SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục ý thức tự học góp phần nâng cao hiệu quả học tập, phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh tại trường THPT Đô Lương 4

doc 32 trang Mịch Hương 27/09/2024 1380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục ý thức tự học góp phần nâng cao hiệu quả học tập, phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh tại trường THPT Đô Lương 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_duc_y_thuc_tu_hoc_gop_pha.doc

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục ý thức tự học góp phần nâng cao hiệu quả học tập, phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh tại trường THPT Đô Lương 4

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 4  SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO DỤC Ý THỨC TỰ HỌC GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP, PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 4 Lĩnh vực: Quản lý Tác giả: Nguyễn Bá Hùng Năm học: 2021-2022 Số điện thoại: 0946406777 Năm 2022 0
  2. 3.1. Mục tiêu các biện pháp 10 3.2. Các biện pháp thực hiện 11 Biện pháp 1: Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao nhận thức cho giáo viên, học sinh và các lực lượng xã hội về tầm 11 quan trọng của việc chỉ đạo ý thức tự học Biện pháp 2: Chỉ đạo đổi mới sinh hoạt lớp theo chủ đề trong đó có chủ 12 đề giáo dục ý thức tự học Biện pháp 3: Đổi mới công tác quản lý về hoạt động tự học của học 12 sinh Biện pháp 4: Tập huấn cho giáo viên công tác hướng dẫn học sinh kỹ 14 năng, phương pháp tự học Biện pháp 5: Tăng cường quản lý đổi mới phương pháp dạy học trên 15 lớp của giáo viên và phương pháp học tập của học sinh Biện pháp 6: Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của 16 học sinh Biện pháp 7: Động viên, khuyến khích, kích thích các hoạt động tự học của HS, thực hiện các HĐ NGLL hướng vào các điều kiện hỗ trợ hoạt 17 động tự học Biện pháp 8: Xây dựng thư viện, phát triển văn hóa đọc cho học sinh 18 Biện pháp 9: Tăng cường và đổi mới tổ chức hoạt động trải nghiệm 18 sáng tạo, qua đó giúp học sinh phát triển các phẩm chất, kỹ năng Biện pháp 10: Quản lý tự học trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và 20 dạy học trực tuyến 4. Thực nghiệm sư phạm 21 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 27 1. Kết luận 27 2. Kiến nghị 27 2
  3. PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ Văn bản số 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 03/10/2017 của Bộ GDĐT về việc hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017-2018 về phương pháp, hình thức dạy học đã chỉ rõ: “Chú trọng rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu sách giáo khoa để tiếp nhận và vận dụng kiến thức mới thông qua giải quyết nhiệm vụ học tập đặt ra trong bài học”. Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ GDĐT Ban hành Chương trình GDPT (có hiệu lực từ 15/02/2019) nêu rõ: “Những năng lực chung được hình thành, phát triển thông qua các môn học và hoạt động giáo dục: năng lực tự chủ và tự học ”. Đặc biệt năm học 2019-2020; 2020-2021, đại dịch Covid-19 xuất hiện làm ảnh hưởng đến mọi hoạt động của đời sống xã hội, trong đó có hoạt động dạy học. Học sinh trên cả nước đã phải nghỉ học một thời gian dài chống dịch. Để đáp ứng chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo là “Ngừng đến trường nhưng không ngừng học” thì việc rèn luyện cho học sinh khả năng tự học là rất quan trọng và để việc tự học của học sinh có hiệu quả cao giáo viên cần có hướng dẫn, định hướng. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Trong cách học phải lấy tự học làm cốt”. Tự học chính là thực chất của sự học, tự mình chủ động đến với tri thức và nâng cao tri thức ngoài phạm vi sách vở do nhà trường dạy cho. Việc nâng cao ý thức tự học giúp cho người học hiểu sâu, mở rộng, củng cố và ghi nhớ bài học một cách vững chắc nhờ vào khả năng tự phân tích, tổng hợp tài liệu, từ đó có khả năng vận dụng các tri thức đã học vào việc giải quyết những nhiệm vụ học tập mới. Đồng thời tự học giúp người học hình thành được tính tích cực, độc lập tự giác trong học tập cũng như nề nếp làm việc khoa học. Từ đó quyết định sự phát triển các phẩm chất nhân cách và quyết định chất lượng học tập của học sinh. Như vậy tự học là con đường gần nhất mở ra thế giới kỳ diệu cho sự nhận thức, khám phá và hành động. Thế nhưng trên thực tế hiện nay không ít học sinh không tự học mà dựa vào thầy cô ở các lớp học thêm, một số chưa biết cách tự học, một số chưa có ý chí nghị lực trong vấn đề tự học. Trước thực trạng đó, là một cán bộ quản lý chuyên môn của nhà trường, tôi thực hiện chỉ đạo một số biện pháp nâng cao ý thức tự học cho học sinh vừa trực tiếp vừa gián tiếp qua giáo viên hướng dẫn cách thức hoạt động để nâng cao hiệu quả học tập và hình thành cho các em phẩm chất, năng lực tự học hiệu quả. Xuất phát từ vai trò, vị trí của bản thân và nhu cầu hoạt động tự học hiện nay của học sinh THPT Đô Lương 4. Tôi thực hiện sáng kiến với đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục ý thức tự học góp phần nâng cao hiệu quả học tập, phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh tại trường THPT Đô Lương 4”. 4
  4. PHẦN 2: NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận 1.1. Học là gì? Học hay còn gọi là học tập, học hành, học hỏi là quá trình đạt được sự hiểu biết, kiến thức, hành vi, kỹ năng, giá trị, thái độ và sở thích mới. Quá trình học tập diễn ra ở mọi nơi, mọi chỗ và với mọi người như Lê-nin đã từng nói: “Học, học nữa, học mãi”. Học là việc góp nhặt và thu nhận kiến thức từ người khác truyền lại, rèn luyện thành kỹ năng, nhận thức. Các hình thức thu nhận kiến thức: Học ở trên lớp, học ở trường, học thầy, học bạn, trong đó tự học là hình thức học tập quan trọng đối với con người. Bản chất của việc học là quá trình nghiên cứu chuyên sâu, mở rộng các vấn đề, lĩnh vực mà mình muốn biết giúp chúng ta trau dồi kiến thức, tăng sự sáng tạo, trí tuệ và vận dụng điều đó vào cuộc sống xã hội. 1.2. Tự học là gì? Tự học là việc chủ động tự mình tìm tòi nghiên cứu, thu nhặt các kiến thức tự luyện tập để có kỹ năng. Tự học có thể hình thành từ việc tự bản thân nghiên cứu tìm hiểu mà không nhờ vả hay trông chờ vào bất cứ ai. Hoặc tự học còn có thể được hiểu là chúng ta dựa vào kiến thức được thầy cô giáo hoặc người đi trước cung cấp để dựa vào đó hình thành những bài học cho riêng mình. 1.3. Tự học quan trọng như thế nào? Từ xưa đến nay các bậc anh tài đã cho thấy việc tự học có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với tri thức của con người. Tự học giúp con người có thể hiểu biết, lĩnh hội tri thức một cách chủ động, toàn diện, hứng thú với các vấn đề trong sách vở, trong cuộc sống. Con người được tự làm chủ, quyết định vấn đề mà bản thân thích và nghiên cứu chúng. Tự học giúp con người ghi nhớ một cách lâu hơn do có sự chuẩn bị tìm tòi các kiến thức ấy. Tự học còn giúp việc vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn vào cuộc sống để làm những việc có ích và thiết thực. Không những thế tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác. Từ đó biết tự bổ sung những khiếm khuyết của mình để tự hoàn thiện bản thân. Không chỉ vậy tự học là con đường ngắn nhất và duy nhất để hoàn thiện bản thân và biến ước mơ thành hiện thực. Người có tinh thần tự học luôn chủ động, tự tin trong cuộc sống. Hiện nay thì hình thức tự học rất được đề cao, tự học được xem là hình thức học hiện đại. Kiến thức dựa trên sự chủ động nghiên cứu của người học chứ không 6