SKKN Một số biện pháp chỉ đạo tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả ở trường THPT Hoà Phú - Chiêm Hoá - Tuyên Quang

doc 32 trang sangkien 10520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả ở trường THPT Hoà Phú - Chiêm Hoá - Tuyên Quang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_to_chuc_thuc_hien_hoat_dong_gi.doc

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp chỉ đạo tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả ở trường THPT Hoà Phú - Chiêm Hoá - Tuyên Quang

  1. ThạchThạch ĐạiĐại ThánhThánh trườngtrườngtrường THPTTHPT HoàHoà PhúPhú –– ChiêmChiêm HoáHoá TuyênTuyên QuangQuang Phần mở đầu 1 . Lý do chọn đề tài. Thế kỷ XXI khoa học và công nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt, kinh tế tri thức ngày càng có vai trò nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất. Theo dự báo của các nhà tương lai học thì thế kỷ XXI là thế kỷ của sự bùng nổ kỳ diệu về trí tuệ của loài người. ở những thập niên đầu của thế kỷ XXI, giáo dục (GD) đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia. Nhất là khi Việt Nam đã trở thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Vấn đề đặt ra với ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) là phải chuẩn bị cho thế hệ trẻ như thế nào để đáp ứng được yêu cầu của những thập niên đầu thế kỷ, thích ứng được sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, tham gia tích cực và công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH-HĐH) đất nước. Nghị quyết TƯ IV khoáVII (1/1993) đã nhấn mạnh: "Giáo dục và Đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng, phát huy hiệu quả đào tạo con người lao động tự chủ năng động sáng tạo" Nghị quyết TƯ II Khoá VIII cũng xác định: “ Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của Giáo dục và Đào tạo là nhằm xây dựng con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc, và XHCN. Có đạo đức trong sáng, có ý trí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc, tiến lên Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước, giữ gìn và phát huy hiệu quả giá trị văn hoá dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân. Làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tổ chức kỷ luật, có sức khoẻ, là những người thừa kế xây dựng XHCN vừa hồng vừa chuyên như lời Bác dặn". Trong chiến lược giáo dục đào tạo 2001 - 2010 cũng chỉ rõ: “ Mục tiêu và nhiệm vụ của GD và ĐT là đào tạo con người đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Con người là nguồn nhân lực, là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Mục tiêu giáo dục và đào tạo là thực hiện giáo dục toàn diện: Đức - Trí - Thể - Mỹ, cung cấp học vấn phổ thông cơ bản, hệ thống và hướng nghiệp cho học sinh. Giúp học sinh tiếp cận với trình độ của các nước trong khu vực và trên toàn thế giới. Xây dựng thái độ học tập đúng đắn, phương pháp học tập tích cực, sáng tạo, lòng ham học hỏi, ham hiểu biết, năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống". Đại hội Đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X đã khẳng định: “ Đổi mới tư duy giáo dục một cách nhất quán, từ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp đến cơ cấu và hệ thống tổ chức, cơ chế quản lý để tạo được chuyển biến cơ bản và toàn diện của nền giáo dục nước nhà, tiếp cận với trình độ Học viện quản lý Giáo dục1 Lớp A2 Khoá 53
  2. ThạchThạch ĐạiĐại ThánhThánh trườngtrườngtrường THPTTHPT HoàHoà PhúPhú –– ChiêmChiêm HoáHoá TuyênTuyên QuangQuang giáo dục của khu vực và thế giới; khắc phục cách đổi mới chắp vá, thiếu tầm nhìn tổng thể thiếu kế hoạch đồng bộ. Phấn đấu xây dựng nền giáo dục hiện đại, của dân, do dân và vì dân, bảo đảm công bằng về cơ hội học tập cho mọi người, tạo điều kiện để toàn thể xã hội học tập và học tập suốt đời, đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước đất nước”. ( Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia-năm 2006) Chiến lược phát triển GD&ĐT đến năm 2020 của Chính phủ nêu : “ Để đi tắt, đón đầu từ một nước kém phát triển thì vai trò của giáo dục và khoa học - công nghệ lại càng có tính chất quyết định. Giáo dục phải đi trước một bước, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài để thực hiện thành công các mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế-xã hội ”. (Chiến lược phát triển GD&ĐT đến năm 2020. Bộ GD&ĐT, NXBGD-Hà nội 2000) Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XIV đã nêu rõ: "Tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và nhân viên trong các trường học đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ, đặc biệt coi trọng việc nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lương tâm, trách nhiệm nghề nghiệp". "Đổi mới toàn diện công tác quản lý nhà nước về giáo dục-đào tạo, phân công, phân cấp rõ trách nhiệm giữa ngành và cấp; lấy việc quản lý chất lượng làm nhiệm vụ trọng tâm". Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ Chiêm Hoá lần thứ XIX đã nêu rõ: " Tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục . Nâng cao một bước rõ rệt hơn về chất lượng GD&ĐT theo hướng phát huy tốt nhất năng lực trí tuệ của HS. Phấn đấu hàng năm có 35% giáo viên đạt khá, giỏi ". Hiện nay, đất nước ta đang trên đường đổi mới, sự nghiệp GD&ĐT đã và đang được Đảng và Nhà nước ta quan tâm đúng mức và đạt được những thành tựu to lớn. Cùng với sự nghiệp phát triển chung của đất nước thì sự nghiệp Giáo dục và đào tạo cũng không ngừng phát triển để đáp ứng nguồn nhân lực cho đất nước trong thời kỳ Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước, đào tạo ra những con người toàn diện để phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đưa đất nước vững bước tiến lên sánh vai cùng với bè bạn năm châu . Như vậy đào tạo con người phát triển toàn diện đã được cụ thể hoá trong các Nghị quyết và Chiến lược phát triển của Đảng cũng như của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Để làm được điều đó, trong chương trình đào tạo ở các cấp học, ngành học mà Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng, ngoài các môn học cung cấp kiến thức hàn lâm còn có các hoạt động bổ trợ, trong đó phải kể đến hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phù hợp với lứa tuổi học sinh nói chung, học sinh THPT nói riêng, là sự tiếp cận nối tiếp hoạt động văn hoá bằng các hình thức sinh hoạt hấp dẫn, nội dung phong phú góp phần củng cố, khắc sâu kiến thức, rèn luyện kỹ năng, bồi dưỡng tình cảm, xây dựng ý thức độc lập, tinh thần tự chủ, phát triển tính đoàn kết của học sinh. Hoạt động giáo dục ngoái giờ lên lớp Học viện quản lý Giáo dục2 Lớp A2 Khoá 53
  3. ThạchThạch ĐạiĐại ThánhThánh trườngtrườngtrường THPTTHPT HoàHoà PhúPhú –– ChiêmChiêm HoáHoá TuyênTuyên QuangQuang còn là 1 hoạt động phù hợp với yêu cầu của các em như: vui chơi, giải trí, văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao. Hiện nay hoạt động ngoài giờ lên lớp là một bộ phận quan trọng trong hoạt động giáo dục ở trường phổ thông nhằm góp phần hoàn thiện mục tiêu giáo dục; đặc biệt là đào tạo nhân cách học sinh, đáp ứng những yêu cấu đa dạng của đời sống xã hội. Thông qua hoạt động này, học sinh hoà nhập vào cuộc sống cộng đồng. Hoạt động ngoài giờ lên lớp đã được tổ chức triển khai thực hiện ở các trường THPT. Tuy nhiên nhiều trường vẫn chưa chú trọng đầu tư đúng mức, tổ chức còn tạn mản, mang tính hình thức đã dẫn đến việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của năm học còn hạn chế. Năm thứ hai thực hiện theo chương trình phân ban kết hợp với học tự chọn theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường THPT Hoà Phú đã xác định đúng đắn vai trò, vị trí của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và thực hiện kế hoạch một cách nghiêm túc. Tuy vậy trong quá trình thực hiện đã gặp không ít khó khăn, tồn tại. Xuất phát từ lý do khách quan và lý do chủ quan như đã trình bày ở trên, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài: " Một số biện pháp chỉ đạo tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả ở trường THPT Hoà Phú- Chiêm Hoá-Tuyên Quang" làm đề tài tiểu luận cuối khoá của mình. Qua đề tài bản thân mong tìm ra được cơ sở lý luận để áp dụng vào thực tiễn, đề ra những biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp giúp nhà trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục đã được đề ra. 2. Mục đích nghiên cứu. Thông qua đề tài nghiên cứu đề xuất một số biện pháp chỉ đạo tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả. Một số hoạt động bổ ích bổ trợ cho các hoạt động giáo dục trên lớp và rèn luyện đạo đức học sinh trong nhà trường. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu. 3.1. Qua đề tài xác định cơ sở lí luận, cơ sở pháp lý về công tác quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT Hoà Phú - Tuyên Quang. 3.2. Phân tích thực trạng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT Hoà Phú - Tuyên Quang. 3.3. Đề xuất một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT Hoà Phú - Tuyên Quang. Học viện quản lý Giáo dục3 Lớp A2 Khoá 53
  4. ThạchThạch ĐạiĐại ThánhThánh trườngtrườngtrường THPTTHPT HoàHoà PhúPhú –– ChiêmChiêm HoáHoá TuyênTuyên QuangQuang 4. Đối tượng nghiên cứu. Tập trung nghiên cứu vào công tác chỉ đạo tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. 5. Phạm vi nghiên cứu. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT Hoà Phú - Tuyên Quang, là một trường THPT ở miền núi phía bắc của tổ quốc. 6. Phương pháp nghiên cứu. 6.1- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: - Nghiên cứu các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng các cấp từ Trung ương đến địa phương; Các văn bản, Chỉ thị của Bộ GD&ĐT như: Luật giấo dục, Điều lệ trường Trung học, Chỉ thị năm học; Các văn bản của Sở GD&ĐT về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở Trường THPT. - Nghiên cứu Giáo trình, các tài liệu sư phạm liên quan đến hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở Trường THPT. 6.2- Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: - Tổng hợp các kinh nghiệm từ thực trạng, quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của cá nhân tại đơn vị trong hai năm học 2005-2006 và 2006-2007; trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp tại đơn vị và các học viên Khoá 53 của Học viện quản lý GD&ĐT. 6.3- Nhóm các phương pháp hỗ trợ: Xử lý số liệu, lập bảng biểu, thống kê. Học viện quản lý Giáo dục4 Lớp A2 Khoá 53
  5. ThạchThạch ĐạiĐại ThánhThánh trườngtrườngtrường THPTTHPT HoàHoà PhúPhú –– ChiêmChiêm HoáHoá TuyênTuyên QuangQuang Phần nội dung I. cơ sở khoa học 1. Cơ sở lý luận. Sự nghiệp giáo dục đào tạo ngay từ khi ra đời: Bác Hồ - vị lãnh tụ, nhà giáo mẫu mực của chúng ta đã đặt nền móng cho sự nghiệp phát triển giáo dục với phương châm: "Dân tộc - Khoa học - Đại chúng". Chủ trương trong việc giáo dục là phải chú trọng: "Đạo đức cách mạng, giác ngộ XHCH, giáo dục văn hoá, kỹ thuật và lao động sản xuất". Qua các giai đoạn phát triển khác nhau, tư tưởng giáo dục toàn diện của Hồ Chí Minh và của Đảng ta đã chính thức là kim chỉ nam cho hành động phát triển giáo dục. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, thời chiến hay thời bình, thời kỳ giáo dục khó khăn nhất hay hưng thịnh nhất thì sự nghiệp phát triển giáo dục vẫn luôn phải chú trọng đến giáo dục toàn diện cho học sinh. Những tư tưởng đó được thể hiện rõ ràng trong nguyên lý: " Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, nhà trường gắn liền với xã hội". Đặc biệt trong giai đoạn đổi mới hiện nay, tư tưởng giáo dục toàn diện cũng được thể hiện qua việc ở các mặt: Đức - Trí - Thể - Mỹ- Lao động. Nhằm hoàn thành và phát triễn nhân cách học sinh. 2. Cơ sở pháp lý. Dựa trên cơ sở luật giáo dục, điều lệ trường THPT, chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001 - 2010 của Đảng và Nhà nước Việt Nam, chỉ thị năm học 2007- 2008, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2007- 2008 của Bộ và Sở GD - ĐT ban hành để làm căn cứ tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Nhằm giáo dục học sinh trong trường THPT phát triển toàn diện. 2.1. Khái niệm. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một hoạt động giáo dục được thực hiện, có kế hoạch, có tổ chức nhằm góp phần thực thi quá trình đào tạo học sinh đáp ứng nhu cầu đa dạng của đời sống xã hội. Hoạt động này do nhà trường quản lý, tiến hành ngoài giờ học trên lớp. Nó được tiến hành xen kẽ hoặc nối tiếp chương trình dạy học trong phạm vi nhà trường hoặc trong đời sống xã hội được diễn ra trong suốt năm học và trong cả thời gian nghỉ hè để khép kín quá trình giáo dục, làm cho quá trình đó có thể thực hiện được ở mọi nơi, mọi lúc. 2.2. Vị trí của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. 2.2.1. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một bộ phận cấu thành trong hoạt động giáo dục. Học viện quản lý Giáo dục5 Lớp A2 Khoá 53