SKKN Một số biện pháp giúp học sinh yêu thích bộ môn Toán bậc THCS, góp phần xóa học sinh yếu trong nhà trường

doc 3 trang sangkien 30/08/2022 9660
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp học sinh yêu thích bộ môn Toán bậc THCS, góp phần xóa học sinh yếu trong nhà trường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_yeu_thich_bo_mon_toan_ba.doc

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp giúp học sinh yêu thích bộ môn Toán bậc THCS, góp phần xóa học sinh yếu trong nhà trường

  1. PHÒNG GD&ĐT PHONG ĐIỀN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS ĐIỀN HÒA Độc lập-Tự do-Hạnh phúc Điền Hòa, ngày 01 tháng 3 năm 2012 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM, GIẢI PHÁP CÔNG TÁC Đề nghị công nhận danh hiệu “lao động tiên tiến” năm học 2011-2012 Tên đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh yêu thích bộ môn Toán bậc THCS, góp phần xóa học sinh yếu trong nhà trường” I.Sơ yếu lý lịch: Họ và tên: NGUYỄN HỮU LAM. Bí danh: Không. Giới tính :Nam. Ngày, tháng, năm sinh:05/10/1957. Quê quán: Điền Hòa-Phong Điền-Thừa Thiên Huế. Nơi thường trú: Thôn 8-Điền Hòa-Phong Điền-Thừa Thiên Huế. Đơn vị công tác: Trường THCS Điền Hòa. Chức vụ hiện nay: Tổ trưởng tổ tự nhiên Công tác được giao: Giảng dạy bộ môn Toán khối 9. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Đại học sư phạm Toán. II.Sơ lược thành tích của đơn vị: * Tóm tắt tình hình của đơn vị: Trường THCS Điền Hòa, nhiều năm liền đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến xuất sắc và đạt trường chuẩn quốc gia năm học 2011-2012. Công đoàn: Vững mạnh cấp tỉnh. Liên đội : Vững mạnh cấp huyện. * Những khó khăn, thuận lợi trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2011-2012: Thuận lợi: - Có sự quan tâm của nhà trường và các tổ chức đoàn thể trong trường. - Có sự giúp đỡ của đồng chí đồng nghiệp. - Có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy. Khó khăn: - Trình độ học sinh không đồng đều.Đa phần là học sinh yếu. III.Mục đích, yêu cầu của sáng kiến kinh nghiệm: Bộ môn Toán thường được xây dựng cơ bản từ bậc tiểu học cho đến các bậc học khác. Như vậy học sinh phải xây dựng kiến thức cơ bản ở lớp dưới. Môn Toán ở bậc THCS thường được xác định các mục đích: - Học sinh cần học tốt các kiến thức chuẩn cơ bản. - Những hiểu biết ban đầu về phương pháp dự đoán và chứng minh qui nạp-suy diễn phân tích và tổng hợp. - Rèn luyện kĩ năng suy luận-Kĩ năng tính toán bằng máy tính. - Hoàn thành các cách giải về toán Đại số- toán Hình học. - Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. IV.Các giải phấp thực hiện: 1.Đối với môn Số học: - Cần khắc phục sâu những kiến thức ban đầu như khái niệm và định nghĩa. Ví dụ: 1
  2. * Ở lớp 6 kiến thức của học sinh được nối tiếp nội dung đã học ở bậc tiểu học.Hoàn thiện các khái niệm từ số tự nhiên đến số thực. Giáo viên cần tham khảo kĩ về khung chương trình và sách giáo khoa các dạng chú ý về dung lượng bài tập truyền thụ kiến thức đến học sinh ở mức độ cần thiết.Xác định rõ trọng tâm của chương. * Ở lớp 7: Học sinh được chuyển từ số học sang đại số, kiến thức rộng hơn.Thầy giáo dễ truyền thụ, đa phần các phép toán thực hiện ở cộng trừ nhân chia nhưng mang dấu.Khái niệm mới ở học sinh là đại lượng tỉ lệ nghịch thuận-khái niệm hàm số-đơn đa thức Mỗi tiết dạy, mỗi bài tập cần làm trong sáng nội dung kiến thức và chú ý trau chuốt mối liên hệ giữa kiến thức cũ và mới. * Ở lớp 8 và 9: Nhìn chung phần đại số có rất nhiều mối liên hệ.Đặc biệt trong quá trình biến đổi đại số (biến đổi tương đương). Ví dụ: Chương phân thức đại số gắn liền với biểu thức nằm dưới dấu căn có chứa chữ. Những dạng toán cơ bản cần chú trọng đối với học sinh về tìm tập xác định-điều kiện tồn tại- giá trị nhỏ nhất, lớn nhất-đưa đa thức bậc 2,3,4 về bậc 1 bằng nhiều phương pháp như nhóm hạng tử-thêm bớt hạng tử 2. Đối với môn Hình học: Đặc trưng mới của môn hình học hiện nay.Chương trình toán được dạy theo hướng giảm tải nội dung phù hợp chuẩn kiến thức cơ bản.Dạy định lý phần thuận có chứng minh song phần định lý đảo đang ở độ cho học sinh chấp nhận. Để thành tựu giúp học sinh học tốt môn Hình 7 đến 9 thì giáo viên cần phải làm gì? Nhìn chung, đổi mới phương pháp dạy học tiết dạy trên lớp đối với giờ dạy môn hình, người giáo viên cần phải: - Đảm bảo tính khả thi. - Đảm bảo tính cụ thể. Tường minh, tính định lượng. - Đảm bảo đơn vị kiến thức (Đây là yêu cầu cơ bản nhất yêu cầu tối thiểu học sinh đạt được) * Để học sinh đạt được kiến thức cơ bản, nhiệm vụ người thầy giáo cần minh chứng kiến thức bằng ví dụ cụ thể-Để học sinh hiểu nhanh nhớ lâu thì trong chứng minh cần có nhiều phương pháp khác nhau sau đó chọn lựa phương pháp tối ưu nhất-cần phải đưa ra các trường hợp ngụy biện.Nhiều lúc dùng đến phương pháp phản ví dụ, phương pháp này kích thích đến nhiều ở học sinh ( các đối tượng) * Đổi mới hình thức đánh giá: Đổi mới hình thức đánh giá là kết quả góp phần hoạt động nâng cao hiệu quả quá trình dạy học bộ môn toán.Trong đánh giá học tập môn toán cần chủ động sáng tạo , luôn chú trọng kết quả học tập của học sinh., chú ý đánh giá từng cá nhân. Công cụ đánh giá của người giáo viên là gì? - Giáo viên đánh giá học sinh. - Học sinh tự đánh giá. - Học sinh tự đánh giá học sinh. * Luôn chú ý sử dụng công nghệ thông tin, giúp giáo viên giảm tải quá trình giảng dạy trên lớp vì dạy toán có sử dụng phần mềm hiện đã và đang phát triển mạnh.Phương pháp này quá trình sử dụng đừng để mang tính chất lạm dụng, phương tiện đánh mất thao tác rèn luyện kĩ năng tư duy. * Củng cố nội dung kiến thức cần tái hiện rõ kiến thức-kĩ năng-thái độ tạo thành thực hiện đúng mục tiêu đánh giá được bước chuẩn bị chu đáo của thầy và trò. V.Nêu dự đoán,kết quả và ảnh hưởng có sức lan tỏa trong phạm vi toàn trường: 1.Qua thực tế nghiên cứu : * Mức áp dụng : Trong phạm vi tổ Toán của trường. 2
  3. * Kết quả chất lượng học kì I: Khối Tổng số học sinh Giỏi Khá Trung bình Yếu 9 91 15 62 14 0 Hướng phấn đấu trung bình đạt 50% số lượng học sinh khối 9. 2.Bài học kinh nghiệm : - Tự học, tự bồi dưỡng.Thường xuyên trao đổi đồng nghiệp chuyên ngành. - Rèn luyện tính độc lập, sáng tạo của học sinh. XÁC NHẬN XẾP LOẠI CỦA HĐKH TRƯỜNG NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN Xếp loại: (Ký tên, đóng dấu) Nguyễn Hữu Lam 3