SKKN Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh bán trú thông qua các hoạt động ngoại khóa tại trường PTDTBT THCS Bản Hon

doc 12 trang sangkien 8761
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh bán trú thông qua các hoạt động ngoại khóa tại trường PTDTBT THCS Bản Hon", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_ki_nang_song_cho_hoc_sinh_ban.doc

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh bán trú thông qua các hoạt động ngoại khóa tại trường PTDTBT THCS Bản Hon

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG PTDTBT THCS BẢN HON THUYẾT MINH SÁNG KIẾN Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh bán trú thông qua các hoạt động ngoại khóa tại trường PTDTBT THCS Bản Hon Đồng tác giả: Đinh Thế Hướng Trình độ chuyên môn: Đại học Chức vụ: Giáo viên Nơi công tác: Trường PTDTBT THCS Bản Hon Bản hon, ngày 15 tháng 3 năm 2015 1
  2. I. THÔNG TIN CHUNG 1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho hoc sinh bán trú thông qua hoạt động ngoại khóa tại trường PTDTBT THCS Bản Hon 2. Đồng tác giả Họ và tên: Đinh Thế Hướng Năm sinh: 16/09/1977 Nơi thường trú: Tổ10 - Phường Tân Phong - Thành phố Lai Châu Trình độ chuyên môn: ĐHSP Ngoại ngữ Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: Trường PTDTBT THCS Bản Hon Điện thoại: 0979041347 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 30% Họ và tên: Bùi Gia Chinh Năm sinh: 16/09/1982 Nơi thường trú: Bản Hon 1- xã Bản Hon huyện Tam Đường - tỉnh Lai Châu Trình độ chuyên môn: CĐSP Toán – Lí Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: Trường PTDTBT THCS Bản Hon Điện thoại: 0988346928 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 40% Họ và tên: Trịnh Xuân Hưng Năm sinh: 24/12/1981 Nơi thường trú: Tổ10 - Phường Tân Phong - thành phố Lai Châu Trình độ chuyên môn: CĐSP Mĩ Thuật Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: Trường PTDTBT THCS Bản Hon Điện thoại: 0984968446 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 30% 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: 2
  3. Quản lí học sinh bán trú trong thời gian học sinh ở tại trường 4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 15 tháng 8 năm 2014 đến ngày 15 tháng 4 năm 2015 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến Tên đơn vị: Trường PTDTBT THCS Bản Hon Địa chỉ: Bản Hon 1 xã Bản Hon huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến: Trong quá trình giáo dục chúng ta đang hướng tới một nền giáo dục chú trọng phát triển toàn diện về Đức, trí, thể, mĩ cho học sinh. Vì vậy giáo dục học sinh toàn diện không chỉ là dạy kiến thức phổ thông trên lớp mà cần xác định sau khi ra trường học sinh còn được trang bị những kĩ năng cần thiết để đi vào cuộc sống và đối diện với những va vấp đầu đời . Đó là việc rèn các kĩ năng sống cho học sinh. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong trường PTDTBT, về bản chất là hình thành và phát triển cho các em khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống Kĩ năng sống giúp thúc đẩy sự phát triển của mỗi cá nhân học sinh bán trú. Sinh hoạt, ăn ở tại trường nên về đặc điểm tâm lí, học sinh bán trú có sự hụt hẫng về đời sống tinh thần. Ở nhà, các em còn đang ở lứa tuổi được ông bà, cha mẹ chăm sóc, giúp đỡ. Ở trường, các em phải tự chăm lo cuộc sống của mình, tự phục vụ bản thân chịu tác động của rất nhiều yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn, thử thách, những áp lực và phải tự mình giải quyết vấn đề. Học sinh tiểu học thì non nớt, học sinh THCS ham hiểu biết, thích tìm tòi khám phá song còn thiếu quá nhiều những hiểu biết sâu sắc về xã hội, thiếu kinh nghiệm sống, dẽ bị lôi kéo, kích động. Việc giáo dục kĩ năng sống sẽ thúc đẩy những hành vi tích cực, giúp học sinh bán trú hòa nhập với môi trường nội trú, nâng cao chất lượng cuộc sống ở 3
  4. nội trú và làm giảm các vấn đề xã hội, giúp các em có khả năng vận dụng được những kiến thức đã học vào cuộc sống hằng ngày. Như vậy, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nói chung và học sinh bán trú ở trường PTDTBT chính là giúp học sinh biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực. Trường PTDTBT Bản Hon có 90 số học sinh ở bán trú, các em hầu hết đều là con em dân tộc thiểu số, gia đình đều làm nghề nông. Mô hình bán trú dân nuôi tạo thuận lợi về thời gian cũng như cơ sở vật chất, cơ hội để các em được giao lưu nhiều hơn. Các em được tổ chức một nếp sống văn minh, được rèn luyện các kĩ năng sống như ăn uống, ngủ nghỉ, được hướng dẫn lao động sản xuất, đi vệ sinh đúng cách giúp các em tăng cường kĩ năng sống, kĩ năng sử dụng Tiếng Việt. Đây là điều kiện để các em tiếp thu chương trình giáo dục tốt hơn. Có rất nhiều lí do dẫn đến tình trạng trên nhưng nhìn ở góc độ giáo dục, một phần là do khi còn ngồi trên ghế nhà trường các em chưa hình thành và rèn luyện được kĩ năng sống cần thiết cho cuộc sống hàng ngày. Hầu hết các giáo viên chúng ta mới chỉ chú trọng đến việc rèn luyện các kĩ năng học tập cho học sinh mà không để ý nhiều đến việc rèn cho các em kĩ năng sống để các em có khả năng đi vào cuộc sống. Trong nhiều năm qua việc rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả chưa cao, chưa thật sự như mong muốn và chưa có sáng kiến kinh nghiệm nào viết về vấn đề này hoặc có viết cũng chưa thật sự hiệu quả, phù hợp với đơn vị nhà trường. Với vai trò là giáo viên, đồng thời được giao trách nhiệm quản lí học sinh bán trú và với những trăn trở đã nêu trên ngay từ đầu năm học chúng tôi đã mạnh dạn tham mưu với ban giám hiệu và các đoàn thể để thực hiện sáng kiến hình thành và giáo dục kĩ năng sống cho học sinh bán trú thông qua hoạt động ngoại khóa tại trường PTDTBT THCS Bản Hon. Với những lí do nêu trên chúng tôi đã chọn đề tài:“ Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh bán trú thông qua hoạt động ngoại khóa tại trường PTDTBT THCS Bản Hon”. Khi thực hiện đề tài này chúng tôi hướng đến việc giải quyết những yêu cầu sau: 4
  5. - Trang bị cho học sinh những kĩ năng sống cơ bản nhất thông qua các hoạt động vui chơi trong thời gian ngoại khóa tại trường. - Xác định được thực trạng về việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động ngoại khóa như : hoạt động thể dục thể thao, múa hát, chơi những trò chơi dân gian, những trò chơi của địa phương. - Rèn cho học sinh tinh thần đoàn kết, trung thực, mạnh dạn trước đám đông cũng như trong bất cứ các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày. - Rèn học sinh có thái độ thân thiện với môi trường, yêu thiên nhiên và có trách nhiệm bảo vệ môi trường góp phần xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực. - Trong thực tiễn: Trên cơ cở cho học sinh bán trú tham gia các hoạt động tập thể trong giờ ngoại khóa tại trường qua đó đưa ra một số biện pháp để giáo dục kĩ năng sống cho các em. 2. Phạm vi triển khai thực hiện Phạm vi: Đề tài áp dụng cho học sinh bán trú trường PTDTBT THCS Bản Hon. 3. Mô tả sáng kiến a. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến Trường PTDTBT THCS Bản Hon được chuyển đổi từ trường THCS Bản Hon ngày 13 tháng 6 năm 2011. kể từ khi chuyển đổi sang mô hình trường PTDT BT nhà trường đã chú trọng đến các phương pháp quản lí và giáo dục học sinh bán trú. Tuy nhiên các phương pháp mới chỉ dừng ở mức độ đưa ra các nội quy, quy chế và các hình thức xử lí học sinh khi có dấu hiệu vi phạm. Từ phương pháp giáo dục này cho thấy giáo dục kĩ năng sống ít được quan tâm, các phương pháp giáo dục chưa chú trọng đến việc tích hợp giáo dục kĩ năng sống vào quản lí và giáo dục học sinh bán trú. Mặc dù đã có một số đề tài về giáo dục kĩ năng sống quản lí và giáo dục học sinh bán trú nhưng các đề tài đó đều giải quyết một cách biệt lập thiếu tính liên kết dẫn đến hiệu quả chỉ nằm ở các lĩnh vực có đề tài nghiên cứu. Nhìn từ các sự việc vi phạm của học sinh bán trú như: 5
  6. đánh nhau, phân biệt giữa các dân tộc như dân tộc Mông với dân tộc Lự, trộm cắp vặt như trộm tiền, đồ dùng của nhau, bì tị nhau trong công việc lao động vệ sinh, trốn khỏi khu bán trú đi chơi Điều đó cho thấy các phương pháp quản lí, nuôi dưỡng và giáo dục học sinh bán trú chưa hợp lí, chưa hiệu quả. Học sinh các em là người dân tộc thiểu số, tập quán sinh hoạt tại địa phương và gia đình còn lạc hậu, Ý thức tự giác trong các hoạt động tập thể còn yếu, còn ỷ lại vào nhau và vào các thầy cô giáo. Chưa có ý thức bảo vệ môi trường và bảo vệ thiên nhiên. Chưa có tinh thần đoàn kết, trách nhiệm trong lao động sản xuất. Giáo viên chưa linh động, sáng tạo khi tổ chức hướng dẫn kỹ năng, chưa phối hợp thực tiễn từ lý thuyết đến thực hành. Nhiều giáo viên chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công việc, chưa thực sự yêu học sinh như con. b. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến *Tính mới Sau khi áp dụng các biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa các em học sinh đã thay đổi nhận thức trong các hành vi, hoạt động của cá nhân tự tin tham gia mọi hoạt động của lớp, của trường của cộng đồng. Năng động, nhiệt tình hơn trong các hoạt động tập thể. Biết thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó chia sẻ những khó khăn vướng mắc trong học tập, lao động và vui chơi. * Cách thực hiện + Hoạt động tự học, tự rèn luyện của học sinh: Trong hoạt động này chúng tôi tập trung rèn các kỹ năng: - Nhận thức bản thân. - Xác định điểm mạnh, điểm yếu cho bản thân. - Xây dựng kế hoạch cho bản thân. - Khắc phục khó khăn để đạt được mục tiêu. Ngoài thời gian học tập chính khóa trên lớp, học sinh bán trú có nhiều thời gian dành cho việc tự học. Vì thế, học sinh rất cần được bồi dưỡng phương pháp tự học, tự rèn luyện để bổ sung, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng. Hoạt động thống 6
  7. nhất giữa giáo dục và tự giáo dục. Do đó chúng tôi tham mưu với Ban lãnh đạo xây dựng nội quy, lên kế hoạch cụ thể cho việc chỉ đạo và thực hiện các hoạt động ngoại khóa, các giáo viên xây dựng kế hoạch quản lí và hướng dẫn học sinh bán trú tự học trên lớp trong giờ tự học, tự rèn luyện để học sinh vươn lên đạt kết quả cao trong học tập. Xây dựng nề nếp tự học cho học sinh bán trú: học đúng giờ, có kế hoạch, có phương pháp học tập, có kết quả cụ thể; phát huy và đề cao tinh thần giúp đỡ bạn bè, kiên trì vượt khó, thương yêu đùm bọc lẫn nhau; khắc phục tính tự ti, e ngại của học sinh dân tộc nhất là học sinh nữ. + Các hoạt động văn hóa, văn nghệ: Hoạt động văn hóa văn, văn nghệ là hoạt động có tính truyền thông mang lại hiệu quả rất cao trong việc chuyền tải các thông điệp giáo dục tới học sinh, nhằm xây dựng nếp sống văn minh trong nhà trường PTDTBT, tạo cuộc sống vui tươi, lành mạnh, lôi cuốn học sinh vào các hoạt động thẩm mĩ, hấp dẫn học mà chơi, chơi mà học. Thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ đã giáo dục cho học sinh nếp sống có kỉ luật, trật tự, vệ sinh Tổ chức nhiều nội dung, chủ đề sẽ tạo cho học sinh một sân chơi bổ ích và mang lại hiệu quả thiết thực như hội diễn văn nghệ mừng ngày 20/10; 20/11; múa hát, viết báo tường, vẽ, trình diễn thời trang, các trò chơi dân gian, dân tộc thông qua các nội dung này kiến thức của học sinh sẽ được huy động tổng hợp ở tất cả các môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội. Qua hoạt động các kĩ năng đã được chú trọng rèn luyện cho học sinh như: - Kĩ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ. - Kĩ năng giao tiếp không lời. - Kĩ năng thuyết trình và nói trước đám đông. - Rèn kĩ năng tư duy tích cực và sáng tạo. - Kĩ năng quản lý thời gian, nghỉ ngơi tích cực, giải trí lành mạnh. + Hoạt động thể dục, thể thao: Trong hoạt động này chúng tôi tập trung rèn các kĩ năng: - Kĩ năng diễn đạt cảm xúc và phản hồi. 7