SKKN Khai thác và phát triển các bài tập toán ở trường THCS. Chương "Đường tròn" - Hình học 9

doc 17 trang sangkien 29/08/2022 4960
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Khai thác và phát triển các bài tập toán ở trường THCS. Chương "Đường tròn" - Hình học 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_khai_thac_va_phat_trien_cac_bai_tap_toan_o_truong_thcs.doc

Nội dung text: SKKN Khai thác và phát triển các bài tập toán ở trường THCS. Chương "Đường tròn" - Hình học 9

  1. Sáng kiến kinh nghiệm GV: Đỗ Thanh Tuyển Phần một: Đặt vấn đề I. Mở đầu: Trong những năm gần đây, với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục - đào tạo cùng với sự nỗ lực của đội ngũ giáo viên, sự nhận thức đúng đắn của học sinh, thời gian qua chúng ta đã đạt được một số thành tích đáng kể trong ngành. Tuy nhiên, nếu đánh giá một cách tổng thể, khách quan thì hiện nay chất lượng và hiệu quả giáo dục còn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội, chưa đáp ứng được với nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước. Đó chính là trình độ nhận thức của học sinh, khả năng tư duy khoa học, kĩ năng thực hành, đặc biệt là kĩ năng vận dụng kiến thức vào sản xuất và đời sống còn hạn chế. ở trường phổ thông, dạy toán là dạy hoạt động toán học và hình thức chủ yếu của hoạt động toán học ở trường phổ thông là hoạt động giải toán. Hoạt động giải các bài tập toán giúp học sinh nắm vững kiến thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo, phát triển năng lực tư duy, phát triển đạo đức nhân cách, qua đó thực hiện tốt mục đích dạy học toán. Vậy làm thế nào để dạy giải bài toán đạt hiệu quả tốt nhất đặc biệt là bài toán hình học? Tổ chức được hoạt động toán học tốt nhất cho học sinh luôn luôn là điều trăn trở của người giáo viên dạy toán nói chung và đối với giáo viên dạy toán trong trường THCS Thanh Thuỷ nói riêng. Theo quan điểm của mình, tôi muốn hoạt động giải toán của học sinh trong nhà trường sao cho gần giống với hoạt động giải quyết một vấn đề thực tế trong cuộc sống mà học sinh sẽ gặp sau này bởi bài tập toán Hình đều có những phương pháp giải khác nhau vì vậy khi làm bài tập Hình nếu học sinh có được cái nhìn từ các góc cạnh khác nhau thì sẽ hiểu sâu sắc hơn và qua đó thấy được cái hay, cái đẹp của môn toán. Cái nhìn ở các phương diện khác nhau đó chính là cách thay đổi bài toán để được bài toán dễ hơn nhưng củng có khi là được một bài toán hay hơn, khó hơn. Làm được như vậy thì ý thức học tập của học sinh sẽ cao hơn, những bài toán khó sẽ dễ hơn và quan trọng hơn Trường THCS Thanh Thuỷ - 1 -
  2. Sáng kiến kinh nghiệm GV: Đỗ Thanh Tuyển là học sinh có được sự tự tin trong giải bài tập toán Hình. Song hiểu theo cách nói là một lẽ, còn để thực hiện tốt mục tiêu của việc dạy học toán mà chủ yếu là hoạt động giải bài tập toán lại là một điều không đơn giản đối với cả người dạy và người học. Chính vì những do đó tôi thấy việc lựa chọn đề tài “Khai thác và phát triển các bài tập toán ở trường THCS. Chương Đường Tròn- Hình học 9” là sự cần thiết giúp việc dạy học giải toán đem lại hiệu quả cao hơn trong quá trình giảng dạy. Vì đây là một đề tài rộng nên trong kinh nghiệm này chỉ trình bày một vài bài của chương đường tròn Hình học 9. II. Thực trạng của vấn đề: II.1 Thực trạng: II.1.1 Vấn đề đổi mới SGK Toán 9 hiện nay. SGK Toán 9 được viết bám sát vào chương trình THCS môn Toán do Bộ giáo dục đào tạo ban hành năm 2002, đảm bảo đầy đủ nội dung kiến thức cũng như mức độ và yêu cầu trong chương trình. SGK Toán 9 tiếp tục đảm bảo tính nhất quán trong cách trình bày và hình thức thể hiện của bộ sách toán THCS từ lớp 6 đến lớp 9. Tuy nhiên yêu cầu về tính chặt chẽ, chính xác, yêu cầu về suy luận tăng rõ rệt so với các lớp dưới và so với SGK Toán cũ. Các bài tập trong SGK Hình học 9 rất đa dạng và phong phú nhưng làm sao để phần lớn các học sinh đại trà, học sinh khá vầ giỏi đều nhớ lâu và hiểu vấn đè đó mới là điêuù quan trọng. Do đặc điểm của môn Hình khó, phải tư duy trừu tượng và kèm theo việc vẽ hình phức tạp nên giáo viên phải tạo cho học sinh vẽ hình và khả năng tư duy dựa trên những bài toán cơ bản. Bên cạnh những ưu điểm trên thì SGK mới hiện nay còn có những điểm chưa thật sự phù hợp với điều kiện dạy học của từng địa phương cũng như đối với từng đối tượng học sinh. II.1.2. Thực trạng về vấn đề giáo viên tiếp thu tinh thần đổi mới. Tiếp thu tinh thần đổi mới của SGK, các giáo viên dạy toán đã từng bước đổi mới phương pháp dạy học giải toán giúp học sinh nắm được kiến thức trong từng bài học cụ thể, vì vậy đã bước đầu gặt hái được những thành công ban đầu, song Trường THCS Thanh Thuỷ - 2 -
  3. Sáng kiến kinh nghiệm GV: Đỗ Thanh Tuyển do sự đổi mới của SGK đã gây lúng túng cho một số giáo viên có lối dạy học “truyền thống” và để thay đổi thói quen này đòi hỏi ở mỗi giáo viên cần phải có tâm huyết thực sự, có sự chuẩn bị và cải biến sâu sắc về phương pháp dạy học. Trong thực tế thì các giáo viên giảng dạy bộ môn Toán nói chung và giáo viên Toán trường THCS Thanh Thuỷ nói riêng đã và đang tích cực cải tiến trong phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh, từng bước làm cho học sinh thực sự trở thành chủ thể của quá trình nhận thức thông qua đó giúp đạt được mục đích dạy học giải bài tập Hình. Bên cạnh những thành công của việc áp dụng đổi mới phương pháp dạy học thì hiện nay trong khi dạy học giải bài tập Hình vẫn còn gặp những khó khăn hạn chế nhất định. Nhiều giáo viên chưa coi trọng các tiết luyện tập, ôn tập, giờ luyện tập hình học chỉ đơn thuần là giải bài tập hình hơn là hoạt động hướng dẫn và khai thác chức năng của bài tập hình, nhiều giáo viên xem giờ luyện tập là giờ giải bài tập. Điều này làm cho tiết học trở nên khô cứng, học sinh tiếp nhận kiến thức rất thụ động, bởi vậy giáo viên cũng rất khó nắm được thông tin phản hồi về mức độ lĩnh hội kiến thức của học sinh. Bên cạnh đó là do cơ sở vật chất còn hạn chế hoặc do trình độ của một số giáo viên chưa theo kịp với sự phát triển của các thiết bị dạy học hiện đại nên thường gây tâm lí ngại sử dụng vì cần phải có sự chuân bị công phu hay mang vác cồng kềnh chính vì vậy mà chưa phát huy được tối đa hiệu quả của các thiết bị dạy học. II.1.3. Vấn đề về học giải toán hình học của học sinh. Thực tế giảng dạy và qua tìm hiểu tôi thấy rằng, chất lượng học tập môn Toán mà đặc biệt là môn Hình học 9 hiện nay chưa cao, nhận thức của học sinh về các bài tập toán Hình còn chưa đúng đắn, nhiều học sinh còn trông chờ, ỷ lại cho rằng giải bài tập toán là công việc chủ yếu của giáo viên. Điều này đã dẫn đến việc học sinh tham gia giải toán chưa thật sự tích cực, đi kèm với nó là thái độ của học sinh đối với việc chuẩn bị bài tập toán ở lớp cũng như ở nhà còn chưa tốt gây ảnh hưởng sâu sắc đến hiệu quả và chất lượng của giờ học. Bên cạnh đó là kĩ năng tự học tự nghiên cứu của học sinh còn hạn chế, các em chưa hình thành thói quen tự nghiên cứu bộ môn toán. Trường THCS Thanh Thuỷ - 3 -
  4. Sáng kiến kinh nghiệm GV: Đỗ Thanh Tuyển II.2. Kết quả - hiệu quả của thực trạng trên: Xuất phát từ những ưu điểm của việc đổi mới SGK, đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên đã đem lại hiệu quả nhất định của việc dạy học giải bài tập toán nói chung và bài tập Hình nói riêng hiện nay. Từ những nhược điểm nêu trên đã làm cho việc dạy học giải bài tập toán Hình gặp những khó khăn đó là: Nhiều tiết luyện tập trở nên khô cứng, nhàm chán đối với học sinh khá giỏi, nặng nề đối với học sinh yếu kém. Việc dạy học giải toán Hình có khi là hoạt động vấn đáp giữa giáo viên với một số học sinh khá giỏi hoặc cũng có khi nó chỉ đơn thuần là giải bài tập Hình, chưa khai thác được chức năng của các bài tập toán, chưa phát triển các bài toán đó thành các dạng liên quan để giúp học sinh rèn luyện thói quen đưa lạ về quen, từ cụ thể hoá đến khái quát hoá. Từ đó mà dễ gây ra tâm lí nhàm chán không ham thích môn học đối với học sinh yếu kém và sự coi thường bộ môn của một số học sinh khá giỏi, vì vậy không đáp ứng được mục tiêu về việc rèn luyện kĩ năng kĩ xảo năng lực sáng tạo cho học sinh. Vì lí do đó mà tiết học giải bài tập toán Hình chưa đạt hiệu quả theo mong muốn. Qua điều tra, tìm hiểu và thu thập các số liệu cụ thể ở các lần kiểm tra thường xuyên và định kỳ đối với hai lớp 9B, 9C ở trường THCS Thanh Thuỷ, tôi đã thu được kết quả sau: - 46% học sinh chưa đạt được mức độ vận dụng. - 39% học sinh đạt yêu cầu mức độ vận dụng. - 15% học sinh đạt yêu cầu mức độ vận dụng và khai thác tốt các bài toán. Từ thực trạng trên, bản thân tôi thấy phải có sự thay đổi cách thức giảng dạy bộ môn toán, đặc biệt là trong hoạt động giải bài tập toán. Vì vậy, việc khai thác các chức năng của các bài tập toán trong dạy giải bài tập toán 9 ở trường THCS là rất cần thiết. Trường THCS Thanh Thuỷ - 4 -
  5. Sáng kiến kinh nghiệm GV: Đỗ Thanh Tuyển Phần hai: giải quyết vấn đề I. Các giải pháp thực hiện: I.1 Nắm vững vị trí, vai trò và chức năng của các bài tập toán trong các tiết luyện tập toán 9. Để có thể thực hiện có hiệu quả một hoạt động giải bài tập toán đòi hỏi giáo viên phải có trình độ chuyên môn vững vàng, đồng thời phải xác định được vị trí, vai trò và chức năng của từng bài toán: Bài toán nêu lên mối quan hệ nào và giải quyết nó nhằm đạt được mục đích gì? Theo tôi,đối với hoạt động giải bài tập toán giáo viên cần xây dựng kế hoạch để đạt được các chức năng sau: 1/ Chức năng dạy học: Bài tập nhằm củng cố cho học sinh những tri thức, kĩ năng kĩ xảo ở các giai đoạn khác nhau của quá trình dạy học. 2/ Chức năng giáo dục: Bài tập nhằm hình thành cho học sinh thế giới quan duy vật biện chứng, hứng thú lao động, niềm tin và phẩm chất lao động của con người mới. 3/ Chức năng phát triển: Bài tập nhằm phát triển năng lực tư duy của học sinh, đặc biệt là rèn luyện các thao tác trí tuệ, hình thành những phẩm chất của tư duy khoa học. 4/ Chức năng kiểm tra: Các bài tập đánh giá mức độ kết quả dạy và học, đánh giá kĩ năng độc lập tư duy và trình độ phát triển của học sinh. Tuy nhiên cũng cần phải hiểu rằng trong dạy học giải bài tập toán, các chức năng đó không bộc lộ một cách riêng rẽ và tách rời nhau, vì vậy giáo viên cần xác định được các chức năng trong một bài toán để có sự đánh giá chính xác về kết quả học tập của học sinh. I.2. Giáo viên cần nắm vững vai trò, vị trí của mình và học sinh trong dạy học giải bài tập Hình Thông qua việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực và hiệu quả của nó đem lại bản thân tôi đã xác định được vai trò, nhiệm vụ của mình đó là người Trường THCS Thanh Thuỷ - 5 -