lượng giảng dạy của GV và chất lượng học tập của HS. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý tổ chuyên môn đóng vai trò quan trọng trong giáo dục. Trong các nhà trường ở các cấp học, vai trò của tổ chuyên môn có ý nghĩa quyết định trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn cụ thể, là cấp quản lý cơ sở và trực tiếp trong quá trình chỉ đạo các hoạt động chuyên môn. Do khách quan, chủ quan mà hiện nay việc quản lý tổ hoạt động của các tổ chuyên môn trong các trường phổ thông chưa được chặt chẽ, hiệu quả hoạt động chuyên môn của các tổ chuyên môn chưa cao. Vấn đề đổi mới quản lý các hoạt động của trường phổ thông nói chung, trong trường THPT nói riêng đã có tác động trực tiếp đến chất lượng giảng dạy và học tập của nhà trường. Đội ngũ giáo viên là lực lượng chủ chốt trong nhà trường tham gia các hoạt động giáo dục. Qua hoạt động của tổ chuyên môn, nhà trường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, nâng cao chất lượng giảng dạy cụ thể như: Xác định đúng trọng tâm chương trình môn dạy, bài dạy; bồi dưỡng phương pháp giảng dạy và đổi mới phương pháp giảng dạy đáp ứng yêu cầu đổi mới của nội dung, chương trình; bồi dưỡng cho giáo viên về kỹ thuật, kỹ năng trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng thiết bị hiện đại vào giảng dạy; bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra, đánh giá theo chuẩn đối với cả giáo viên và học sinh. Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn là một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhà trường. Quản lý hoạt động chuyên môn là trách nhiệm của cả Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng và TTCM với những nội dung và yêu cầu nhất định được phân 1
- 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động của các tổ chuyên môn ở trường THPT Tây Hiếu và THPT Cờ Đỏ, tỉnh Nghệ An. 4. Giả thuyết khoa học Fredrich Winslow Taylor (1856-1915), người được coi là cha đẻ của thuyết quản lý khoa học - chìa khoá vàng mở ra kỷ nguyên mới cho người Mỹ, đã đưa ra định nghĩa "Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm, và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất" Hoạt động Tổ chuyên môn ở các trường THPT trên địa bàn thị xã Thái Hòa và huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An đã thực hiện cơ bản theo đúng quy định của Điều lệ trường học và đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, so với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, quản lý tổ chuyên môn cần được cập nhật những phương thức quản lí mới để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, số lượng tổ chuyên môn giảm đi, các môn trong mỗi tổ tăng lên nếu đề xuất được các biện pháp quản lý dựa trên cơ sở lí luận về quản lí hoạt động TCM sát với thực tiễn nhà trường, tập trung khắc phục những mặt hạn chế thì chất lượng hoạt động tổ chuyên môn của nhà trường sẽ được cải thiện, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, nâng cao chất lượng giáo dục của trường THPT Tây Hiếu, THPT Cờ Đỏ nói riêng và các trường THPT trên địa bàn, trong tỉnh nói chung. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt đông của tổ chuyên môn ở trường THPT. - Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường THPT tại Thị xã Thái Hòa và Huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. - Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường THPT tại Thị xã Thái Hòa và Huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. 6. Phạm vi nghiên cứu - Đề xuất các biện pháp quản lý đối với Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng và các tổ trưởng chuyên môn của các trường THPT. - Phạm vi khảo sát: Tại các trường THPT trên địa bàn Thái Hòa và Huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. Tác giả đã tiến hành khảo sát 11 CBQL, 30 tổ trưởng, tổ phó, nhóm trưởng chuyên môn trong các nhà trường, thu thập số liệu báo cáo các trường, tình hình thực tế CSVC 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận 3
- trong nhà trường là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến chất lượng dạy học, giáo dục, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nhà trường nói riêng và sự phát triển giáo dục nói chung. Ở đề tài này, tác giả đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường THPT trên địa bàn Thị xã Thái Hòa và Huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An dựa trên các cơ sở của khoa học quản lý giáo dục, yêu cầu đổi mới giáo dục góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn ở nhà trường. 1.2. Một số khái niệm cơ bản 1.2.1. Hoạt động tổ chuyên môn Hoạt động của TCM là quá trình tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ của tổ theo chỉ đạo của cấp trên bao gồm: Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch giáo dục; tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo các quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo; đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên. 1.2.2. Quản lý Quản lý là một quá trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt dược mục tiêu chung. Bản chất của quản lý là một loại lao động để điều khiển lao động. Xã hội ngày càng phát triển, các loại hình lao động phong phú, phức tạp thì hoạt động quản lý càng có vai trò quan trọng. Quản lý là tác động có mục đích đến tập thể những con người để tổ chức và phối hợp hoạt động của họ trong quá trình lao động. 1.2.3. Quản lý hoạt động tổ chuyên môn Trong phạm vi của đề tài, quản lý hoạt động tổ chuyên môn có thể hiểu là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý để tổ chức, chỉ đạo, điều khiển các thành viên tổ chuyên môn thực hiện các hoạt động theo nhiệm vụ của tổ được quy định trong Điều lệ trường học nhằm đạt được mục tiêu dạy học và giáo dục chung của nhà trường đề ra. 1.3. Hoạt động tổ chuyên môn ở trường trung học phổ thông 1.3.1. Vị trí, vai trò của tổ chuyên môn - Tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành của trường THPT. Các tổ, nhóm chuyên môn có mối quan hệ hợp tác với nhau, phối hợp các các bộ phận nghiệp vụ khác và các tổ chức đoàn thể trong thực hiện các nhiệm vụ của tổ và các nhiệm vụ khác của chiến lược phát triển nhà trường để đưa nhà trường đạt được các mục tiêu đã 5