SKKN Kinh nghiệm chỉ đạo hoạt động giáo dục môi trường xanh - sạch - đẹp góp phần “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

doc 25 trang sangkien 29/08/2022 8380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm chỉ đạo hoạt động giáo dục môi trường xanh - sạch - đẹp góp phần “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_chi_dao_hoat_dong_giao_duc_moi_truong_xanh.doc

Nội dung text: SKKN Kinh nghiệm chỉ đạo hoạt động giáo dục môi trường xanh - sạch - đẹp góp phần “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

  1. KINH NGHIỆM CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG XANH - SẠCH - ĐẸP GÓP PHẦN “XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC” A - ĐẶT VẤN ĐỀ 1 - Nhận thức : - Bảo vệ môi trường sống là thông điệp mà nhân loại toàn cầu phải hành động, vì cuộc sống hôm nay và vì cuộc sống mai sau. Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ sống còn của mỗi quốc gia. Nhiều quốc gia đã ký nghị định thư Ki-ô- tô về bảo vệ môi trường. Muốn bảo vệ môi trường sống tốt thì phải coi trọng công tác tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trường cho mọi người và nhất là giáo viên và học sinh. - Xây dựng môi trường sư phạm xanh, sạch đẹp là một trong những mục tiêu cơ bản ở tất cả các nhà trường nhằm góp phần thực hiện chỉ thị số 40 ngày 22 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ giáo dục - đào tạo về phát động phong trào thi đua ''Xây dựng Trường học thân thiện học sinh tích cực'' và được coi là một tiêu chí thi đua đánh giá việc giáo dục môi trường của mỗi nhà trường mang lại hiệu quả thiết thực trong việc bảo vệ môi trường, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi người. - Trong các tiêu chí xây dựng trường THCS-THPT đạt chuẩn quốc gia, thì vấn đề bảo vệ môi trường và xây dựng khuôn viên xanh sạch đẹp là một trong những vấn đề quan trọng để giáo dục và bảo vệ sức khoẻ cho giáo viên, học sinh. Nếu môi trường nhà trường không xanh, sạch đẹp, mất vệ sinh thì chắc chắn nó sẽ phát sinh bệnh tật, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ và ảnh hưởng đến dạy và học của thày và trò. - Giáo dục môi trường giúp cho học sinh hình thành một nền tảng đạo lý trong nhận thức, thái độ và hành động vì môi trường. Đạo lý ấy chính là niềm tin vào môi trường vào từng cá thể sinh vật tồn tại ngay bên cạnh chúng ta. Sinh vật sống song hành cùng với đời sống con người và làm nên sự sống của chính con người. Nếu không bảo vệ môi trường thì môi trường sẽ huỷ diệt cuộc sống của 4
  2. chính con người. Đó cũng là tinh thần triệt để nhất trong quan điểm giáo dục vì môi trường. Từ những nhận thức lý luận và thực tiễn trên về giáo dục môi trường nên tôi đã tổ chức chỉ đạo giáo dục môi trường cộng đồng và môi trường nhà trường xanh, sạch, đẹp cho các em học sinh. Phương pháp giáo dục môi trường nhà trường được tiến hành lồng ghép vào việc giảng dạy các môn Địa lý, Sinh học, Giáo dục công dân, Mĩ thuật, Hoá học sinh hoạt tập thể và hoạt động ngoại khoá. 2 - Thực trạng : a - Thực trạng chung : Vấn đề môi trường, sự ô nhiễm môi trường và ý thức bảo vệ môi trường là vấn đề nóng bỏng của mỗi quốc gia, rộng hơn là của toàn cầu. Nóng bỏng vì con người với kỹ thuật hiện đại và với tốc độ tăng trưởng kinh tế chóng mặt đã đua nhau khai thác tài nguyên thiên nhiên khoáng sản để phát triển kinh tế, gây lên thảm hoạ, làm cho tài nguyên bị cạn kiệt, rừng cây bị tàn phá, lá phổi trái đất bị thu hẹp, tầng ozone bị thủng , chất thải công nghiệp độc hại ngày càng nhiều làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, thực phẩm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ con người. b - Thực trạng nhà trường: Nhiều trường học phổ thông số học sinh đông, diện tích khuôn viên hẹp, công tác vệ sinh môi trường không đảm bảo, cây xanh ít, nước thải, chất thải không hợp vệ sinh nên ảnh hưởng tới sức khoẻ của thày và trò, dĩ nhiên sẽ ảnh hưởng đến hoạt động dạy và học. Nhận thức của giáo viên và học sinh về bảo vệ môi trường còn hạn chế, thiếu tự giác, chưa thường xuyên B - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ (NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾN HÀNH) I - NỘI DUNG 1. Khái niệm: Giáo dục môi trường là một quá trình thông qua các hoạt động giáo dục chính quy và không chính quy nhằm giúp con người có được một sự hiểu biết, kỹ năng và giá trị ,tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái. 2. Mục đích: 5
  3. Mục đích của giáo dục môi trường nhằm vận dụng kiến thức và kỹ năng vào giữ gìn bảo tồn sử dụng môi trường theo cách thức bền vững cho cả thế hệ hiện tại lẫn tương lai. Giáo dục môi trường trong nhà trường cho học sinh được thể hiện theo ba khía cạnh: Kiến thức a - Giáo dục môi trường nhằm cung cấp : Kĩ năng + Hình thành ở học sinh những kiến thức, hiểu biết và kỹ năng cơ bản, sẽ hữu ích khi các em cần tiếp xúc với các vấn đề môi trường. + Chú trọng đến thông tin, sự kiện, những hoạt động thực tế nhằm thu hoạch tri thức và rèn kỹ năng. + Cung cấp lý thuyết về các quá trình tự nhiên, xã hội có liên quan đến môi trường. Có kỹ năng phán xét b - Giáo dục môi trường giúp học sinh: Có hành vi, thái độ đúng Nhận thức giá trị + Hình thành khả năng suy nghĩ, nghe, nói, đọc, viết có phán xét. Nhân tố này hỗ trợ cho quá trình hình thành hành vi tốt, thái độ đúng đối với môi trường. + Hình thành thái độ quan tâm đến môi trường, khuyến khích việc sử dụng hợp lý các giá trị môi trường hôm nay và mai sau. + Hình thành khả năng đánh giá, ra quyết định trước những vấn đề môi trường, khả năng lựa chọn giải pháp có tính bền vững. Tiềm năng phát triển c - Giáo dục trong môi trường nhằm giúp học sinh: Tham gia hoạt động Đúc kết kinh nghiệm + Đề cao các cơ hội giúp học sinh gặt hái những kinh nghiệm hoặc được giáo dục trực tiếp trong môi trường (gần gũi như ở trường học, địa phương hoặc ở những địa bàn khác xa hơn. + Đề cao quyền công dân của học sinh đối với cách quan tâm chung về môi trường. Quá trình tham gia trực tiếp các hoạt động môi trường sẽ thúc đẩy, 6
  4. củng cố, phát triển các tri thức kỹ năng đã có, thay đổi hành vi, thái độ và đánh giá. + Đối với việc học : kích thích hứng thú và óc sáng tạo. + Đối với việc dạy : môi trường là một nguồn tư liệu và công cụ sư phạm vô tận, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới các em. 3. Hình thức triển khai kế hoạch giáo dục môi trường (Có 3 kiểu) * Kiểu 1 : Tuyên truyền vận động học sinh nâng cao nhận thức giữ gìn và bảo vệ môi trường cộng đồng nói chung và môi trường nhà trường nói riêng. * Kiểu 2 : Thông qua giáo dục các bộ môn Địa lý, Sinh học, Hoá học, Công dân, Mĩ thuật khai thác chặt chẽ các nội dung môi trường được người viết sách tích hợp trong từng đơn vị kiến thức từng bài, từng bộ môn liên quan. * Kiểu 3 : Hoạt động độc lập : Như báo cáo chuyên đề, khoa học theo các module và dùng máy chiếu đa năng chiếu hình minh hoạ hoặc sử dụng băng đĩa hình Ví dụ: - Module cây xanh trong nhà trường - Module chất thải, nước thải trong nhà trường - Module xanh, sạch, đẹp trường học II - GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1 - Tuyên truyền vận động học sinh có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường cộng đồng nói chung và môi trường trong nhà trường nói riêng - Giữ gìn và bảo vệ môi trường là nhiệm vụ sống còn của mỗi quốc gia. - Năm 1972 tại XtôcKhôm Hội nghị quốc tế về môi trường được tổ chức từ ngày 05/6 đến 16/6 bàn về vấn đề môi trường và sự cân bằng sinh thái trong tự nhiên. Hội nghị đã thống nhất quan điểm: Nhiệm vụ bảo vệ tự nhiên và môi trường là một trong 2 nhiệm vụ hàng đầu của nhân loại (cùng với nhiệm vụ bảo vệ hoà bình và chống chiến tranh). Vì vậy ngày 05/6 hàng năm đã trở thành ngày môi trường thế giới. Đặc biệt Hội nghị còn kiến nghị cần phải quan tâm đến vấn đề giáo dục môi trường trong nhà trường. Con người đã tác động tích cực và tiêu cực đến môi trường. Tác động tích cực là khai thác sử dụng tài nguyên môi trường nhằm đẩy nhanh tốc độ phát 7
  5. kinh tế nhất là công nghiệp hoá hiện đại hoá. Tác động tiêu cực là con người đã đẩy môi trường đến bờ vực của 2 hiểm hoạ: + Cạn kiệt tài nguyên + Ô nhiễm dẫn đến một số động vật bị tiệt chủng mà “Sách đỏ” đã cảnh báo gây hiểm họa về môi trường, con người bị bệnh tật do thiên tai và chất thải ô nhiễm gây nên. Trong nhà trường, trên một khu đất không rộng nhưng số lượng giáo viên và học sinh làm việc, học tập và hoạt động tương đối đông từ 250 người đến 300 người, ở các trường bình quân từ 15m2/1 học sinh đến 20m2/1 học sinh. Ở thành phố chỉ từ 6 đến 10m2/1 học sinh. Do đó nếu môi trường nhà trường không được giữ gìn bảo vệ thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ và hoạt động dạy, học, vui chơi của giáo viên, học sinh. Bởi những lẽ đó mà mỗi chúng ta phải thường xuyên có ý thức bảo vệ giữ gìn môi trường trong sạch có nhiều cây xanh bóng mát, chất thải được thu gom, xử lý, cống rãnh được khai thông 2 - Giáo dục môi trường thông qua lồng ghép giảng dạy các bộ môn Địa lý, Sinh học, Công dân, Toán, Hoá, Tiếng Anh, Mĩ thuật Bảng liệt kê các địa chỉ cho việc Giáo dục môi trường trong chương trình giảng dạy ở THCS : Vấn đề môi Các nội dung cụ thể về Môn học có cơ hội TT trường GDMT Dạng I Dạng II Dân số tăng nhanh làm tài Văn (9) nguyên cạn kiệt, môi trường Địa (6, 7, 9) Sử (8, 9), bị suy thoái và ô nhiễm, cân Mĩ thuật (8) bằng sinh thái bị phá vỡ. Dân số, tài Địa (6, 7), 1 nguyên, môi Hậu quả xã hội của việc tăng Địa (9) GDCD(8) trường dân số. Sinh (9) Địa (7, 8), Địa(9),Hoá (9) Vai trò tự nhiên đối với con Sử (9), Mĩ thuật (6), người. Kĩ thuật (7, 8) Sử (6,8,9) 8
  6. Nạn phá rừng, săn bắt động Địa (7 , 8) Văn (6), vật quý hiếm Sử (6, 7, 8) Những vấn Đa dạng loài, đa dạng hệ Sinh (7,8), đề chung về sinh thái Địa (6, 8), C.nghệ (8) 2 môi trường Công nghệ (7) toàn cầu Khái niệm “Hiệu ứng nhà Địa (6), Hoá (9), kính” Vật lý (8) Văn (6) Khái niệm tầng Ozone Địa(6),Hoá (8) Văn (6), Sinh (6, 7), Năng lượng tái tạo và không Địa (6, 7, 8), Lý (8, 9), Các nguồn tái tạo 3 Đại số (7, 8) năng lượng Sử dụng và tiêu thụ năng Địa (9), Vật lý (8, 9), lượng C.nghệ (9) Đại số (7, 8). Các loại thiên tai và hậu quả Đại số (6, 7, 8) Văn (6, 8, 9) Các chất độc hại trong cuộc Hoá (9), Văn (6), Rủi ro, sức sống và sản xuất C.nghệ (7) C.nghệ (9) khoẻ, các Một số loại tài nguyên phục Sinh(7,8), Sử 4 nguồn tài hồi và không phục hồi. Tài Địa (6, 7, 8), (7),Mĩ thuật nguyên và ô nguyên lịch sử – văn hoá C.nghệ (7) (6, 7, 8), Âm nhiễm nhạc ( 6, 7, 8) Ô nhiễm môi trường và sức Địa(6),Sinh (9) Văn (9), Hoá khoẻ con người Tiếng Anh (9) (8,9). Không khí đối với sinh vật Địa(6),Hoá (8) Sinh (6) Không khí 5 và ô nhiễm Ô nhiễm không khí: Các Sinh (8), Hoá Địa (6), Hóa không khí nguồn gây ô nhiễm và tác (9), Vật lý (7), (8) hại đối với con người, sinh C.nghệ (8), vật, vật liệu. Tiếng Anh (8) 9