SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong trường Tiểu học

doc 13 trang sangkien 05/09/2022 9360
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_hoat_dong_giao_duc.doc

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong trường Tiểu học

  1. Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động GDNGLL trong trường Tiểu học SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC A/ TÍNH MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI I/- Bối cảnh của đề tài: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một trong ba hoạt động quan trọng (dạy học trên lớp, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động giáo dục lao động kỹ thuật hướng nghiệp dạy nghề), là bộ phận hợp thành của quá trình giáo dục, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục – đào tạo của nhà trường. Trong Trường Tiểu học, ngoài hoạt động giảng dạy và học tập trên lớp, Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cũng giữ một vị trí hết sức quan trọng. Nó góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, rèn luyện thể chất, trí tuệ và đặc biệt nó là một nhân tố không thể thiếu trong việc hình thành nhân cách cho học sinh. Học sinh tiểu học rất ham thích hoạt động, có tính tự lập, năng động, ý chí tự vươn lên và tự khẳng định mình trước tập thể nên hoạt động ngoài giờ lên lớp là môi trường tốt để các em thể hiện khả năng của mình, giúp cho nhà trường định hướng được quá trình giáo dục nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục đào tạo của cấp học. Nhưng hiện nay việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp vẫn còn nhiều hạn chế, hình thức còn đối phó, nội dung thì đơn điệu chưa khắc sâu vào ý thức học sinh. II/- Lý do chọn đề tài: Trong nhà trường Tiểu học, việc giáo dục học sinh chủ yếu được thực hiện qua hai con đường: dạy học các môn học và tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Mỗi con đường có những ưu thế riêng, song Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, do đặc trưng của mình, có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh. Mục tiêu của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong Trường Tiểu học là giúp học sinh: - Góp phần củng cố, khắc sâu và phát triển những kiến thức mà học sinh đã được học qua các môn văn hoá. - Tạo cơ hội cho học sinh bước đầu được tham gia vào đời sống cộng đồng, tập vận dụng những kiến thức đã học vào trong cuộc sống thực tiễn. Trên cơ sở đó, phát triển vốn tri thức phù hợp với lứa tuổi về các lĩnh vực đời sống xã hội cho học sinh, góp phần phát triển nhân cách toàn diện cho các em. - Tạo cơ hội cho học sinh được thực hành, trải nghiệm trong các tình huống của cuộc sống, phát triển ở học sinh các kĩ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi như: kĩ năng trình bày suy nghĩ, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng hợp tác nhóm, Tuy nhiên cho đến thời gian gần đây (tháng 11/2010), mới có Tài liệu hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho các khối lớp ở tiểu học, nhưng còn mang tính chất tham khảo, nội dung hướng dẫn đa phần không phù hợp với đặc điểm hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của từng lớp, từng trường, từng địa phương. Do đó, khiến cho việc chỉ đạo và thực hiện các hoạt động này ở nhiều trường Tiểu học gặp nhiều khó khăn, lúng túng; dẫn đến chất lượng và hiệu quả giáo dục chưa cao. Qua thời gian công tác, tôi thấy đơn vị mình cũng không đứng ngoài thực trạng đó. - 1 -
  2. Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động GDNGLL trong trường Tiểu học Vì tầm quan trọng của Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, từ những cơ sở trên để góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục tôi xin đề xuất một số biện pháp ''Nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong trường Tiểu học'': III/-Hướng giải quyết: - Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. - Lập kế hoạch, phân công người phụ trách ngay từ đầu năm. - Phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường, đẩy mạnh công tác hướng về cộng đồng. - Duy trì việc thực hiện có nề nếp các hoạt động giáo dục. - Kiểm tra, đánh giá thường xuyên và định kỳ theo lịch. B/ TÍNH KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI I/-Thực trạng ban đầu: 1. Đặc điểm của Trường Tiểu học "A" Vĩnh Hòa: Trường Tiểu học "A" Vĩnh Hòa hiện nay có: 18 phòng cấp 4, trong đó 13 phòng phục vụ cho công tác dạy và học, 01 phòng Ban giám hiệu, 02 phòng giáo viên, 01 Thư viện, 01 phòng thiết bị; trường có hai điểm, có 21 lớp với 621/397 học sinh. Năm học 2013 – 2014 Nhà trường có tổng số 34 cán bộ, giáo viên và nhân viên, trong đó: + Ban giám hiệu: 02 (01 Hiệu trưởng và 01 Phó Hiệu trưởng) + Tổng phụ trách Đội: 01 + Giáo viên chủ nhiệm: 21 + Giáo viên chuyên: 04 (2 giáo viên Thể dục, 1 Anh văn, 1 Mĩ thuật) + Giáo viên nghỉ hộ sản: 01 + Giáo viên thiết bị:0 + Nhân viên: 05 Năm học 2012 – 2013, tỷ lệ học sinh lên lớp thẳng đạt 94,30%; Học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học ở mức 100%. 2. Thực trạng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở Trường Tiểu học "A" Vĩnh Hòa: Hiện nay, nhìn chung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở hầu hết các trường tiểu học chưa thực sự được coi trọng và chủ yếu là dựa trên hướng dẫn chỉ đạo của ngành, kế hoạch hoạt động năm học của trường và chương trình hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong. Riêng Trường Tiểu học "A" Vĩnh Hòa thì việc giáo dục học sinh bằng các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhiều năm nay được thực hiện một cách nghiêm túc, nhưng vẫn còn một số giáo viên nhận thức chưa đầy đủ nên còn coi nhẹ hoạt động này và chỉ tập trung vào việc giáo dục học sinh qua hình thức học trên lớp. Có những giáo viên lập kế hoạch hoạt động còn sơ sài, nắm chưa vững phương pháp tổ chức các hoạt động, hoặc phương pháp sử dụng còn cứng nhắc, không linh hoạt nên hiệu quả giáo dục còn chưa cao. Còn một số giáo viên chưa thật sự chú trọng đến việc giáo dục cho học sinh bằng các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, ít hướng dẫn các em áp dụng kiến thức của từng bài học vào thực tế cuộc sống, học chưa đi đôi với hành. Cụ thể: Học sinh vẫn còn thụ động trong các hoạt động giáo dục tập thể do trường, lớp tổ chức, chưa mạnh dạn phát biểu hay tham gia các trò chơi . - 2 -
  3. Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động GDNGLL trong trường Tiểu học Công tác hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của nhà trường nói chung còn nhiều tồn tại như: - Việc xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chưa được cụ thể, chưa phù hợp với đặc điểm, tình hình của trường, của lớp, mà thường xây dựng chung với kế hoạch chuyên môn. - Nội dung các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thực hiện ở mức độ trung bình. Các phương pháp tổ chức các hoạt động chưa được tốt, học sinh chưa thấy được tác dụng, hiệu quả của các phương pháp trong việc rèn luyện bản thân. - Các lực lượng giáo dục chưa có sự phối hợp nhịp nhàng, thống nhất và đồng bộ. Mọi hoạt động giáo dục hầu hết chỉ được thực hiện trong nội bộ nhà trường thiếu sự phối hợp với các lực lượng xã hội như hội cha mẹ học sinh, với cấp uỷ, chính quyền địa phương với công an, trung tâm y tế, hội chữ thập đỏ để phối hợp hỗ trợ nhau thực hiện các hoạt động giáo dục. Sau mỗi hoạt động thiếu sự nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm nên chưa khắc phục được những mặt hạn chế. - Giáo viên chủ nhiệm chưa xây dựng được kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cụ thể hàng tháng, hàng tuần phù hợp với đặc điểm, tình hình riêng của lớp mình, ít quan tâm và đầu tư công sức vào các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, gần như cho rằng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đó là nhiệm vụ, là hoạt động cuả tổ chức đoàn thể nhất là Liên đội và Tổng phụ trách Đội. - Những hình thức hoạt động được lập đi lập lại theo hàng năm, thiếu sự phong phú, mới lạ, nên chưa thật sự mang lại hiệu quả, một số hoạt động còn mang tính hình thức nên không tạo động lực thúc đẩy giáo dục trên lớp. - Ý thức tham gia các hoạt động của học sinh chưa cao, nhiều em còn thường xuyên không tham gia các hoạt động hoặc tham gia một cách thụ động. Nhìn chung, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở Trường Tiểu học "A" Vĩnh Hòa vẫn chưa phát huy được hết ý nghĩa thực chất của nó đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chưa thực sự được các cấp quản lý và giáo viên đầu tư đúng nghĩa, việc thực hiện chưa được đồng bộ, thống nhất, chưa có chiều sâu. Nội dung chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp còn đơn điệu, cứng nhắc chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu thực tế trong tình hình hiện nay. II/-Những biện pháp cụ thể và quá trình tổ chức tiến hành trong quá trình công tác để nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: 1. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Muốn tổ chức được một hoạt động thì cần phải có sự đầu tư ở một mức độ tối thiểu nào đó, đôi khi không cần tốn nhiều kinh phí mà vẫn thu được kết quả cao. Một hoạt động thường xuyên, liên tục diễn ra hàng ngày đó là hoạt động vui chơi, tập thể dục trong giờ ra chơi, nên sân chơi, bãi tập cho học sinh là rất cần thiết. Cần tham mưu với Uỷ ban nhân dân xã, Hội phụ huynh học sinh đổ bê tông một phần sân cần thiết để làm sân chơi, sân tập cho học sinh. Khi làm sân có thể lát gạch hoặc đổ bê tông thành đường thẳng để thuận lợi trong việc xếp hàng. Nên đánh dấu vị trí đứng tập thể dục, múa tập thể đảm bảo xếp hàng vừa nhanh vừa chuẩn, đẹp. Ngoài ra mỗi trường cần có các khu sân bãi xa khu lớp học phục vụ cho các giờ thể dục nội khoá hay các hoạt động ngoại khoá. Hiện nay, đa số các trường điều đã có hệ thống âm ly, loa song chất lượng lại thấp, người sử dụng chưa biết điều chỉnh, âm thanh rè hoặc nhỏ rất khó nghe Nên mua một bộ âm li có công suất và chất lượng khá tốt, dễ sử dụng, hấp dẫn hoạt động là rất cần thiết. Việc đầu tư tốt về giàn âm thanh góp phần không nhỏ cho thành công các - 3 -
  4. Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động GDNGLL trong trường Tiểu học hoạt động, kể cả các hoạt động lớn như ngày khai giảng, hội diễn văn nghệ . Cần có các bài nhạc nền tập thể dục, hát múa tập thể. Mỗi trường cần kẻ sân đánh cầu lông, sân đá cầu, mua sắm đủ các trang thiết bị cần thiết như cờ, trống để phục vụ cho các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Đọc sách cũng là một nhu cầu rất cần thiết và hấp dẫn. Nhiều người nhầm tưởng học sinh tiểu học không thích đọc sách nhưng hoàn toàn ngược lại. Do hạn chế về ngân sách, hiện nay tủ sách của các trường đa số còn rất nghèo nàn về số bản sách và chủng loại. Cần xây dựng được một thư viện, một phòng đọc, với đầy đủ sách, truyện, báo Thiếu niên Nhi đồng Có thể tăng số đầu sách bằng cách mỗi năm vận động ở mỗi học sinh một quyển truyện đã dùng, để làm tủ sách dùng chung. Việc làm này mang lại hiệu quả rất tốt, số bản sách sẽ tăng đáng kể, bên cạnh đó có thể giáo dục cho các em ý thức giữ gìn tập, sách. 2. Lập kế hoạch, phân công người phụ trách: Để hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trở thành nề nếp, cần phải có kế hoạch cụ thể. Ngoài kế hoạch chỉ đạo của Hiệu trưởng, kế hoạch năm học của trường, cần phân công cụ thể mảng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho một người phụ trách, có thể là chính Hiệu trưởng phụ trách, hay Hiệu phó hoặc Tổng phụ trách Đội chịu tránh nhiệm. Từ đó xây dựng kế hoạch hoạt động riêng cho mảng hoạt động này. Trước hết cần xác định các nội dung công việc của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp như vệ sinh trường lớp, vệ sinh cá nhân, hoạt động tập thể, múa hát tập thể, đồng diễn thể dục, các hoạt động vui chơi, thể thao, các hoạt động ngoại khoá, các hoạt động Đội, Sao nhi đồng, Cần lập ra kế hoạch cụ thể cho từng tuần, từng tháng, từng học kỳ, theo các chủ điểm trong năm học. Trong kế hoạch cần có lịch cụ thể cho từng ngày, tuần hoặc tháng làm những gì và làm như thế nào. Kế hoạch này phải thông qua trong Hội đồng sư phạm nhà trường, Ban giám hiệu và được lên lịch theo lịch công tác của nhà trường, từ đó sẽ có sự quản lý, chỉ đạo theo kế hoạch. Riêng đối với các trường có từ 2 điểm trở lên cần phân công người phụ trách các điểm phụ. Cần chọn những giáo viên có năng lực, có trách nhiệm để theo dõi, duy trì hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của điểm. Giáo viên Tổng phụ trách Đội phải là người phụ trách chính, có trách nhiệm triển khai theo dõi đánh giá, duy trì hoạt động tới các giáo viên phụ trách các điểm phụ. Ban giám hiệu cần quán triệt nhiệm vụ, trách nhiệm cho giáo viên Tổng phụ trách và các phụ trách viên ở các điểm phụ. Riêng về Tổng phụ trách Đội, Ban giám hiệu cần tham mưu cho Phòng Giáo dục và Đào tạo chọn những giáo viên có khả năng hát múa, nói năng lưu loát, tư cách đạo đức tốt, mến nghề, yêu trẻ, thích gần gũi trẻ Có những trường chọn giáo viên có khả năng hát múa yếu, không có năng khiếu truyền đạt nên khi đi tập huấn về triển khai tại trường sẽ thiếu chính xác hoặc vụng về dẫn đến kết quả các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, đặc biệt là các phong trào hoạt động Đội không cao. 3. Phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường, đẩy mạnh công tác hướng về cộng đồng. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một hoạt động phong phú, đa dạng. Muốn đạt kết quả tốt cần có sự phối hợp tốt giữa các lực lượng giáo dục cả ở trong và ngoài nhà trường . 3.1 Trong nhà trường: a) Ban giám hiệu: - 4 -