SKKN Một số biện kiểm tra đánh giá giờ dạy trên lớp của giáo viên trường Tiểu học Phú Mỹ 2

doc 15 trang sangkien 7360
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện kiểm tra đánh giá giờ dạy trên lớp của giáo viên trường Tiểu học Phú Mỹ 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_kiem_tra_danh_gia_gio_day_tren_lop_cua_giao.doc

Nội dung text: SKKN Một số biện kiểm tra đánh giá giờ dạy trên lớp của giáo viên trường Tiểu học Phú Mỹ 2

  1. Đề tài: MỘT SỐ BIỆN KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỜ DẠY TRÊN LỚP CỦA GIÁO VIÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚ MỸ 2 Người viết: Trần Văn Tấn Hiệu trưởng trường TH Phú Mỹ 2, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Như chúng ta ai củng đã biết. Trong quá trình GD- ĐT con người, giờ học lên lớp là yếu tố quan trọng, cơ bản nhất có tính chất quyết định và ảnh hưởng đến hiệu quả đào tạo giáo dục của nhà trường phổ thông nó còn mang tính chất bắt buộc đối với người đi học. Kiến thức lỉnh hội và tích lũy được phải trên cơ sở chương trình do Bộ GD&ĐT ban hành. Cho nên giờ học chiếm phần lớn thời gian của quá trình đào tạo ở trường phổ thông. Hoạt động dạy và học trên lớp được thể hiện chủ yếu bằng các hình thức những giờ dạy trên lớp với các hệ thống bài học và vấn đề liên quan mà người dạy sử dụng mang lại hiệu quả tốt nhất. Để mang lại hiệu quả tối ưu nhất vì vậy, giờ dạy trên lớp của người giáo viên nó phản ánh toàn bộ kiến thức và những gì họ tích lũy được, với những kinh nghiệm thực tế đã được trao dồi, đã luyện tập và học hỏi. Bậc học sinh tiểu học là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, chính vì vậy có một vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh, tạo điều kiện tốt nhất để các em có đủ điều kiện học lên lớp trên. Hiệu trưởng phải quan tâm đầy đủ đến nhiệm vụ dạy- học của giáo viên, học sinh, phải coi đây là nhiệm vụ cơ bản, nhiệm vụ chính trong công tác quản lý của mình. Trong thực tế, nhận thức của giáo viên tiểu học về công tác bồi dưỡng chuyên môn còn hạn chế, chưa đúng, chưa đủ về vị trí, vai trò của công tác này trong nhà trường; hoặc việc tổ chức triển khai công tác này thiếu sự tuân thủ những nguyên tắc nhất định; nội dung của công tác bồi dưỡng chuyên môn nhiều khi thực hiện chưa đầy đủ, thiếu kế hoạch; biện pháp chỉ đạo triển khai công tác này chưa khoa học, không thường xuyên Đó là nguyên nhân thực
  2. tiễn dẫn đến kết quả công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong các trường tiểu học còn hạn chế. Đó là hiện nay trường chúng tôi còn gặp khó khăn về đội ngũ giáo viên mới về trường còn yếu về năng lực chuyên môn, chưa nắm được những đổi mới trong nội dung và phương pháp giảng dạy, gặp khó khăn lúng túng trong phương pháp dạy học trên lớp. Điều đó dẫn đến chất lượng giảng dạy của nhà trường chưa cao. Chính vì thế mà hiệu trưởng cần phải tăng cường công tác dự giờ, thăm lớp, kiểm tra, đánh giá xếp loại giờ dạy trên lớp của giáo viên. Xuất phát từ những lí do cơ bản trên nên tôi đưa ra “ Một số biện pháp kiểm tra, đánh giá giờ dạy trên lớp của giáo viên trường tiểu học Phú Mỹ 2” nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường hiện nay. II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1. Một số đặc điểm tình hình chung. Trường tiểu học Phú Mỹ 2 Trong Năm học 2010-2011 nhà trường có 15 lớp, 414 Học sinh, đủ phòng chức năng và hoàn thành hồ sơ để công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. a.Về tình hình đội ngũ cán bộ giáo viên nhà trường: Tổng số: 26 đ/c , Trong đó: - Ban giám hiệu: 02 đồng chí - Giáo viên đứng lớp: 18 đồng chí - Kế toán + thủ quỹ: 02 đồng chí - Thư viện: 01 đồng chí - Đoàn đội: 01 đồng chí b. Về trình độ đào tạo và chất lượng đội ngũ: Tổng số Trình độ đào tạo Năm học giáo viên Trên chuẩn Chuẩn Dưới chuẩn 2009-2010 20 09 11 0 2010-2011 21 13 08 0 *Thành tích của đội ngũ giáo viên trong những năm gần đây: Danh hiệu thi đua
  3. Năm học Giáoviên dạy Giáo viên dạy Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh giỏi cấp huyện giỏi cấp trường 2009-2010 1 01 10 2010-2011 Không tổ chức 02 11 Qua bảng thành tích trên ta thấy danh hiệu thi đua của giáo viên ngày một tăng, điều đó thể hiện chất lượng đội ngũ giáo viên ngày một đi lên, đặc biệt là giáo viên dạy giỏi cấp trường và cấp huyện tăng. c.Chất lượng mũi nhọn: Học sinh giỏi các cấp Năm học Huyện Tỉnh 2009-2010 09 0 2010-2011 12 01 d. Cơ sở vật chất và thiết bị: Nhà trường hiện nay có tổng số phòng học 11 phòng, đủ phòng cho 15 lớp học 2 ca,hiện nay nhà trường đủ các phòng chức năng có đủ sân chơi, bãi tập, đã bê tông hóa sân trường, đường đi trong khuôn viên. Các phòng học có đầy đủ bàn ghế cho học sinh và giáo viên. Nhà trường có tường rào bao sung quanh điểm tập trung và điểm trường lẻ, có cổng sắt đảm bảo trật tự an toàn. * Những khó khăn của nhà trường: Bên cạnh những mặt mạnh và thành tích đạt được thì nhà trường cũng gặp phải một số khó khăn nhất định: Địa bàn xã rộng, sông ngòi chằng chịt việc đi lại giáo viên, học sinh gặp nhiều khó khăn. Còn khoảng 25% phụ huynh học sinh chưa quan tâm đến giáo dục, học sinh chưa ham học. Giáo viên còn thiếu giáo viên ngoại ngữ. Trong các năm học vẫn còn một số ít giáo viên xếp loại về chuyên môn mới đạt loại đạt yêu cầu Số giáo viên tham gia các kì thi cấp huyện có đạt giải nhưng chưa cao. 2. Thực trạng công tác kiểm tra đánh giá giờ dạy trên lớp của giáo viên. a. Thuận lợi:
  4. Việc kiểm tra đánh giá giờ lên lớp của giáo viên dựa vào các quy định, văn bản, Nghị quyết, thông tư v.v của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Sở GD& ĐT và của phòng GD&ĐT Phú Tân về công tác thanh tra, kiểm tra. Đối với trường Tiểu học chúng tôi việc kiểm tra, đánh giá giờ lên lớp của giáo viên được tiến hành thường xuyên. Công việc này đả được tổ chuyên môn, ban chỉ đạo, giáo viên nhận thức một cách rỏ ràng. Giáo viên đả có sự chuẩn bị về tinh thần không cảm thấy ngại ngùng lo âu khi có đoàn kiểm tra, các hoạt động của nhà trường được thực hiện một cách nhiệp nhàng thường xuyên theo kế hoạch. b. Khó khăn: Việc kiểm tra đánh giá giờ lên lớp của giáo viên tuy có nề nếp, có hiệu quả tương đối tốt, song vẩn còn một số ít cá nhân trong các tổ khối chưa nhận thức rỏ vấn đề, có tư tưởng làm cho xong chuyện, ngại dự giờ hay không muốn người khác dự giờ của mình, bởi vậy hiệu quả kiểm tra đánh giá chưa thực sự được cao. c.Một số kết quả đạt được: Số lượng và kết quả kiểm tra đánh giá giờ lên lớp của giáo viên trong năm học 2009-2010 và năm học 2010-2011 được thể hiện qua bảng sau: Năm học Tổng số GV Tổng số dự Xếp loại được kiểm giờ Giỏi Khá Trung Yếu tra bình 2009-2010 17 51 19 26 6 18 54 24 26 4 2010-2011 Qua bảng kết quả kiểm tra đánh giá trên cho thấy: Hàmg năm số lượng giáo viên được kiểm tra theo đúng quy định của bộ ( riêng nhà trường kiểm tra toàn diện 1lần/1 GV/năm và kiểm tra đánh giá theo chuyên đề). Số lượng giáo viên được kiểm tra đến nay đều đạt loại khá giỏi, số giáo viên đạt loại trung bình giảm dần
  5. không còn giáo viên không đạt yêu cầu. Điều đó thể hiện sự cố gắn lớn của tập thể giáo viên nhà trường. 3. Các giải pháp chính trong công tác kiểm tra đánh giá giờ lên lớp của giáo viên. a. Một số giải pháp chung: Kiểm tra đánh giá là hai mặt của một vấn đề, không có kiểm tra nào lại không có đánh giá và ngược lại. Đánh giá là kết quả của kiểm tra, đánh giá mang tính chất đo lường các kết quả của các hoạt động đả được kiểm tra. Đánh giá đóng một vai trò hết sức quan trọng trong giáo dục. Chính đánh giá là một trong những tác nhân cơ bản thúc đẩy sự tích cực của các chủ thể hoạt động trong quá trình giáo dục, nó có tác dụng rất lớn không chỉ với đối tượng đánh giá mà còn cả đối với chủ thể đánh giá. Các giải pháp chính trong công tác kiểm tra đánh giá giờ lên lớp là: - Tăng cường công tác kiểm tra giờ dạy lên lớp của giáo viên bằng nhiều hình thức khác nhau: - Xây dựng tập thể hội đồng sư phạm có thói quen làm việc một cách tự giác. - Lựa chọn những thành viên tham gia công tác kiểm tra với ban giám hiệu nhà trường có đầy đủ năng lực và trình độ. - Công tác kiểm tra của ban giám hiệu mang tính thúc đẩy phong trào dạy và học trên lớp có kết quả tốt. - Thường xuyên phát động các phong trào thi đua trong dạy và học b. Một số biện pháp cụ thể trong công tác kiểm tra đánh giá giờ lên lớp của giáo viên: Từ tầm quan trọng của công tác kiểm tra đánh giá trong nhà trường, từ thực tế của đơn vị trong những năm qua, tôi đả đề ra một số biện pháp cụ thể sau đây: * Nâng cao nhận thức và chất lượng cho đội ngũ giáo viên về việc kiểm tra, đánh giá giờ lên lớp - Về nâng cao nhận thức. Vấn đề quan trong hàng đầu là cho giáo viên nhận thức về giờ dạy. Chất lượng của học sinh phụ thuộc nhiều vào sự chuẩn bị giờ dạy của giáo viên. Giờ dạy
  6. quyết định việc nắm kiến thức của học sinh. Bởi vậy giáo viên phải có sự chuẩn bị kĩ càng về nội dung, phương pháp , hình thức tổ chức dạy học cho từng tiết. Để thấy được những ưu điểm, những cố gắn tiến bộ, cũng như những thiếu sót, vướng mắc của giáo viên thì việc kiểm tra, đánh giá của hiệu trưởng là một việc làm rất cần thiết. Thông qua các giờ dạy của giáo viên hiệu trưởng đánh giá một cách khách quan, đưa ra những ưu điểm của từng giờ dạy, động viên, khuyến khích sự cố gắng của người dạy. Đồng thời có những bổ sung những thiếu sót bằng những lời góp ý chân thành, thẳng thắn, khách quan, trung thực, bổ ích. Từ đó họ sẽ tận tụy hết lòng vì học sinh, vì chất lượng giảng dạy của nhà trường. - Về nâng cao chất lượng. Nâng cao chất lượng giờ dạy làm cho giáo viên hiểu cặn kẽ nội dung phương pháp dạy học mới, hình thức tổ chức dạy học phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh, đưa học sinh vào hoạt động thực hành chuyên đề thương xuyên để giáo viên nắm bắt tốt phương pháp giảng dạy, làm sao để vừa đảm bảo chất lượng kiến thức theo các đặc trưng cơ bản. Tổ chức thao giảng đúng quy định, mỗi giáo viên thao giảng ít nhất 3 tiết/năm và dự giờ 2 tiết/tuần. Tổ chức cho các tổ chuyên môn sinh hoạt tổ khối tốt để thống nhất nội dung và phương pháp giảng dạy các bộ môn. Ban giám hiệu thường xuyên dự giờ thăm lớp để nâng cao chất lượng giảng dạy. Nâng cao chất lượng khả năng kiểm tra đánh giá sau mỗi giờ dạy nên để người dạy tự đánh giá giờ dạy của bản thân và đánh giá giờ dạy của đồng nghiệp. Qua giờ dạy, người dạy nêu ra được những việc mình đả làm được và chưa làm được. Cùng với những ý kiến đánh giá của ban chỉ đạo, bản thân người dạy đó có khả năng đánh giá giờ dạy của người khác. * Lập kế hoạch kiểm tra đánh gía giờ lên lớp của giáo viên trong năm học. Cần phải lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá giờ lên lớp của giáo viên một cách thường xuyên, cụ thể. Làm như vậy giáo viên sẽ có nề nếp, thói quen chuẩn bị giờ lên lớp chu đáo, chất lượng giờ lên lớp sẽ đảm bảo hơn, hơn nửa có kế hoạch người hiệu trưởng sẽ chủ động thực hiện công việc của mình. Làm như vậy công việc đánh giá tiết dạy cho giáo viên sẽ được chính xác, cụ thể bởi đả có sự chuẩn bị nghiên cứu kĩ càng . - Những căn cứ để lập kế hoạch.