SKKN Một số biện pháp giáo dục ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho học sinh Tiểu học

doc 32 trang sangkien 26/08/2022 15002
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho học sinh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_y_thuc_su_dung_nang_luong_tie.doc

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp giáo dục ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho học sinh Tiểu học

  1. MỤC LỤC Nội dung Trang 1.ĐẶT VẤN ĐỀ 2 1.1 Lí do chọn đề tài. 2 1.2. Xác định mục đích nghiên cứu. 4 1.3. Đối tượng nghiên cứu. 4 1.4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm. 4 1.5. Phương pháp nghiên cứu. 4 1.6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu. 5 2. NỘI DUNG 5 2.1. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu: 5 2.2Thực trạng về vấn đề nghiên cứu. 7 2.3. Mô tả phân tích các giải pháp. 9 2.4. Kết quả thực hiện. 25 3.KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 26 3.1. Những kết luận đánh giá cơ bản nhất về sáng kiến. 26 3.2. Các đề xuất huyến nghị 27 TÀI LIỆU THAM KHẢO 29 Trang 1
  2. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Lý do chọn đề tài: lý luận, thực tiễn. Như chúng ta đã biết, ngày nay, việc khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn năng lượng đang trở thành một vấn đề cấp bách mang tính toàn cầu. Sở dĩ như vậy là do nhân loại đang đứng trước hàng loạt nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng sống của con người mà nguyên nhân của nó chính là vấn đề khai thác, sử dụng nguồn năng lượng truyền thống (năng lượng hoá thạch) đang ngày một cạn kiệt, nạn ô nhiễm môi trường và sự nóng lên của khí hậu trái đất do chất thải trong quá trình sử dụng năng lượng đang ở mức báo động. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề năng lượng đối với sự phát triển bền vững, các quốc gia đã xây dựng cho mình một chương trình phát triển năng lượng mà trọng tâm là hướng tới nguồn năng lượng sạch và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Trong Tờ trình Chính phủ về dự án Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Bộ Công thương dự báo, đến cuối thế kỷ này, các nguồn năng lượng của Việt Nam sẽ trở nên khan hiếm, các mỏ dầu và khí đốt sẽ dần cạn kiệt. Trong khi đó, tình trạng lãng phí năng lượng trong sản xuất công nghiệp, xây dựng dân dụng và giao thông vận tải của nước ta hiện nay là rất lớn. Cũng như các nước đang phát triển khác hiện nay Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có vấn đề cạn kiệt dần nguồn nhiên liệu hóa thạch nội địa, phụ thuộc nhiều hơn vào giá năng lượng thế giới Từ đó, vấn đề tiết kiệm năng lượng trở nên đặc biệt quan trọng khi Việt Nam đang và sẽ trở thành nước nhập khẩu năng lượng. Trong khi các nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời, gió ) hầu như chưa được khai thác hết tiềm năng sử dụng thì các nguồn năng lượng không tái tạo (dầu thô, than đá ) đang cạn kiệt dần. Vì lẽ đó, ngày nay vấn đề tiết kiệm năng lượng đã trở thành mối quan tâm của mọi quốc gia trên thế giới. Hầu hết các nguồn năng lượng mà con người đang sử dụng đều có nguồn gốc từ năng lượng hóa thạch như than, dầu, khí đốt, và chúng không phải là vô tận. Nạn cháy rừng và tầng ôzôn bị phá hủy bởi khí thải từ các hoạt động sản xuất của các nhà máy công nghiệp đã gây hiểm họa khôn lường cho tài nguyên thiên nhiên. Tất cả những vấn đề trên đã làm cho năng lượng tự nhiên trong thiên nhiên của ta ngày càng tiêu hao lãng phí. Trong thực tế đại bộ phận nhân dân nhận thức về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm còn thấp. Sự thiếu hiểu biết về năng lượng và tiết kiệm năng lượng của con người là một trong các nguyên nhân chính gây nên sự thiếu hụt và khan hiếm các nguồn năng lượng đang có nguy cơ cạn kiệt. Như vậy, với các vấn đề nêu trên cho thấy việc sử dụng hợp lý, hiệu quả năng lượng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với bảo vệ môi trường, bảo Trang 2
  3. tồn nguồn tài nguyên trong hôm nay là đảm bảo cho thế hệ mai sau có sự phát triển bền vững. Nhận thức được điều này, Việt Nam đã cùng thế giới triển khai Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia tầm nhìn đến năm 2050, đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng. Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo hành lang pháp lý căn bản cho việc thúc đẩy các giải pháp tiết kiệm năng lượng vì mục tiêu an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường và phát triển. Trước thách thức về cạn kiệt nguồn năng lượng, vấn đề tiết kiệm năng lượng vừa là việc cấp thiết vừa là chiến lược an ninh năng lượng quốc gia, đảm bảo cho sự phát triển bền vững nền kinh tế của quốc gia. Vì thế, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương về chiến lược hệ trọng này. Là một trong các nội dung quan trọng của chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã được nhà nước ta quan tâm từ sớm. Ngày 03/9/2003 Chính phủ ban hành Nghị định số 102/2003/NĐ-CP Triển khai Nghị định102/2003/NĐ-CP. Ngày 14/4/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 79/2006/QĐ-TTg phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Một trong các nội dung quan trọng của chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là đưa các nội dung về giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào hệ thống giáo dục quốc dân, trong đó một hoạt động trọng tâm là xây dựng nội dung, giáo trình, phương pháp giảng dạy lồng ghép các kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào các môn học. Để các em có được thói quen tốt biết sử dụng năng lượng tiết kiệm đòi hỏi các em cần phải có thời gian, trong một quá trình học tập và rèn luyện lâu dài và thường xuyên với sự hỗ trợ của thầy cô, cha mẹ và bạn bè, xã hội Thực hiện chủ trương của Chính phủ, Bộ giáo dục và Đào tạo đã xác định việc tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào các môn học ở các cấp học là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần thiết. Giáo dục cho các em có ý thức hiểu biết về các nguồn năng lượng, có thái độ hành vi đúng khi sử dụng năng lượng, có kỹ năng hành động cụ thể về tiết kiệm năng lượng và hiệu quả. Các em biết xác định và giải quyết vấn đề tiết kiệm năng lượng một cách tích cực tự giác trong phạm vi của mình nhằm giải quyết vấn đề về năng lượng đặt ra. Giáo dục học sinh nhận thức rõ năng lượng là gì? Biết được ích lợi của năng lượng đối với con người, khơi dậy ở các em tình yêu thiên nhiên, yêu tài nguyên của đất nước là một trong các nội dung giáo dục học sinh sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Đứng trước tình hình các nguồn năng lượng đang trở thành một vấn đề cấp bách mang tính toàn cầu. Đối với học sinh tiểu học là điểm khởi đầu của cả giai đoạn trong quá trình hình thành thói quen sử dụng tiết kiệm ngay từ bé. Vì vậy việc giáo dục học sinh biết sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào đầu tiết học, cuối tiết học, hàng giờ chào cờ, hoặc giờ Trang 3
  4. sinh hoạt lớp hay trong buổi lao động, giờ ngoại khóa còn tùy thuộc vào nội dung của bài học môn học mà giáo viên lồng ghép, tích hợp lựa chọn cho thích hợp. Nhưng dù giáo dục cho học sinh dưới thời gian nào, hình thức nào thì giáo viên cần phải lưu ý các vấn đề sau: - Giáo viên phải tạo uy tín với học sinh, uy tín đó phải do mình tạo ra bởi đạo đức tình cảm của mình. - Giáo viên cần tìm hiểu tính cách khả năng của từng học sinh trong lớp để phân công, công việc hoặc nhiệm vụ sát với từng đối tượng để các em tham gia thoải mái, tích cực, hăng say - Giáo viên cần phải làm gương để học sinh noi theo và giúp đỡ chỉ dẫn cho học sinh nhiệt tình. - Giáo viên cần nghiên cứu nội dung từng công việc khi tổ chức cho học sinh thực hiện phải thích hợp đảm bảo tính vừa sức đối với các em. 1.2. Xác định mục đích nghiên cứu: Giúp học sinh hiểu được : - Tầm quan trọng của năng lượng đối với đời sống mỗi con người. - Tác hại của những người thường xuyên sử dụng lãng phí năng lượng. - Học sinh có khả năng sử dụng các loại năng lượng tốt, phù hợp như tiết kiệm đồ dùng học tập, tiết kiệm điện, nước. Biết động viên giúp đỡ bạn bè cùng nhau tiết kiệm và lan tỏa đến mọi người xung quanh góp phần hạn chế việc tiêu hao năng lượng vô ích gây thiếu hụt năng lượng là nguồn tài nguyên chung của thiên nhiên 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Tôi tập trung nghiên cứu tập thể học sinh lớp chủ nhiệm trong hai năm học: - Năm học: 2017 – 2018 lớp 5B Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân. - Năm học: 2018 - 2019 lớp 5B Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân. Tôi nghiên cứu học sinh lớp chủ nhiệm trong các giờ giảng, dạy lồng ghép và hoạt động ngoại khóa. 1.4. Đối tượng khảo xác thực nghiệm. Học sinh Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân. 1.5 Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp chủ yếu là khảo sát, nắm bắt tình hình thực tiễn từ thực tế giảng dạy tại Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân. Trang 4
  5. - Trao đổi thảo luận với đồng nghiệp - Tổng kết hoạt động thực tiễn. 1.6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu. Lĩnh vực nghiên cứu về kiến thức khoa học rất đa dạng và phong phú. Song, vì năng lực viết, nghiên cứu đề tài sáng kiến còn nhiều hạn chế nên tôi chỉ xin chọn một lĩnh vực nhỏ đó là: “Một số biện pháp giáo dục ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho học sinh Tiểu học.” Nội dung công việc Địa điểm Thời gian - Thống nhất chọn đề tài Tại trường 11/8/2018 - Nghiên cứu sản phẩm (phiếu điều tra) Tại trường 07/09/2018 - Đánh giá sản phẩm Tại trường 10/09/2018 - Tiến hành thực nghiệm Tại trường 15/9/2018 đến 30/5/2019 - Đánh giá kết quả lớp thực nghiệm Lớp 5B Từ ngày 1/6/2019 đến 05/06/2019 - Viết dàn ý đề tài Tại trường 07/09/2019 - Hoàn thành đề tài Ở nhà 01/03/2020 2. NỘI DUNG 2.1. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu: Hiện tại học sinh chúng ta chưa có ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm các em sống với gia đình có thói quen sinh hoạt làm đâu thải đó như sử dụng đồ dùng học tập không cất giữ, xé vở bừa bãi, xả nước rửa rồi để chảy tùy ý, bật ti vi, máy quạt rồi để tự chạy khi không có người sử dụng chưa tự giác xử lí các chất thải, vật thải hằng ngày, trong cuộc sống cũng như trong sinh hoạt học tập, vui chơi. Do vậy khi đến trường các em cũng tiếp tục sinh hoạt lãng phí bừa bãi, đi đại, tiểu tiện hoặc rửa tay không tắt vòi nước để chảy tràn lan, không quét dọn nhà vệ sinh làm cho môi trường ở trường học bị ô nhiễm ảnh hưởng tới việc lãng phí điện nước của trường. Có những gia đình cha mẹ mãi lo đi làm ăn xa gửi con ở nhà cho ông bà, chú bác vì lo kiếm tiền mà quên đi trách nhiệm giáo dục kỹ năng sống cho con cái và chính sự thiếu quan tâm giáo dục của gia đình cụ thể là cha mẹ làm cho các em trở thành những đứa con thiếu kỹ năng sống. Trước thực trạng đó giáo dục ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả càng trở nên cần thiết và quan trọng. Thế hệ trẻ hôm nay là tương Trang 5