SKKN Một số biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên ở trường THPT Quảng Uyên – Tỉnh Cao Bằng - Năm học 2006-2007
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên ở trường THPT Quảng Uyên – Tỉnh Cao Bằng - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_boi_duong_chuyen_mon_nghiep_vu.doc
Nội dung text: SKKN Một số biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên ở trường THPT Quảng Uyên – Tỉnh Cao Bằng - Năm học 2006-2007
- một số Biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trường THPT quảng uyên - Tỉnh Cao Bằng Đặt vấn đề 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục ngày nay được coi là nền móng của sự phát triển khoa học kỹ thuật và đem lại sự thịnh vượng cho nền kinh tế quốc dân vì lẽ đó, có thể coi giáo dục đồng nghĩa với sự phát triển. Có thể khẳng định rằng không có giáo dục thì không có bất cứ sự phát triển nào đối với con người, đối với kinh tế văn hoá. “Giáo dục và đào tạo là chìa khoá để mở cửa tiến vào tương lai.”. Như sinh thời Bác Hồ kính yêu đã từng dạy: “Muốn có xã hội XHCN phải có những con người XHCN. Đó là những con người được giáo dục, được đào tạo, có kiến thức văn hoá, khoa học, có kỹ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ, sáng tạo và có kỷ luật, giàu lòng yêu nước, yêu CNXH, sống lành mạnh, đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước”. Trong thực tế muốn đào tạo được những con người phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và dân chủ xã hội; Hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc ( Điều 2 luật giáo dục ). Trong các nhà trường thì vai trò của đội ngũ cán bộ giáo viên đóng vai trò then chốt. Vì vậy phải coi trong công tác xây dựng đội ngũ giáo viên “Vừa hồng, vừa chuyên” đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, có như vậy mới đáp ứng được mục tiêu giáo dục mà Đảng và Nhà nước giao phó. Trong thực tế, việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên luôn là vấn đề được Đảng, Nhà nước và các cấp quản lý giáo dục nhất là các nhà trường phổ thông đặc biệt quan tâm. Việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong trường THPT là một biện 1
- pháp mà người quản lý luôn phải quan tâm hàng đầu nhằm xây dựng đội ngũ đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển thực tế xã hội của đất nước, yêu cầu phát triển giáo dục nói chung và yêu cầu phát triển của nhà trường PTTH nói riêng. Trường THPT Quảng uyên chúng tôi có bề dày thành tích qua 45 năm xậy dựng và trưởng thành là cái nôi giáo dục của huyện nhà .Trong những năm qua chất lượng giáo dục ngày càng tăng . Trường đã có học sinh giỏi cấp tỉnh và cấp quốc gia. Đội ngũ giáo viên thì thiếu, năng lực chuyên môn chưa đáp ứng được đổi mới phương pháp dạy học.Năm học 2006 - 2007 là năm đầu tiên dạy học theo phương pháp đổi mới. Chính vì vậy đòi hỏi ở người thày phải giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu đó. Nhằm để nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên trong trường PTTH Quảng Uyên, trong những năm qua Ban giám hiệu trường chúng tôi đã xác định được việc bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên là việc làm quan trọng và cần thiết, song còn nhiều bất cập chưa đạt được kết quả như mong muốn. Chính vì những lý do trên nên tôi tìm “Một số biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên ở trường THPT Quảng Uyên – Tỉnh Cao Bằng Năm học 2006 - 2007”. Giải quyết vấn đề Những cơ sở khoa học của việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trường PTTH. 1.- Cơ sở lý luận Đội ngũ giáo viên là lực lượng chủ yếu, quan trọng nhất trong tập thể sư phạm nhà trường, là lực lượng trực tiếp thực hiện mục tiêu, kế hoạch giảng dạy, giáo dục của nhà trường, là người tạo nên uy tín, chất lượng hiệu quả cho nhà trường. Xây dựng và phát triển đội ngũ là thực hiện quan điểm về “Giáo dục là quốc sách” và thực hiện nghị quyết TW 4 khoá 8: “Khâu then chốt đó thực hiện chiến lược phát triển giáo dục và phải đặc biệt chăm lo đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn hoá đội ngũ giáo viên cũng như 2
- cán bộ quản lý giáo dục và chính trị, tư tưởng, đạo đức và nâng cao năng lực chuyên môn”. Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 ban chấp hành trung ương Đảng khoá 8 đã nêu “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh. Giáo viên phải có đủ đức, đủ tài”. Nghị quyết của hội nghị trung ương 4 khoá VI cũng đặc biệt quan tâm đến xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và đội ngũ nhà giáo cần có đủ sức đủ tài để chấn hưng nền giáo dục nước nhà và chú trọng việc nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất lối sống của nhà giáo đặc điểm của của lao động sư phạm đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải thường xuyên học tập, rèn luyện, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng. . Giáo dục là nền tảng của sự phát triển KH – CN , phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại. Đổi mới giáo dục đang diễn ra trên quy mô toàn cầu. Bối cảnh trên đã tạo ra nên những thay đổi sâu sắc trong giáo dục. Nhà giáo không chỉ truyền đạt tri thức mà phải chuyển sang cung cấp cho người học phương pháp thu nhận thông tin một cách có hệ thống, có tư duy phân tích và tổng hợp. Đảng, Nhà nướcvà nhân dân ta ngày càng coi trọng vai trò của giáo dục, quan tâm nhiều hơn và đòi hỏi giáo dục phải đổi mới và phát triển đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của mọi tầng lớp nhân dân về học tập. Để đổi mới giáo dục thì người thầy giáo có vai trò vô cùng quan trọng “Là người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển quá trình giảng dạy và quyết định chất lượng giáo dục”. Nói như vậy ta không có ý phủ nhận vai trò của người học mà ta phải coi người học là chủ thể trong quá trình tiếp nhận tri thức, nhưng chủ thể ấy vẫn phải tồn tại có sự hướng dẫn gợi mở của người thầy để người học tiếp thu một cách sáng tạo. Với một vị trí quan trọng như vậy, người thầy giáo phải có những tiêu chuẩn về phẩm chất và chuyên môn – nghiệp vụ mới có thể đáp ứng được những yêu cầu của xã hội hiện nay. 3
- Như vậy việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nhà giáo là việc làm hết sức quan trọng, quyết định sự phát triển của mỗi nhà trường. Do đó người cán bộ quản lý nhà trường phải coi đây là công việc đầu tiên , giữ vai trò quyết định đối với chất lượng giảng dạy và giáo dục của nhà trường. .2- Cơ sở thực tiễn. Trường THPT Quảng Uyên hiện nay là một trong những trường THPT lớn của tỉnh Cao Bằng .Trong những năm qua mặc dù cơ sở vật chất còn thiếu. Giáo viên thiếu . Điều kiện sống của giáo viên còn khó khăn nhưng các thầy giáo luôn tâm huyết với nghề. Luôn dạy học với tinh thần và trách nhiệm cao nhất. Vì vậy trong các năm học 2003, 2004, 2005 trường đã có nhiều học sinh giỏi cấp tỉnh và cấp quốc gia. Nhưng để đáp ứng yêu cầu về nâng cao chất lượng đội ngũ thì vẫn cần phải tiếp tục bồi dưỡng và tự bồi dưỡng. Đội ngũ giáo viên THPT hiện nay , hầu hết được đào tạo chính quy bậc Đại hoc. Từ khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới , Sự nghiệp giáo dục được toàn Đảng , toàn dân quan tâm đúng mức. Người thầy đã được quan tâm về vật chất, tinh thần và có vị thế trong xã hội. Các trường ĐH sư phạm đã thu hút được nhiều những sinh viên giỏi, tâm huyết với nghề vào học tập. Đội ngũ giáo viện ở trường THPT Quảng Uyên trong những năm qua luôn thiếu về số lượng vừa yếu về chất lượng , trình độ giáo viên còn một số chưa đạt chuẩn Đại học (Môn tiếng Anh, môn Thể dục ở trình độ Cao đẳng). Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học còn thiếu, không đồng bộ, lạc hậu, trình độ chuyên môn của giáo viên không đồng đều, năng lực hạn chế. Điều này ảnh hưởng nhiều đến việc nâng cao chất lượng giảng dạy và kết quả giáo dục của nhà trường 2.1 Đánh giá chung: Thuận lợi : Đội ngũ giáo viên của trường đều được đào tạo chính quy, đa số giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt, có lòng nhiệt tình và say mê với công việc. 4
- Nhiều giáo viên đã được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh nhiều năm, có kinh nghiệm giảng dạy và giáo dục học sinh ,tận tâm vời nghề. Khó khăn: Tuy có những thuận lợi như trên, trường THPT Quảng Uyên chúng tôi còn gặp một số khó khăn sau: - Trình độ giáo viên còn hạn chế , chưa đồng đều ở các bộ môn , một số giáo viên chưa đạt chuẩn: 4 đ/c (trình độ cao đẳng năm 2005). - Một số giáo viên trẻ nhiệt tình song chưa có kinh nghiệm, một số giáo viên tinh thần học hỏi chưa cao , còn ngại việc, ngại đi dự giờ thăm lớp, chưa sát sao với lớp chủ nhiệm. - Một số giáo viên tuổi cao thì hay bảo thủ với những phương pháp dạy học cổ truyền, truyền thụ một chiều không phát huy được tính tích cực của học sinh. - Chất lượng của học sinh đầu vào còn thấp, không đồng đều cũng là một khó khăn lớn của trường trong việc nâng cao chất lượng dạy và học trường. 2 .2 Quá trình nghiên cứu : - Trong quá trình đổi mới phương pháp theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh thì nhiều giáo viên còn lúng túng trong việc soạn giảng và truyền thụ kiến thức cho học sinh, việc sử dụng đồ dùng thí nghiệm còn lúng túng , năng lực chuyên môn hạn chế, khả năng bao quát lớp còn yếu, một số giáo viên tuy có kiến thức nhưng không có phương pháp sư phạm nên việc truyền thụ bài giảng cho học sinh kém hiệu quả, dẫn đến học sinh không hiểu bài và gây mất trật tự trong giờ học, giáo viên thì bất lực. - Về công tác chủ nhiệm lớp: Do đội ngũ giáo viên có nhiều giáo viên trẻ, kinh nghiệm chủ còn ít, lại chưa sâu sát với học sinh , chưa nắm chắc được điều kiện hoàn cảnh của từng học sinh nên gặp khó khăn khi giáo dục học sinh nhất là đối với học sinh cá biệt. Giáo viên chủ yếu lấy quyền để mắng và phạt học sinh là chính mà chưa dùng các biện pháp giáo dục và thuyết phục bằng tình cảm để cảm hóa học sinh . Mặt khác một số giáo viên nắm chưa chắc một số văn bản, chủ trương nhất là về xây dựng, đóng góp tiền và lao động 5
- Nên giải thích cho phụ huynh học sinh không rõ ràng gây bức xúc trong phụ huynh học sinh. - Công tác tự bồi dưỡng, tự đọc, tự học của giáo viên đã có nhưng nặng về hình thức, chưa thường xuyên , chưa sâu. Cơ sở vật chất thiết bị dạy học còn thiếu trầm trọng : Trường chưa có phòng thí nghiệm theo tiêu chuẩn, chưa có phòng học bộ môn, chưa có nhà đa năng nên ảnh hưởng nhiều đến việc chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học cho đội ngũ giáo viên của trường . 2.3 – Một số vấn đề đặt ra trong chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên trường THPT Quảng Uyên. Ban giám hiệu trường đã xác định việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên trong trường là một nhiệm vụ then chốt, cần phải làm ngay để đáp ứng nhu cầu của học sinh và nhu cầu của xã hội. Là một phó hiệu trưởng phụ trách công tác chuyên môn của trường tôi xin đề cập đến một số biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn , nghiệp vụ cho giáo viên như sau: 2.5.1 - Bồi dưỡng tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức. 2.5.2 – Bồi dưỡng kiến thức, năng lực chuyên môn cho giáo viên 2.5.3 – Bồi dưỡng kỹ năng sư phạm Một số biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn , nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trường THPT Quảng uyên - Cao Bằng. 1 – Bồi dưỡng về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức lý tưởng nghề nghiệp cho giáo viên. Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là biện pháp quan trọng nhất quyết định chất lượng dạy và học của một nhà trường, nhà trường chỉ đạt được hiệu quả giáo dục cao khi có một đội ngũ giáo viên kiên định về tư tưởng chính trị, có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn vững vàng. Để nâng cao hiệu quả của công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cần phải có kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên, liên tục trước mắt và lâu 6