SKKN Kinh nghiệm tổ chức, hướng dẫn, quản lý hoạt động phong trào trong công tác chủ nhiệm lớp ở THPT

doc 53 trang sangkien 30/08/2022 7260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm tổ chức, hướng dẫn, quản lý hoạt động phong trào trong công tác chủ nhiệm lớp ở THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_to_chuc_huong_dan_quan_ly_hoat_dong_phong_t.doc

Nội dung text: SKKN Kinh nghiệm tổ chức, hướng dẫn, quản lý hoạt động phong trào trong công tác chủ nhiệm lớp ở THPT

  1. Nghề dạy học là nghề cao quí nhất trong các nghề cao quí PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Công tác chủ nhiệm lớp ở bậc học phổ thông là một công tác rất cần thiết và rất quan trọng đối với bất cứ nền giáo dục thuộc một quốc gia nào trên thế giới, đặc biệt là đối với nền giáo dục đang phát triển trong thời mở cửa với nền kinh tế thị trường như Việt Nam hiện nay. Trong công tác chủ nhiệm lớp thì yếu tố hoạt động phong trào là một yếu tố quan trọng giúp cho một tập thể lớp duy trì và phát huy được tinh thần đoàn kết, không khí học tập vui vẻ thoải mái, giúp cho mỗi cá nhân học sinh có điều kiện thuận lợi để phát huy năng lực bản thân, phát triển toàn diện, đặc biệt là với học sinh ở bậc học THPT. Vì đây là bậc học mà học sinh ở lứa tuổi từ 16 – 18, lứa tuổi cận kề sự trưởng thành, những nhận thức và định hướng của cuộc đời được hình thành và quyết định chủ yếu ở giai đoạn này.Hoạt động phong trào đối với một tập thể học sinh thực sự có ý nghĩa rất quan trọng. Nhưng nhiệm vụ chủ nhiệm lớp đối với giáo viên hiện nay là một việc vừa khó vừa khổ . Công tác tổ chức, hướng dẫn, quản lý hoạt động phong trào trong lớp chủ nhiệm của các giáo viên chủ nhiệm chưa phải bao giờ, ở đâu, với ai cũng được đề cao coi trọng. Vì để giúp lớp chủ nhiệm có thể hoạt động phong trào hiệu quả góp phần hình thành môi trường giáo dục toàn diện cho học sinh đòi hỏi nhiều tâm huyết, công sức, trí tuệ của giáo viên chủ nhiệm lớp. Thực tế đòi hỏi rất cần có sự trao đổi, bàn bạc trong đội ngũ giáo viên phổ thông về kinh nghiệm làm chủ nhiệm lớp nói chung và kinh nghiệm phát huy hiệu quả của hoạt động phong trào trong lớp chủ nhiệm nói riêng. Đó chính là lí do khiến tôi chọn đề tài:“Kinh nghiệm tổ chức, hướng dẫn, quản lý hoạt động phong Đề tài sáng kiến kinh nghiệm–Hoàng Thị Minh Nguyệt –THPT Mê Linh 2
  2. Nghề dạy học là nghề cao quí nhất trong các nghề cao quí trào trong công tác chủ nhiệm lớp ở THPT ” cho sáng kiến kinh nghiệm của mình. 2. Mục đích: Sáng kiến kinh nghiệm này cung cấp kinh nghiệm riêng trong việc tổ chức, hướng dẫn, quản lý hoạt động phong trào vào việc chủ nhiệm lớp với mục đích: - Giúp giáo viên chủ nhiệm lớp ở bậc học phổ thông nhận thấy rõ hơn vai trò ý nghĩa của công tác chủ nhiệm lớp mà việc phát huy khả năng hoạt động phong trào là yếu tố quan trọng không thể xem thường. Đồng thời tôi muốn qua sáng kiến kinh nghiệm này nói lên những kinh nghiệm của bản thân khi tổ chức, hướng dẫn, quản lý hoạt động phong trào trong công tác chủ nhiệm lớp để các thầy cô giáo đồng nghiệp cùng xem xét, bàn bạc trao đổi những mong có thể ứng dụng thực tiễn góp phần nhỏ bé làm tăng chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh và làm cho công tác chủ nhiệm lớp đạt hiểu quả cao hơn. - Học sinh có thể thấy được vai trò tác dụng của hoạt động phong trào và có ý thức phát huy năng lực bản thân để tham gia ngày càng tích cực hơn vào các hoạt động phong trào trong quá trình học tập ở trường phổ thông cũng như các môi trường học tập và làm việc sau này. - Người viết cũng mong muốn nhận được những ý kiến phản hồi, những đánh giá, trao đổi của quý thầy cô đòng nghiệp để cùng hoàn thiện hơn nữa đề tài sáng kiến kinh nghiệm này. Đề tài sáng kiến kinh nghiệm–Hoàng Thị Minh Nguyệt –THPT Mê Linh 3
  3. Nghề dạy học là nghề cao quí nhất trong các nghề cao quí 3. Đối tượng, phạm vi đề tài: - Đề tài thực hiện cụ thể trên công tác chủ nhiệm của bản thân tôi trong nhiều năm liên tục trên cương vị một giáo viên bậc học phổ thông. - Việc vận dụng và khảo sát kết quả cụ thể được thực hiện ở các lớp mà tôi đã chủ nhiệm, các lớp của các thầy cô giáo đồng nghiệp tại trường THPT Mê Linh từ năm học 2000 – 2011. 4. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chủ nhiệm lớp, nghiên cứu và viết sáng kiến kinh nghiệm này, người viết đã sử dụng một số phương pháp cơ bản sau: - Phương pháp thực nghiệm: trực tiếp vận dụng phương pháp tổ chức, hướng dẫn, quản lý hoạt động phong trào vào việc chủ nhiệm lớp của bản thân - Phương pháp khảo sát: khảo sát việc vận dụng phương pháp tổ chức, hướng dẫn, quản lý hoạt động phong trào vào việc chủ nhiệm lớp của một số đồng nghiệp cùng trường và khác trường. - Phương pháp so sánh, đối chiếu: so sánh, đối chiếu kết quả hoạt đông phong trào và kết quả tu dưỡng rèn luyện nói chung ở những tập thể lớp có được sự quan tâm chú trọng của giáo viên chủ nhiệm lớp so với các lớp chưa được giáo viên chủ nhiệm quan tâm phát huy khả năng hoạt động phong trào. - Phương pháp điều tra, thống kê : thực hiện điều tra thái độ,cảm nhận và đánh giá của học sinh với các hoạt động phong trào trong quá trình học tập ở trường phổ thông. Ngoài ra, người viết còn sử dụng một số thao tác khác: nghiên cứu tài liệu, phân tích, tổng hợp Đề tài sáng kiến kinh nghiệm–Hoàng Thị Minh Nguyệt –THPT Mê Linh 4
  4. Nghề dạy học là nghề cao quí nhất trong các nghề cao quí 5. Cấu trúc của đề tài: Gồm 3 phần. - Phần I: Mở đầu. + Lý do chọn đề tài. + Mục đích của đề tài. + Đối tượng phạm vi nghiên cứu. + Phương pháp nghiên cứu. - Phần II: Nội dung (Trọng tâm): gồm 3 chương + Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài. + Chương II: Kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn tổ chức, hướng dẫn, quản lý hoạt động phong trào trong công tác chủ nhiệm lớp. + Chương III: Hiệu quả của đề tài. - Phần III: Kết luận. + Những bài học kinh nghiệm rút ra. + Ý nghĩa và khả năng ứng dụng triển khai của đề tài. + Những kiến nghị đề xuất. + Lời kết Đề tài sáng kiến kinh nghiệm–Hoàng Thị Minh Nguyệt –THPT Mê Linh 5
  5. Nghề dạy học là nghề cao quí nhất trong các nghề cao quí PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI. I Cơ sở lí luận: 1.Về vị trí, vai trò của giáo viên chủ nhiệm và công tác chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông: - Giáo viên chủ nhiệm là người được Hiệu trưởng bổ nhiệm, phân công chịu trách nhiệm về một lớp. Điều lệ trường TH ghi rõ: “Mỗi lớp có một giáo viên chủ nhiệm lớp do hiệu trưởng chỉ định, chọn trong số giáo viên giảng dạy ở lớp đó”. Giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt hiệu trưởng chịu trách nhiệm quản lý toàn diện lớp học từ giáo dục văn hóa cho đến giáo dục đạo đức nhân cách. Chính vì thế có thể nói giáo viên chủ nhiệm là cầu nối đa chiều giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường với tập thể học sinh lớp chủ nhiệm. - Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông là linh hồn của lớp học, là người góp phần không nhỏ hình thành và nuôi dưỡng nhân cách học sinh, những chủ nhân tương lai của đất nước. Nói như PGS.TS Đặng Quốc Bảo – Học viện quản lý GD thì giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông là “nhà quản lý không có dấu đỏ”. Ngày nay, với sự nhận thức ngày càng đúng đắn và sâu sắc về GD, có thể coi GV chủ nhiệm như một nhà quản lý với các vai trò: Người lãnh đạo lớp học; Người điều khiển lớp học; Người làm công tác phát triển lớp học; Người làm công tác tổ chức lớp học; Người giúp hiệu trưởng bao Đề tài sáng kiến kinh nghiệm–Hoàng Thị Minh Nguyệt –THPT Mê Linh 6
  6. Nghề dạy học là nghề cao quí nhất trong các nghề cao quí quát lớp học; Người giúp hiệu trưởng thực hiện việc kiểm tra sự tu dưỡng và rèn luyện của HS; Người có trách nhiệm phản hồi tình hình lớp Một người giáo viên chủ nhiệm giỏi sẽ góp phần xây dựng nên một tập thể lớp giỏi, nhiều tập thể lớp giỏi sẽ xây dựng nên một nhà trường vững mạnh. - Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa nhà trường – gia đình và xã hội .Nếu thực hiện thành công công tác chủ nhiệm sẽ góp phần giáo dục học sinh sau này trở thành thế hệ trẻ năng động, sáng tạo và tài năng. 2. Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm: Chính vì có vị trí quan trọng và vai trò to lớn trong công tác giáo dục mà nhiệm vụ giáo viên chủ nhiệm cũng khá nặng nề và vất vả. Xin được nêu một số nhiệm vụ cơ bản của giáo viên chủ nhiệm lớp: - Thứ nhất, giáo viien chủ nhiệm phải là người lãnh đạo, điều khiển lớp học, bao quát toàn bộ các phương diện của lớp học, thực hiện việc kiểm tra, đánh giá sự tu dưỡng ,rèn luyện, phấn đấu của học sinh. - Thứ hai, giáo viên chủ nhiệm phải là cầu nối giữa BGH nhà trường, các tổ chức trong trường, các giáo viên bộ môn với tập thể học sinh lớp chủ nhiệm. Nói cách khác, giáo viên chủ nhiệm phải là người đại diện cho cả hai phía là đại diện cho các lực lượng trong nhà trường và đại diện cho tập thể học sinh lớp chủ nhiệm về mọi mặt một cách hợp lí. - Thứ ba, giáo viên chủ nhiệm có nhiệm vụ giáo dục học sinh thông qua tập thể giúp các em hiểu và giải quyết mối liên hệ giưa cá nhân với tập thể qua Đề tài sáng kiến kinh nghiệm–Hoàng Thị Minh Nguyệt –THPT Mê Linh 7
  7. Nghề dạy học là nghề cao quí nhất trong các nghề cao quí việc phân công, phân nhiệm một cách kịp thời cân đối, giúp học sinh tự giải quyết những vấn đề gắn liền với hoạt động xã hội, hoạt động tập thể như cắm trại, tham quan, sinh hoạt đoàn, chủ điểm hàng tháng qua các tiết hoạt động ngoài giờ giáo viên chủ nhiệm cần tổ chức các hoạt động tập thể như : Tham quan, thăm hỏi, giúp đỡ công việc gia đình của những em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn giáo viên chủ niệm phải biết cách tổ chức, lôi cuốn học sinh vào hoạt động tập thể để giáo dục dễ dàng, có hiệu quả hơn. Với vị trí vai trò và nhiệm vụ như vậy, đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm cần có phẩm chất và năng lực, không ngừng học tập tích lũy kinh nghiệm để làm công tác chủ nhiệm có hiệu quả. 3. Ý nghĩa của hoạt động phong trào trong công tác chủ nhiệm lớp: - Hoạt động phong trào là những hoạt động chính trị, kinh tế hay văn hóa do một tổ chức xã hội nào đó khởi nguồn phát động nhằm thu hút nhiều người tham gia để hướng theo một mục tiêu nhất định nào đó. - Hoạt động phong trào trong trường học phổ thông là những hoạt động do tập thể lớp, các tổ chức Đoàn, Đội, nhà trường khởi xướng phát động hoặc phát động theo chủ trương chỉ đạo của cấp trên nhằm mục đích vì lợi ích của học sinh, tập thể lớp, nhà trường, xã hội, cộng đồng thông qua đó góp phần giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh phát triể toàn diện và xây dựng tổ chức Đoàn, Hội vững mạnh. - Hoạt động phong trào có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác chủ nhiệm lớp. Nó giúp tập thể học sinh gắn bó đoàn kết hơn; giúp giáo viên chủ Đề tài sáng kiến kinh nghiệm–Hoàng Thị Minh Nguyệt –THPT Mê Linh 8