SKKN Một số biện pháp chỉ đạo dạy học, kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng tại trường THCS Phan Đình Phùng, huyện Krông Buk trong năm học 2010-2011

doc 20 trang sangkien 31/08/2022 6540
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo dạy học, kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng tại trường THCS Phan Đình Phùng, huyện Krông Buk trong năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_day_hoc_kiem_tra_danh_gia_theo.doc

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp chỉ đạo dạy học, kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng tại trường THCS Phan Đình Phùng, huyện Krông Buk trong năm học 2010-2011

  1. Mục lục Mục Nội dung Trang I Phần mở đầu 2 1 Lý do chọn đề tài 2 2 Mục đích nghiên cứu 2 3 Đối tượng nghiên cứu 2 4 Phạm vi nghiên cứu 2 5 Đóng góp của đề tài 2 Phần 2 – Nôi dung nghiên cứu 3 I Cơ sở lý luận 3 1 Một số khái niệm về chuẩn kiến thức, kỹ năng 3 2 Định hướng đổi mới PP dạy học THCS Phan Đình Phùng – Krông 4 Buk – Đăk Lăk 3 Một số yêu cầu đổi mới PP dạy học 5 4 Mục đích của đánh giá chất lượng 5 II Cơ sở pháp lý 6 III Thực trạng dạy học kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng 7 tại trường THCS Phan Đình Phùng 1 Thực trạng dạy học tại trường Phan Đình Phùng năm học 2009-2010 7 2 Thực trạng kiểm tra, đánh giá trong nhà trường 10 3 Trang thiết bị dạy học 10 IV Một số biện pháp chỉ đạo dạy học,kiểm tra đánh giá tại trường THCS 11-17 Phan Đình Phùng năm học 2010-2011 V Kết luận 18 VI Kiến nghị 19 Tài liệu tham khảo 20 1
  2. PHẦN I : MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài : Chương trình dạy học theo chuẩn kiến thức, chuẩn kỹ năng được Bộ giáo dục- Đào tạo ban hành Quyết định số 16/2006 ngày 05 tháng 05 năm 2006 .Qua hơn 4 năm thực hiện, thực tế cho thấy các trường THCS bước đầu đã vận dụng được chuẩn kiến thức, chuẩn kỹ năng trong giảng dạy, học tập, kiểm tra, đánh giá, song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông, chưa hạn chế được tình trạng quá tải trong giảng dạy, học tập, hạn chế việc dạy thêm, học thêm. Thực tiễn tại trường THCS Phan Đình Phùng, huyện Krông Buk trong thời gian qua mặc dầu được sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Phòng giáo dục & Đào tạo huyện Krông Buk, của Ban giám hiệu nhà trường về đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, nhưng qua 4 năm thực hiện, nhà trường vẫn còn không ít khó khăn để thực hiện tốt việc dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng.Với lý do trên tôi chọn đề tài : “Một số biện pháp chỉ đạo dạy học, kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng tại trường THCS Phan Đình Phùng, huyện Krông Buk trong năm học 2010-2011” 2.Mục đích nghiên cứu : Bước đầu đề xuất một số biện pháp chỉ đạo dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, chuẩn kỹ năng trong năm học 2010-2011 tại trường THCS Phan Đình Phùng, huyện Krông Buk. Nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. 3. Đối tượng nghiên cứu : Chỉ đạo dạy học, kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Hiệu trưởng trường THCS Phan Đình Phùng, huyện Krông Buk. Giải pháp đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với thực tiễn tại trường THCS Phan Đình Phùng, huyện Krông Buk. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lý luận - Phương pháp thực nghiệm sư phạm 5.Phạm vi nghiên cứu : Đề tài chỉ giới hạn trong phạm vi khuôn khổ đề xuất những giải pháp tổ chức dạy học, kiểm tra theo chuẩn kiến thức, kỹ năng ở trường THCS Phan Đình Phùng, huyện Krông Buk, tỉnh Đăk Lăk với yêu cầu bám sát và nâng cao kiến thức cho học sinh. 6. Đóng góp của đề tài 2
  3. - Định hướng cho giáo viên trường THCS Phan Đình Phùng dạy học, kiểm tra, theo chuẩn kiến thức, kỹ năng cho phù hợp với điều kiện giáo viên, học sinh, phương tiện dạy học hiện có của nhà trường. PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: I/ Cơ sở lý luận : 1.Một số khái niệm về chuẩn kiến thức, chuẩn kỹ năng: 1.1 Chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông: Chuẩn kiến thức, chuẩn kỹ năng của chương trình môn học là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, của môn học mà học sinh cần phải và có thể đạt được sau mỗi đơn vị kiến thức( mỗi bài, chủ đề, chủ điểm, mô đun). Chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình cấp học là các yêu cầu cơ bản về kiến thức, kỹ năng mà học sinh cần phải và có thể đạt được sau từng giai đoạn học tập trong cấp học. 1.2 Căn cứ của chuẩn kiến thức, chuẩn kỹ năng: - Biên soạn sách giáo khoa và các tài liệu hướng dẫn dạy học, kiểm tra, đánh giá, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá. - Chỉ đạo, quản lý, thanh kiểm tra thực hiện dạy học, kiểm tra, đánh giá, sinh họat chuyên môn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên. - Xác định mục tiêu của mỗi giờ học, mục tiêu của quá trình dạy học đảm bảo chất lượng giáo dục. - Xác định mục tiêu kiểm tra, đánh giá với từng bài kiểm tra, bài thi, đánh giá kết quả giáo dục từng môn học, lớp học, cấp học. 1.3 Các mức độ về kiến thức, kỹ năng: Kiến thức, kỹ năng phải dựa trên cơ sở phát triển năng lực, trí tuệ học sinh từ các mức độ đơn giản đến phức tạp, nội dung bao hàm các mức độ khác nhau của nhận thức. 1.3.1 Các mức độ về kiến thức như sau: - Biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin có trước đây. - Hiểu: Là khả năng hiểu được, nắm được ý nghĩa của các khái niệm, hiện tượng, sự vật, giải thích chứng minh được. - Vận dụng: Là khả năng vận dụng kiến thức đã học vào một hoàn cảnh cụ thể mới - Phân tích: Là khả năng phân chia một thông tin ra thành các phần thông tin nhỏ sao cho có thể hiểu được cấu trúc và thiết lập được mối liên hệ phụ thuộc lẩn nhau giữa chúng. - Đánh giá: Là khả năng xác định giá trị của thông tin. 3
  4. - Sáng tạo: Là khả năng tổng hợp, sắp xếp các thông tin để sáng lập một hình mẫu mới. 1.3.2 Các mức độ về kỹ năng: Kỹ năng được xác định theo 3 mức độ: - Thực hiện được. - Thực hiện thành thạo. - Thực hiện sáng tạo. 2.Định hướng đổi mới phương pháp dạy học Cốt lõi của đổi mới phương pháp dạy học là hướng tới họat động học tập tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, chống lại thói quen học tập thụ động. Đổi mới phương pháp dạy học bao gồm đổi mới nội dung và hình thức họat động của giáo viên và học sinh, đổi mới hình thức tổ chức dạy học, đổi mới hình thức tương tác xã hội trong dạy học, đổi mới kỹ thuật dạy học với định hướng: - Bám sát mục tiêu giáo dục phổ thông. - Phù hợp với nội dung dạy học cụ thể. - Phù hợp với lứa tuổi học sinh. - Phù hợp với cơ sở vật chất, các điều kiện dạy học của nhà trường. - Phù hợp với việc đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học. - Kết hợp giữa việc tiếp thu và sử dụng có chọn lọc, có hiệu quả các phương pháp dạy học tiên tiến, hiện đại với việc khai thác những yếu tố của phương pháp dạy học truyền thống. - Tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học, thiết bị dạy học và đặc biệt lưu ý đến những ứng dụng của công nghệ thông tin. 3 Một số yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học: 3.1 Yêu cầu đối với cán bộ quản lý cơ sở giáo dục : - Nắm vững chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông của Đảng, nhà nước. Nắm vững mục đích, yêu cầu nội dung đổi mới thể hiện cụ thể trong các văn bản chỉ đạo của ngành, trong chương trình sách giáo khoa, phương pháp dạy học, sử dụng phương tiện dạy học, thiết bị dạy học, hình thức tổ chức dạy học, kỹ thuật dạy học và đánh giá kết quả giáo dục. - Nắm vững yêu cầu dạy học bám sát chuẩn kiến thức, chuẩn kỹ năng trong chương trình giáo dục phổ thông, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên, động viên khuyến khích giáo viên đổi mới phương pháp dạy học. - Có biện pháp quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường một cách hiệu quả, thường xuyên kiểm tra, đánh giá các họat động dạy học theo định hướng dạy học bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng đồng thời tích cực đổi mới phương pháp dạy học. - Động viên, khen thưỏng kịp thời những giáo viên thực hiện có hiệu quả, đồng thời phê bình, nhắc nhở những người chưa tích cực đổi mới phương pháp dạy học, dạy quá tải do không bám sát chuẩn kiến htức, kỹ năng. 3.2 Yêu cầu đối với giaó viên: 4
  5. - Bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng để thiết kế bài giảng, mục tiêu của bài giảng là yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kỹ năng . Dạy không quá tải và không hoàn toàn lệ thuộc vào sách giáo khoa, việc khai thác sâu kiến thức phải phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh. - Thiết kế, tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện các họat động học tập với các hình thức đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn, phù hợp với đặc trưng bài học, với đặc điểm và trình độ học sinh, với điều kiện cụ thể của từng lớp, trường. - Động viên khuyến khích, tạo cơ hội và điều kiện cho học sinh được tham gia một cách tích cực, chủ động sáng tạo vào quá trình khám phá, phát hiện kỹ năng, đã có của học sinh, tạo niềm vui hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập cho học sinh, giúp các em phát triển tối đa năng lực, tiềm năng của bản thân. - Thiết kế và hướng dẫn học sinh thực hiện các dạng câu hỏi, bài tập phát triển tư duy, và rèn luyện kỹ năng , hướng dẫn sử dụng thiết bị dạy học, tổ chức có hiệu quả các giờ thực hành, hướng dẫn học sinh có thói quen vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. - Sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách hợp lý, hiệu quả linh họat, phù hợp với đặc trưng của cấp học, môn học phù hợp với thời lượng dạy học và các điều kiện dạy học cụ thể của nhà trường. 3.3 Yêu cầu đối với học sinh : - Tích cực suy nghĩ, chủ động tham gia các họat động học tập để tự khám phá và lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kỹ năng, xây dựng thái độ và hành vi đúng đắn. - Tích cực sử dụng thiết bị, đồ dùng học tập, thực hành thí nghiệm, thực hành vận dụng kiến thức đã học để phân tích, đánh giá để rút ra thực tiển, xây dựng kế hoạch học tập phù hợp với khả năng và điều kiện. - Mạnh dạn trình bày và bảo vệ ý kiến, quan điểm cá nhân, tích cực thảo luận, tranh luận đặt câu hỏi cho bản thân, cho thầy cho bạn. - Biết tự đánh giá các ý kiến, quan điểm, các sản phẩm họat động học tập của bản thân và bạn bè. 4. Mục đích của đánh giá chất lượng: 4.1 Đánh giá chất lượng giáo dục nhằm xác định mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn của đối tượng được đánh giá nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, thông báo công khai với các cơ quan quản lý nhà nước và xã hội về thực trạng chất lượng giáo dục, để cơ quan chức năng đánh giá và công nhận đối tượng đạt chuẩn chất lượng giáo dục. 4.2 Kết quả đánh giá chất lượng: - Giúp học sinh biết được khả năng học tập của mình so với yêu cầu của chương trình, xác định nguyên nhân thành công cũng như chưa thành công, từ đó điều chỉnh phương pháp học tập, phát triển kỹ năng tự đánh giá. 5