SKKN Một số biện pháp dạy học tích hợp nhằm nâng cao hiệu quả rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh trong hoạt động ngoài giờ lên lớp tại trường THPT Tịnh Biên

doc 26 trang sangkien 01/09/2022 8660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp dạy học tích hợp nhằm nâng cao hiệu quả rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh trong hoạt động ngoài giờ lên lớp tại trường THPT Tịnh Biên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_day_hoc_tich_hop_nham_nang_cao_hieu_qu.doc
  • docBia 1.doc

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp dạy học tích hợp nhằm nâng cao hiệu quả rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh trong hoạt động ngoài giờ lên lớp tại trường THPT Tịnh Biên

  1. Sáng kiến kinh nghiệm SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPT TỊNH BIÊN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Tịnh Biên, ngày tháng năm 20 BÁO CÁO Kết quả thực hiện sáng kiến A. Sơ lược lý lịch tác giả: - Họ và tên: TRỊNH THỊ MỸ LINH Nam, nữ: nữ - Ngày tháng năm sinh: 03/12/1981 - Nơi thường trú: 78/04, Sơn Đông, Nhà Bàng, Tịnh Biên, An Giang - Đơn vị công tác: Trường THPT Tịnh Biên - Chức vụ hiện nay: Tổ phó tổ TD- QP-HN-NG. - Lĩnh vực công tác: Giảng dạy hoạt động ngoài giờ lên lớp B. Tên sáng kiến: Một số biện pháp dạy học tích hợp nhằm nâng cao hiệu quả rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh trong HĐDHNGLL tại trường THPT Tịnh Biên. C. Lĩnh vực: Hoạt động dạy học ngoài giờ lên lớp Tóm tắt Với cuộc sống hiện đại bây giờ đòi hỏi mỗi cá nhân phải không ngừng cập nhật giá trị và hoàn thiện giá trị của mình. Để tồn tại và phát triển, với bắt kỳ ai, có nghề nghiệp để đảm bảo sự tồn tại của cuộc sống là vô cùng quan trọng. Đồng thời với đó là yêu cầu học tập, bồi dưỡng, rèn luyện không ngừng để nâng cao chất lượng học tập cũng như đời sống. Xã hội hiện đại có những thay đổi về kinh tế, văn hóa, xã hội và lối sống, một mặt sự phát triển của xã hội hiện đại làm cho chất lượng cuộc sống của con người ngày càng tốt hơn, nhưng mặt khác làm nảy sinh những vấn đề mới mà trước đây con người chưa gặp, chưa trải nghiệm, chưa biết cách đương đầu, đồng thời mức độ phức tạp, khó khăn của những vấn đề cũ đã gặp trước đây cũng có xu hướng tăng lên. Như vậy trong xã hội hiện đại con người càng cần có kỹ năng sống để thích nghi tốt hơn và nâng cao chất lượng cuộc sống. Bản thân là một giáo viên tôi nhận thấy để đạt được vấn đề trên, thì giáo viên có tầm quan trọng to lớn. Vì đào tạo ra một lực lượng, một con người như thế nào để bắt kịp với nhịp sống hiện đại và cũng tự rèn luyện chính bản thân người giáo viên một phong cách, một nền kiến thức mới. Hoạt động GDNGLL cũng là sự nối tiếp bổ sung hoạt động trên lớp, là con đường gắn lý luận với thực tiễn nhằm rèn luyện ký năng sống cho học sinh, tạo ra sản phẩm đáp ứng mục tiêu của xã hội và đáp ứng mục tiêu giáo dục. Đó cũng là mục tiêu của mỗi nhà trường, giáo viên giảng dạy HĐNGLL đang phấn đấu để đạt được. Trong số phương pháp dạy học bộ môn NGLL trong đó có tích hợp chiếm lĩnh cao và hiệu quả để đạt mục tiêu. Vì vậy đề dạy học NGLL theo hướng tích hợp một cách sâu sát thì bản thân giáo viên tận dụng mọi hiểu biết của bản thân, tìm hiểu thông tin, sáng tạo hoạt động mới để học sinh có thể phát huy và vận dụng mọi tiềm năng cũng như kiến thức vốn có của bản thân em để giải quyết các tình huống trong HĐNGLL. Từ đó giúp học sinh nắm vững kiến thức đã học, có Giáo viên : Trịnh Thị Mỹ Linh 1
  2. Sáng kiến kinh nghiệm khả năng liên hệ, liên kết các kiến thức bởi những vấn đề thực tiễn liên quan đến kiến thức khoa học; Vận dụng các kiến thức, kĩ năng vào trong học tập, trong cuộc sống giúp các em học đi đôi với hành; Giúp học sinh xây dựng thái độ học tập đúng đắn, phương pháp học tập chủ động, tích cực, sáng tạo; lòng ham học, ham hiểu biết; năng lực tự học; Hình thành cho học sinh kỹ năng quan sát, thu thập, phân tích và xử lý thông tin, hình thành phương pháp nghiên cứu khoa học; hình thành và phát triển kĩ năng nghiên cứu thực tiễn; Có tâm thế luôn luôn chủ động trong việc giải quyết những vấn đề đặt ra trong thực tiễn; Và đáp ứng đúng yêu cầu mục tiêu giáo dục đề ra. Tùy theo chủ đề của tháng chọn nội dung tích hợp cho phù hợp như phòng chống tham nhũng, tấm gương đạo dức Hồ Chí Minh, môi trường, sức khỏe sinh sản, hướng nghiệp, lối sống, tình yêu, tình bạn; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông nhằm giúp cho học sinh phát huy hết khả năng của bản thân rèn luyện kỹ năng sống để vươn lên phát triển toàn diện, góp phần xây dựng trường, lớp thân thiện, học sinh tích cực thi đua học tập. Trên cơ sở đó và thực tế về GDNGLL bản thân tôi rút số biện pháp dạy học tích hợp nhằm nâng cao hiệu quả rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh nên tôi đã chọn đề tài này làm sáng kiến kinh nghiệm và hi vọng có thể áp dụng cho giáo viên dạy NGLL nói riêng và các GVBM khác nói chung của trường ta cũng như các trường học khác trong Huyên và tỉnh nhà. D- Mục đích yêu cầu của sáng kiến: Nhà nước ta coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Theo phương hướng trên, nền giáo dục có trách nhiệm rất to lớn và nặng nề là góp phần đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ thành những chiến sĩ kiên cường bảo vệ những giá trị và thành quả của cách mạng, trung thành với Đảng và sự nghiệp của Tổ quốc và dân tộc, có khả năng biến kiến thức thành niềm tin chỉ đạo cho hành động, có sức đề kháng mạnh mẽ trước mọi ảnh hưởng của những tư tưởng độc hại đang xâm nhập, thẩm thấu, làm biến chất thế hệ trẻ của chúng ta. Dạy học hướng vào người học là luận điểm then chốt của lý luận dạy học hiện đại, là bản chất của đổi mới phương pháp dạy - học. Đổi mới về tổ chức lớp học, về tài liệu dạy- học, về phương pháp dạy - học, về đánh giá học sinh. Dạy học tích hợp là một trong các phương pháp đổi mới trong dạy học, một quan điểm dạy học nhằm hình thành và phát triển ở học sinh những năng lực cần thiết trong đó có năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết có hiệu quả các tình huống thực tiễn. I. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến Theo cách dạy trước đây, thói quen truyền đạt và tiếp thu kiến thức, kỹ năng rời rạc làm cho học sinh chỉ biết tiếp thu và vận dụng kiến thức một cách hạn chế chủ yếu để đối phó với các đợt kiểm tra, kỳ thi chứ các em chưa biết cách vận dụng kiến thức vào trong các môn khác cũng như trong thực tiển cuộc sống, nghĩa là có thể được nhồi nhét nhiều thông tin, nhưng không dùng được hay không biết cách vận dụng kiến thức đó. Còn đối với bộ môn NGLL: do quan điểm về bộ môn này là môn phụ, không lấy điểm nên học sinh có thái độ lơ là, chỉ đến lớp cho khỏi bị điểm danh và thậm chí có học sinh không đến tiết học này , còn thái độ và kết quả khi được giáo viên phân công nhiệm vụ thì không nhiệt tình và làm chưa có hiệu quả. Không chỉ đó là cách nhìn của học sinh mà có thể nói ngay cả bản thân người dạy HĐNGLL ở những năm học trước đây ( theo tìm hiểu qua trò chuyện với giáo viên được phân công kèm theo chủ nhiệm lớp) khi dạy tiết này cũng chỉ dạy cho có hay để học sinh tự làm, tự chơi chứ không hướng dẫn cụ thể các hoạt động để đạt được mục tiêu đề Giáo viên : Trịnh Thị Mỹ Linh 2
  3. Sáng kiến kinh nghiệm ra, chính vì thể giáo viên và học sinh không thấy được ý nghĩa thật sự của tiết hoạt động này. Bản thân tôi trong quá trình dạy học hoạt động ngoài giờ lên lớp ( HĐNGLL) tôi cũng có giảng dạy theo hướng tích hợp như vấn đề bạo lực gia đình, môi trường, tấm gương đạo đức Hồ Chí minh và cũng gợi mở cho học sinh áp dụng những kiến thức bộ môn giáo duc công dân, văn học vào trong các hoạt động của chủ đề hằng tháng chủ yếu giáo dục về đạo đức, nhưng chưa đi sâu vào nội dung, chưa khai thác hết vốn kiến thức học sinh học được cũng như năng lực, kỹ năng học sinh. II. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến Từ sau khi Bộ có hướng dẫn, nhấn mạnh ý nghĩa của vấn đề tích hợp trong dạy học, tôi đã dạy học theo hướng tích hợp một cách sâu sát về chiều sâu và chiều rộng của nội dung. Tận dụng, khai thác mọi hiểu biết của bản thân, tìm hiểu thông tin, sáng tạo hoạt động mới theo hướng tích hợp để học sinh có thể phát huy và vận dụng mọi tiềm năng cũng như kiến thức vốn có của bản thân em để giải quyết các tình huống trong HĐNGLL đồng thời cải cách giảm tải kiến thức không thực sự có giá trị sử dụng, để có điều kiện tăng tải kiến thức có ích. Từ tổng kết, rút kinh nghiệm, kết luận với những kết quả của mình, về bản chất cũng như thực trạng của quan điểm dạy học mới theo hướng tích hợp sau khi đã áp dụng cho các khối lớp 11,12 năm học 2014-2015 và khối 10,12 năm học này. Để bắt đầu cho quá trình chuẩn bị và song song thực hiện dạy học tích hợp ở các khối lớp đòi hỏi người giáo viên phải có một kế hoạch dạy học cụ thể, đầu tư nhiều cho tiết soạn giảng và hướng dẫn học sinh chuẩn bị các hoạt động, giáo viên phải biết cách tích hợp các khoa học, hướng dẫn cho học sinh cách thu thập, chọn lọc, xử lí các thông tin, đặc biệt là biết vận dụng các kiến thức học, biết liên hệ thực tế để chuẩn bị cho một chủ đề HĐDHNGLL theo hướng người học là luận điểm then chốt. Tuy nhiên, thời gian chuẩn bị soạn giảng và thực hiện nhiều nhưng không tránh khỏi những bất cập, hạn chế (về mức độ khó, dễ của nội dung, lựa chọn kiến thức yêu cầu tích hợp, hình thức hoạt động ) để tiết NĐNGLL đạt đúng mục tiêu đế ra cho học sinh . Trên cơ sở thực trạng này, sáng kiến của tôi đề xuất một số biện pháp dạy học tích hợp nhằm nâng cao hiệu quả rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh trong HĐDHNGLL tại trường THPT Tịnh Biên. Từ đó học sinh nắm vững kiến thức đã học, có khả năng liên hệ, liên kết các kiến thức bởi những vấn đề thực tiễn liên quan đến kiến thức khoa học; Vận dụng các kiến thức, kĩ năng vào trong học tập, trong cuộc sống giúp các em học đi đôi với hành; Giúp học sinh xây dựng thái độ học tập đúng đắn, phương pháp học tập chủ động, tích cực, sáng tạo; lòng ham học, ham hiểu biết; năng lực tự học; Hình thành cho học sinh kỹ năng quan sát, thu thập, phân tích và xử lý thông tin, hình thành phương pháp nghiên cứu khoa học; hình thành và phát triển kĩ năng nghiên cứu thực tiễn; Có tâm thế luôn luôn chủ động trong việc giải quyết những vấn đề đặt ra trong thực tiễn; Và đáp ứng đúng yêu cầu mục tiêu giáo dục đề ra. III. Nội dung sáng kiến 1/ Cơ sở lý luận “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp”. Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”. Giáo viên : Trịnh Thị Mỹ Linh 3