SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp Một học tốt giải bài toán có lời văn - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Thị Thu Hương

doc 16 trang sangkien 27/08/2022 11720
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp Một học tốt giải bài toán có lời văn - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Thị Thu Hương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_mot_hoc_tot_giai_bai.doc

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp Một học tốt giải bài toán có lời văn - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Thị Thu Hương

  1. Sáng kiến kinh nghiệm: Giúp học sinh lớp 1 học tốt giải toán có lới văn PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HOÀI NHƠN TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 2 HOÀI TÂN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP MỘT HỌC TỐT GIẢI BÀI TOÁN CÓ LỜI VĂN Giáo viên : Nguyễn Thị Thu Hương Năm học 2015-2016 Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hương Trang 1
  2. Sáng kiến kinh nghiệm: Giúp học sinh lớp 1 học tốt giải toán có lới văn MỤC LỤC MỤC LỤC Trang 2 A. MỞ ĐẦU Trang 3 I. Đặt vấn đề Trang 3 II. Phương pháp tiến hành Trang 4 B. NỘI DUNG Trang 5 I. Mục tiêu Trang 5 II. Những biện pháp giúp học sinh lớp Một học tốt phần giải Trang 5 toán có lời văn 1. Giáo viên phải nắm chắc nội dung chương trình, hướng Trang 5 dẫn học sinh học tốt Giải toán có lời văn ngay từ đầu 2. Biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong việc hướng Trang 9 dẫn học sinh giải toán có lời văn 3. Hướng dẫn học sinh cách giải và cách trình bày bài giải Trang 11 của Bài toán có lời văn . 4. Kết quả áp dụng Trang 14 C. KẾT LUẬN Trang 15 I. Điều kiện, kinh nghiệm áp dụng sáng kiến . Trang 15 II. Những triển vọng trong việc vận dụng và phát triển giải pháp Trang 15 III. Những kiến nghị . Trang 15 Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hương Trang 2
  3. Sáng kiến kinh nghiệm: Giúp học sinh lớp 1 học tốt giải toán có lới văn A. MỞ ĐẦU I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Thực trạng của vấn đề: Môn Toán có vị trí đặc biệt quan trọng ở bậc tiểu học, học toán học sinh sẽ có cơ sở để tiếp thu và diễn đạt các môn học khác. Nắm vững các kiến thức toán và luyện tập thành thạo các thao tác kĩ năng tính toán các em sẽ áp dụng vào việc tính toán trong cuộc sống hằng ngày. Học Toán 1 là các em được học về các mạch kiến thức: số học, đại lượng và đo đại lượng, yếu tố hình học, giải bài toán có lời văn. Đối với mạch kiến thức: “ Giải toán có lời văn”, là một trong bốn mạch kiến thức cơ bản xuyên suốt chương trình Toán bậc tiểu học. Nhưng đối với học sinh lớp Một, Bài toán có lời văn là dạng toán khó, vì các em đọc chưa thông, viết chưa thạo. Đọc chưa thông, còn đánh vần, thì khi đọc được hết đề toán, các em cũng khó nhận biết được đề toán cho biết gì? Hay đề toán hỏi gì? Viết chưa thạo, các em sẽ lúng túng trong việc trình bày bài giải Bài toán có lời văn. Khả năng tư duy của các em còn hạn chế, các em thích làm các phép tính cộng, trừ các con số cụ thể, thích quan sát các hình ảnh, tranh vẽ, đồ dùng trực quan sinh động hơn là một bài toán có nhiều chữ. Chính những yếu tố trên nên tôi đã chọn và đưa ra: Một số biện pháp giúp học sinh lớp Một học tốt giải toán có lời văn. 2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp: Học tốt phần “Giải toán có lời văn”, các em được phát triển trí tuệ, được rèn luyện kĩ năng tổng hợp: đọc, viết, diễn đạt, trình bày, tính toán. Toán có lời văn là mạch kiến thức tổng hợp của các mạch kiến thức toán học, giải toán có lời văn các em sẽ được giải các loại toán về số học, các yếu tố hình học , đại lượng và đo đại lượng. Toán có lời văn là chiếc cầu nối giữa toán học với các môn học khác, giữa toán học và thực tế đời sống. Nó có tác dụng lớn đối với kỹ thuật, với sản xuất và trong cuộc sống hằng ngày. Nó giúp chúng ta nhiều trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp học tập, phương pháp giải quyết các vấn đề, giúp chúng ta rèn luyện trí thông minh, sáng tạo. Nó còn giúp chúng ta rèn luyện nhiều đức tính quý báu như: cần cù và nhẫn nại, tự lực cánh sinh, ý chí vượt khó, thích sự chính xác. 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài : Qua việc dạy và việc học ở trường, tôi khảo sát thấy những khó khăn, sai lầm của học sinh về khả năng trình bày một bài giải Bài toán có lời văn , tìm ra nguyên nhân dẫn đến sai lầm. Từ đó tôi đưa ra biện pháp khắc phục trong quá trình giảng dạy để nâng cao chất lượng học tập, kĩ năng trình bày bài giải của Bài toán có lời văn cho học sinh lớp 1A - Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân. Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hương Trang 3
  4. Sáng kiến kinh nghiệm: Giúp học sinh lớp 1 học tốt giải toán có lới văn II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH: 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn: - Học sinh: Trong các mạch kiến thức toán ở chương trình Toán Tiểu học thì mạch kiến thức: “Giải toán có lời văn” là mạch kiến thức khó khăn nhất đối với học sinh, và càng khó khăn hơn đối với học sinh lớp Một. Bởi vì đối với lớp Một: ngôn ngữ nói chưa mạch lạc, nhiều học sinh đọc còn đánh vần từng chữ, vốn từ, vốn hiểu biết, khả năng đọc hiểu, khả năng tư duy lôgic của các em còn rất hạn chế. Một nét nổi bật hiện nay là nói chung học sinh chưa biết tự học. Nhiều khi với một bài toán có lời văn các em có thể viết và tính đúng phép tính của bài nhưng không thể trả lời hoặc lý giải là tại sao các em lại có được phép tính như vậy. Thực tế hiện nay cho thấy, các em thực sự lúng túng khi giải Bài toán có lời văn. Một số em chưa có thói quen đọc kỹ đề, chưa biết tóm tắt bài toán, chưa biết phân tích đề toán để tìm ra đường lối giải, chưa biết tổng hợp để trình bày bài giải, diễn đạt vụng về, thiếu lôgic. Ngôn ngữ toán học của các em còn hạn chế, kĩ năng tính toán, trình bày thiếu chính xác, chưa khoa học. - Giáo viên: Vẫn còn một số giáo viên chuyển đổi phương pháp giảng dạy còn lúng túng, chưa phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh. Việc hướng dẫn giải toán có lời văn chưa theo quy trình thích hợp, chưa cho học sinh nhận biết cấu tạo của bài toán có lời văn, giáo viên còn ngại sử dụng đồ dùng minh họa, ngại tóm tắt bài toán. Chưa tập cho học sinh tư duy ngược cũng như việc tập cho học sinh phát triển ngôn ngữ. mà chủ yếu là cho học sinh tìm ra phép tính gì, kết quả bài toán là bao nhiêu? Tư duy của học sinh lớp Một là tư duy cụ thể, trực quan hình ảnh, để học tốt “ Giải toán có lời văn” trong quá trình giảng dạy rất cần đồ dùng thiết bị dạy học để minh họa. - Phụ huynh: Phụ huynh còn coi nhẹ kiến thức toán của lớp Một. Chưa quan tâm đúng mức đến việc hình thành các phương pháp giải cho học sinh mà chỉ hướng dẫn một cách áp đặt, thậm chí còn giải giúp cho học sinh. 2. Các phương pháp tiến hành: - Phương pháp điều tra: Đó là việc theo dõi, kiểm tra chất lượng học tập về môn Toán mà cụ thể là việc giải và trình bày bài giải Bài toán có lời văn của học sinh trong lớp 1A – lớp tôi chủ nhiệm. - Phương pháp đàm thoại, trao đổi: Cùng với giáo viên trong tổ chuyên môn, tôi bàn bạc và trao đổi về phương pháp, cách dạy của giáo viên đối với dạng toán Giải toán có lời văn sao cho dễ hiểu và đạt được hiệu quả cao nhất đối với học sinh lớp mình phụ trách. - Phương pháp thực hiện: Khi đưa ra biện pháp khắc phục, tôi áp dụng trực tiếp vào quá trình giảng dạy ở lớp 1A. - Phương pháp trắc nghiệm: Tôi sử dụng các bài kiểm tra trước khi thực nghiệm và sau khi thực nghiệm để so sánh kết quả. - Thời gian tôi nghĩ ra giải pháp và áp dụng thành công vào lớp tôi giảng dạy từ năm học 2013 – 2014. Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hương Trang 4
  5. Sáng kiến kinh nghiệm: Giúp học sinh lớp 1 học tốt giải toán có lới văn B. NỘI DUNG: I. Mục tiêu: - Giúp học sinh nhận biết bước đầu về cấu tạo của bài toán có lời văn. - Biết giải các bài toán đơn về thêm, bớt (giải bằng một phép cộng hoặc một phép trừ) và trình bày bài giải gồm: câu lời giải, phép tính, đáp số. II. Những biện pháp giúp học sinh lớp Một học tốt phần giải toán có lời văn: Giải toán có lời văn góp phần củng cố kiến thức toán, rèn luyện khả năng diễn đạt, tích cực phát triển tư duy cho học sinh Tiểu học đặc biệt là học sinh lớp Một. Vì thế tôi xin đưa ra một số biện pháp sau: 1. Giáo viên phải nắm chắc nội dung chương trình, hướng dẫn học sinh học tốt Giải toán có lời văn ngay từ đầu: Để dạy tốt môn Toán lớp Một nói chung, “Giải bài toán có lời văn” nói riêng, điều đầu tiên mỗi giáo viên phải nắm chắc hệ thống hóa nội dung chương trình sách giáo khoa. Nhiều người nghĩ rằng Toán Tiểu học, và đặc biệt là toán lớp Một thì ai mà chả dạy được. Đôi khi giáo viên đang trực tiếp giảng dạy cũng rất chủ quan và cũng có những suy nghĩ tương tự như vậy. Nhiều khi giáo viên dạy bài nào chỉ cốt khai thác kiến thức bài ấy, còn các kiến thức cũ có liên quan giáo viên nắm không thật chắc. Trong chương trình toán lớp 1 giai đoạn đầu học sinh còn đang học chữ nên chưa thể đưa ngay “Bài toán có lời văn”. Mặc dù đến tuần 21, học sinh mới được chính thức học về “ Bài toán có lời văn” song chúng ta đã ngầm chuẩn bị từ xa cho việc làm này ngay từ bài “Phép cộng trong phạm vi 3” (Luyện tập/ Trang 46 ) ở tuần 7. Và nó có thể chia thành các giai đoạn như sau: *Giai đoạn 1: Bắt đầu từ tuần 7 đến tuần 16 trong hầu hết các tiết dạy về phép cộng trừ trong phạm vi 10 đều có các dạng bài tập thuộc dạng “Viết phép tính thích hợp”, ở đây học sinh được làm quen với việc : -Quan sát tranh vẽ. -Tập nêu bài toán bằng lời. -Nêu câu trả lời. -Viết phép tính thích hợp (với bài toán vừa nêu và phù hợp với tình huống trong tranh). Ví dụ 1: Bài tập 5a - Trang 46 (SGK) - Sau khi quan sát tranh học sinh tập nêu bài toán bằng lời: “Có 1 quả bóng, thêm 2 quả bóng. Hỏi có tất cả Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hương Trang 5
  6. Sáng kiến kinh nghiệm: Giúp học sinh lớp 1 học tốt giải toán có lới văn bao nhiêu quả bóng?” , rồi học sinh tập nêu miệng bằng lời: “Có 1 quả bóng, thêm 2 quả bóng, có tất cả 3 quả bóng”, sau đó viết dấu cộng vào ô trống để có phép tính đúng: 1 + 2 = 3. - Với bức tranh này, giáo viên hướng dẫn, khuyến khích học sinh nêu bài toán khác và viết phép tính thích hợp với bài toán đã nêu. + Chẳng hạn: “ Có 2 quả bóng, thêm 1 quả bóng. Hỏi có tất cả mấy quả bóng?” + Học sinh trả lời: “Có 2 quả bóng, thêm 1 quả bóng, có tất cả 3 quả bóng.” + Học sinh nêu phép tính: 2 + 1 = 3. Ví dụ 2: Bài tập 5b - Trang 46 (SGK). Bài tập này nâng cao hơn bài tập 5a là yêu cầu học sinh phải tự viết phép tính thích hợp vào dãy 5 ô trống. - Sau khi quan sát tranh, học sinh tập nêu bài toán bằng lời: “Có 1 con thỏ, thêm 1 con thỏ chạy đến. Hỏi có tất cả bao nhiêu con thỏ?” , rồi học sinh trả lời miệng: “Có 1 con thỏ, thêm 1 con thỏ, có tất cả 2 con thỏ”, sau đó viết phép tính vào dãy 5 ô trống để có phép tính đúng: 1 + 1 = 2. Ví dụ 3: Bài tập 4 - Trang 48 (SGK). - Quan sát bức tranh, học sinh có thể nêu được đề toán:“Có 1 bạn, có thêm 3 bạn nữa đến chơi cùng. Hỏi có tất cả bao nhiêu bạn?” + Học sinh trả lời miệng: “Có 1 bạn, có thêm 3 bạn nữa, có tất cả 4 bạn”. + Học sinh viết phép tính vào dãy 5 ô trống : 1 + 3 = 4. Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hương Trang 6