SKKN Lồng ghép tính từ tạo nên tính hấp dẫn khi viết đoạn văn trong dạy học môn Tiếng Anh 11

doc 18 trang sangkien 01/09/2022 6640
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Lồng ghép tính từ tạo nên tính hấp dẫn khi viết đoạn văn trong dạy học môn Tiếng Anh 11", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_long_ghep_tinh_tu_tao_nen_tinh_hap_dan_khi_viet_doan_va.doc

Nội dung text: SKKN Lồng ghép tính từ tạo nên tính hấp dẫn khi viết đoạn văn trong dạy học môn Tiếng Anh 11

  1. MỤC LỤC STT NỘI DUNG TRANG 1. Mục lục 1 2. Tên sáng kiến 2 3. I/ Tên tác giả sáng kiến 2 4. II/ Lĩnh vực áp dụng 2 5. III/ Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến 3 6. IV/ Mô tả bản chất của sáng kiến 4 7. 1, Tính mới, tính sáng tạo của đề tài 4 8. 2, Một số biện pháp thực hiện 4 9. 3, Hiệu quả thực hiện 16 10. 4, Khả năng áp dụng 17 11. 5. Thời gian áp dụng 17 12. V/ Kết luận 17 1
  2. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BÁO CÁO SÁNG KIẾN TÊN SÁNG KIẾN: “LỒNG GHÉP TÍNH TỪ TẠO NÊN TÍNH HẤP DẪN KHI VIẾT ĐOẠN VĂN TRONG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH 11” I/ Tác giả sáng kiến: Hứa Thị Bích Thủy Giáo viên trường THPT Đống Đa – Quảng Uyên – Cao Bằng II/ LĨNH VỰC ÁP DỤNG: “LỒNG GHÉP TÍNH TỪ TẠO NÊN TÍNH HẤP DẪN VIẾT ĐOẠN VĂN TIẾNG ANH 11” Trong những năm gần đây, cùng với xu thế hội nhập của đất nước Tiếng Anh đã và đang ngày càng khẳng định được vị trí là một ngôn ngữ giao tiếp cần thiết trong mọi lĩnh vực, góp phần giúp đất nước đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy Tiếng Anh đã trở thành một môn học quan trọng trong nhà trường nhằm trang bị cho học sinh vốn kiến thức và kỹ năng cần thiết để học tập tích cực và chủ động hơn. Làm thế nào để học sinh chủ động lĩnh hội và tiếp thu kiến thức một cách có hiệu quả? Học Tiếng Anh đơn thuần là học một ngôn ngữ. Muốn học sinh học tốt môn ngôn ngữ thì học sinh phải rèn luyện đồng thời các kỹ năng cơ bản là: nghe, nói, đọc và viết. Trong đó kỹ năng viết là một kỹ năng khó nhưng bắt buộc người học phải nắm vững vì hầu hết các kỳ thi Tiếng Anh đều là văn bản chữ viết. Nếu như đọc văn bản không hiểu thì học sinh sẽ trả lời câu hỏi hoặc lựa chọn sai đáp án. Viết là một trong bốn kỹ năng mà học sinh cần phải học trong chương trình Tiếng Anh THPT mà các em cần nắm vũng. Là học sinh, các em đã đang và sẽ học rất nhiều dạng bài viết để hoàn thiện quá trình học của mình. Tuy nhiên, trong quá trình học các em có một bài viết bằng Tiếng Anh mạch lạc, trôi chảy và gợi mở là rất hiếm. Vậy làm thế nào để giúp học sinh có thể phát triển kỹ năng viết? Nếu chỉ theo hướng dẫn trong sách giáo viên mà không có sự sáng tạo đổi mới trong phương pháp giảng dạy thì liệu giờ dạy viết có thật sự hiệu quả? Qua quá trình giảng dạy ở trường THPT, với kinh nghiệm ít ỏi, tôi xin đưa ra đề tài “Lồng ghép tính từ tạo tính hấp dẫn khi viết đoạn văn trong dạy học môn Tiếng Anh 11”. Tôi mong muốn răng qua đề tài này các bạn đồng nghiệp sẽ cùng trao đổi, thảo luận có những nhận xét và đóng góp thiết thực để cùng tìm ra các phương pháp dạy học tích cực bộ môn Tiếng Anh, tạo được hứng thú học tập cho các em học sinh trong các trường THPT và đặc biệt là ở Trường THPT Đống Đa – Huyện Quảng Uyên – Tỉnh Cao Bằng. 2
  3. III/ THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN: Nhìn chung, học sinh trường THPT Đống Đa có tinh thần tích cực trong việc học tập môn Tiếng Anh, nhưng do điều kiện tiếp xúc và môi trường ngôn ngữ còn hạn chế, khả năng vận dụng từ vựng và sử dụng vốn từ còn chưa linh hoạt dẫn đến bài văn còn khô khan và thiếu tính hấp dẫn. Tuy nhiên, Ngay từ khi bắt đầu học Tiếng Anh, học sinh đã được tiếp xúc với 4 kỹ năng cơ bản của ngôn ngữ là: Nghe, nói, đọc, viết. Trong đó kỹ năng viết là một trong những kỹ năng khó nhất, bởi lẽ nó là phần hội tụ và hoàn thiện từ vựng, cấu trúc ngữ pháp của Tiếng Anh. Nó đòi hỏi học sinh phải có vốn từ vựng phong phú, hiểu rõ các cấu trúc ngữ pháp cũng như các ý tưởng để lập dàn ý khi viết bài. Kỹ năng viết giúp cho học sinh tái hiện lại những gì đã được học, giúp các em thực hành sử dụng ngôn ngữ một cách hiệu quả và truyền đạt cho người nghe hiểu được ý tưởng của mình. Bên cạnh đó kỹ năng viết còn phát huy khả năng sáng tạo của học sinh, nó phản ánh kết quả của quá trình nghe, nói, đọc ngữ pháp, từ vựng của học sinh. Tuy nhiên tình trạng thiếu vốn từ làm cho học sinh gặp khó khăn trong việc diễn đạt ý. Và tôi nhận thấy tính từ có vai rất quan trọng, tạo nên một lớp nghĩa mở làm cho bài viết trở nên rõ ràng, sáng ý hơn. Khi học sinh có được một số tính từ nhất định và biết cách vận dụng những tính từ đó trong việc viết Tiếng Anh sẽ tạo nên sự thay đổi rất lớn trong việc học các kỹ năng khác như: nói, nghe và đọc trong quá trình học tiếng Anh của học sinh. Vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài này để giúp bản thân hiểu sâu hơn về mục đích, yêu cầu cũng như các phương pháp, kỹ năng, thủ thuật dạy viết bằng cách lồng ghép tính từ để nâng cao hiệu quả giảng dạy và giúp học sinh chủ động tích cực phát huy kỹ năng viết đoạn văn Tiếng Anh. 1. Đối với Giáo viên Khi dạy viết đoạn văn và lồng ghép tính từ vào văn bản cần phải chú ý. Đưa ra những tính từ nào liên quan và phù hợp với nội dung của bài viết để học sinh có thể vận dụng lồng ghép tính từ trong giờ viết. Các cấu trúc và trật tự tính từ mà học sinh có thể áp dụng. Thỏa luận cặp, nhóm như thế nào có hiệu quả. Đa dạng hình thức dạy học như thế nào để gây hứng thú cho học sinh. Việc lồng ghép tính từ trong giờ viết gấy được hứng thú học tập cho học sinh, giúp học sinh tích cực hơn trong việc tiếp thu kiến thức. 2. Đối với Học sinh Hầu hết học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số lại sống trên địa bàn khó khăn, không có điều kiện tiếp xúc với kiến thức thực tế nên trình độ cũng như khả năng nhận thức của các em còn hạn chế. Là con em nông dân do đó việc quan tâm dạy dỗ và đầu tư cho học tập của phụ huynh học sinh chưa nhiều, một số em chưa nắm được phương pháp học tập một cách có hiệu quả, chưa chú ý trong các giờ học, do đó kiến thức của các em có được sau mỗi giờ học chưa có chiều sâu, thiếu tính bền vững. 3
  4. Từ đó có thể thấy việc nân cao chất lượng dạy và học bộ môn Tiếng Anh ở trường THPT Đống Đa cần có sự nỗ lực lớn của mỗi giáo viên Tiếng Anh để truyền tải được nội dung cơ bản không vượt quá khả năng nhận thức của học sinh, giúp các em hứng thú, dễ hiểu, nhớ lâu nhưng cũng phải đáp ứng yêu cầu đổi mới kiểm tra đánh giá của môn học. IV/ MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN: “LỒNG GHÉP TÍNH TỪ TẠO NÊN TÍNH HẤP DẪN TRONG GIỜ DẠY VÀ HỌC VIẾT ĐOẠN VĂN TIẾNG ANH THPT” 1. Tính đổi mới sáng tạo của đề tài: Trong dạy kỹ năng viết, việc đổi mới phương pháp giảng dạy được thực hiện bằng việc chuyển phương pháp dạy viết như là một sản phẩm sang phương pháp dạy viết như là một quá trình. Phương pháp dạy viết theo quá trình gồm các bước: Chuẩn bị viết, viết nháp, viết chính thức, và đánh giá kết hợp với các kĩ thuật dạy học mang tính hợp tác mà tôi và các đồng nghiệp đã có cơ hội được tập huấn trước đó vào giảng dạy bộ môn Tiếng Anh. Thông qua những kĩ thuật và phương pháp dạy viết mới này học sinh được tạo nhiều cơ hội tương tác trong lớp học hơn, các em được yêu cầu phải thảo luận, tìm ý, viết nháp trước khi viết chính thức và bời vì tuân theo quy trình chặt chẽ như vậy cho nên sản phẩm viết cuối cùng của các em thường hoàn chỉnh hơn và thường có chất lượng tốt hơn. Tuy nhiên, việc người học vận dụng, sử dụng từ vựng như thế nào có được một bài viết hay, đúng với ý tưởng của học sinh lại là một vấn đề thách thức lớn đối với các em. Không diễn đạt được ý, thiếu vốn từ làm cho các em chán nản, bất lực và không hào hứng trong giờ học viết Tiếng Anh. Chính vì vậy, đề tài “Lồng ghép tính từ tạo tính hấp dẫn trong giờ dạy và học Tiếng Anh 11” ở trường Đống Đa không đề cập đến các phương pháp dạy học mà chủ yếu đề cập đến một số phương pháp lồng ghép tính từ trong hoạt động dạy viết nhằm giúp các em học sinh có thêm vốn từ vựng và vận dụng những tính từ theo chủ đề một cách sáng tạo và có hiệu quả. Hơn nữa, những phương pháp này còn hướng đến tính chất đổi mới của hoạt động giảng dạy lấy người học làm trung tâm tiếp thu kiến thức, giúp các em tự tìm tòi khám phá qua quy trình nhận thức quả tư duy, việc tiếp nhận kiến thức kiến thức một cách chủ động mang lại hiệu quả cao hơn rất nhiều so với lối tư duy thụ động mà trước kia chúng ta vẫn thường làm. Như vậy, đề tài của tôi là làm sao để học sinh thực sự hứng thú và yêu thích giờ học viết môn Tiếng Anh. 2. Một số biện pháp thực hiện 2.1 Chú ý việc xác định cách viết một đoạn văn và các tính từ theo chủ đề Trước khi cho học sinh viết đoạn văn, giáo viên phải giúp học sinh trả lời được những câu hỏi sau: Đoạn văn viết gồm bao nhiêu từ? Cấu trúc của một đoạn văn gồm bao nhiêu phần? Làm thế nào để viết một đoạn văn? Và thể loại của đoạn văn viết là gì? Sau khi đọc xong yêu cầu của đầu bài, giáo viên sẽ giúp học sinh dần dần trả lời những câu hỏi đó dựa vào bảng sau: 4
  5. 1. Topic Sentence (Introduction) Parts of a 2. Supporting Details (Body) Paragraph 3. Closing Sentence (Conclusion) 1. Prewriting Paragraphs How to Write a 2. Writing Paragraphs Paragraph 3. Editing Paragraphs 4. Publishing Paragraphs 1. Definition 5. Sequence Kinds of 2. Classification 6. Choice Paragraphs 3. Description 7. Explanation 4. Compare and Contrast 8. Evaluation Khi học sinh đã thực hiện theo thứ tự các bước trong bảng hướng dẫn thì sẽ có được một dàn ý (outline) cho dạng bài viết paragraph trong chương trình Tiếng Anh 11 (cơ bản) nhằm mục giúp các em học sinh thực hành viết dễ dàng hơn, hiệu quả hơn và hứng thú hơn trong các giờ học viết. Unit 1. Part D. Writing * Writing about a friend * Outline 1. Introduction (Mở đầu) - Who this person is / his or her relationship to you. - Your impression / opinion about the person. 2. Body (Thân bài) - Describe his / her physical appearance. - Describe his / her character, habit, hobbies 3. Conclusion (Kết luận) - What you feel about this person or say what you like about her / him. Tuy nhiên, sau khi hoạt động cặp nhóm tìm ra được những ý chính cần thiết, học sinh vẫn còn lúng túng khi phải viết một đoạn văn nào đó. Vậy nên, để học sinh dựa vào một dàn ý đã có sẵn để viết hoàn chỉnh là việc thực sự rất khó khăn đối với đối tượng là học sinh trung bình nói chung và đối với học sinh trường THPT Đống Đa nói riêng. Một trong những nguyên lí của việc viết văn bản là học sinh phải có vốn từ phù hợp và vận dụng những từ đó một cách đúng chính xác theo trật tự từ và cấu trúc ngữ pháp dưới sự định hướng và hướng dẫn cách thức tiếp cận, để học sinh có thể vận dụng kỹ năng viết một văn bản theo một chủ đề xác định. 2.2 Tổ chức học sinh tìm ra những tính từ miêu tả theo chủ đề liên quan đến nội dung của đoạn văn Học sinh có thể hoạt động nhóm chuẩn bị các tính từ theo nhiều hình thức khác nhau như: group competition, cross out, choose the suitable words, brainstorming, mindmap 5