SKKN Hướng dẫn học sinh rèn luyện, luyện tập theo cặp, theo nhóm trong giờ học tiếng Anh

doc 13 trang sangkien 8280
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh rèn luyện, luyện tập theo cặp, theo nhóm trong giờ học tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_huong_dan_hoc_sinh_ren_luyen_luyen_tap_theo_cap_theo_nh.doc

Nội dung text: SKKN Hướng dẫn học sinh rèn luyện, luyện tập theo cặp, theo nhóm trong giờ học tiếng Anh

  1. I . Phần chung : 1 . Lý do chọn đề tài : 1.1/ Cơ sở pháp chế : Với mục đích nâng cao chất lượng giáo dục trong thời kì đổi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc . Nhà nước ta cũng như Bộ GD & ĐT luôn đề ra những yêu cầu và nhiệm vụ cuh thể của từng năm học đối với ngành nói chung và từng nhà trường nói riêng . Cụ thể trong năm học 2006 - 2007 , nhiệm vụ đã được đề ra như sau : Trước tiên toàn ngành giáo dục hưởng ứng cuộc vận động " Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục " . Bên cạnh đó chúng ta tiếp tục thực hiện đổi mới chương trình SGK phương pháp giáo dục, giảng dạy . Tiếp tục thực hiện chuẩn hoá đội ngũ giáo viên , hiện đại hoá giáo dục , tăng cường nền nếp, kỉ cương trong giáo dục . Đối với bậc học THCS cũng có những mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể đó là tiếp tục hình thành những kiến thức và kĩ năng cần thiết và phẩm chất trí tuệ để học sinh có thể tiếp tục bậc học hoặc đi vào cuộc sống lao động . Cụ thể trong quá trình giáo dục, chúng ta cần bồi dưỡng nhân lực, nhân tài cho đất nước, bồi dưỡng đội ngũ khoa học kĩ thuật, đào tạo thế hệ trẻ trở thành người lao động có tri thức, văn hoá, có đạo đức, sức khoẻ , chủ động sáng tạo trong học tập cũng như trong lao động để tiếp tục sự nghiệp cách mạng của đất nước . Ngoài ra, một trong những chủ trương , chính sách của Đảng và nhà nước ta hiện nay là mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới và trong khu vực . Chìa khoá để mở ra cánh cửa văn minh thế giới đó là ngôn ngữ giao tiếp chung , và một trong những ngôn ngữ được coi trọng là ngôn ngữ quốc tế International Language - đó là tiếng Anh . Nắm bắt được tầm quan trọng của ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, ngay ở bậc THCS , nhà nước ta đã trú trọng việc dạy môn này . Tuy nhiên, ở bậc THCS chỉ cần bồi dưỡng cho các em các kĩ năng giao tiếp cơ bản , tối thiểu và tương đối hệ thống về Tiếng Anh hiện đại phù hợp với lứa tuổi . Từ đó giúp các em dễ dàng trong các bậc học tiếp theo hoặc trong việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai . Từ những lí do, căn cứ cơ bản trên , cho ta thấy việc giáo dục toàn diện cho học sinh là rất cần thiết . Bên cạnh đó việc giảng dạy tiếng Anh cũng là một nhiệm vụ quan trọng trong nhà trường . Vấn đề dặt ra cho mỗi chúng ta nói chung và các giáo viên trực tiếp giảng dạy tiếng Anh ở bậc THCS nói riêng là làm thế nào để có được kết quả tốt trong giảng dạy . Vì vậy các phương pháp giảng dạy tích cực luôn được thực hiện triệt để và sáng tạo bởi các giáo viên . 1
  2. 1.2/ Cơ sở lí luận : Cũng như phần đầu tôi đã trình bày, việc dạy học tiếng Anh trong nhà trường là rất quan trọng, là bước khởi đầu để các em làm quen với tiếng Anh, giúp các em hình thành các kĩ năng cơ bản trong giao tiếp và sử dụng tiếng Anh . Cũng giống như tất cả các môn học khác, phương pháp giáo dục, giảng dạy trong thời kì đổi mới đó là luôn phát huy vai trò chủ động sáng tạo cho học sinh . Trong giờ học, giáo viên chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn, chỉ đạo trực tiếp để giúp các em tìm ra các kiến thức cơ bản , chân lí đúng đắn . Trong giờ học ở trường cũng như ở nhà học sinh luôn phát huy tối đa của mình trong các kĩ năng cơ bản : Nghe - nói - đọc - viết . Qua đó rèn luyện thói quen lao động độc lập sáng tạo phù hợp với yêu cầu của su thế phát triển của thời đại . Tiếng Anh được đưa vào như một môn học chính thức trong trường học THCS , cũng là bước đầu cho học sinh thấy nhu cầu, cũng như yêu cầu giao lưu quốc tế, hội nhập với các nước trên thế giới và trong khu vực là rất quan trọng . Vì vậy việc học tiếng Anh cũng như các ngoại ngữ khác là diều không thể thiếu . Với môn học tiếng Anh ở trường THCS , học sinh cần đạt được các yêu cầu cụ thể sau : + Nắm đượckiến thức cơ bản, tối thiểu và tương đối hệ thống về tiếng Anh hiện đại , phù hợp với lứa tuổi . + Có kỹ năng sử dụng tiếng Anh như một công cụ giao tiếp đơn giản dưới dạng Nghe - Nói - đọc - viết . + Có sự hiểu biết về các nước nói tiếng Anh nói chung và nước Anh nói riêng . + Hình thành các kĩ năng học tếng Anh và phát triển tư duy . Những kỹ năng này sẽ giúp các em phát triển khả năng sử dụng tiếng mẹ đẻ và góp phần hình thành ngôn ngữ toàn diện cho học sinh . Cũng như các môn học khác, môn tiếng Anh ở trường THCS có những thuận lợi và khó khăn riêng : + Đối với học sinh, môn học này là môn học tương đối mới mẻ . Vì vậy học sinh luôn có ý thức tò mò khám phá . Do đặc trưng của bộ môn là tương đối sôi nổi nên phần lớn các em đều yêu thích . Hiện nay chương trình SGK và phương pháp giảng dạy được đổi mới phù hợp với tâm lý lứa tuổi và yêu cầu giáo dục trong tình hình đổi mới . Bên cạnh đó gia đình các em luôn toạ điều kiện thuận lợi cho việc học tập của học sinh được tốt . + Đối với giáo viên có kiến thức, phương pháp giảng dạy cập nhật phù hợp với yêu cầu hiện nay, thường xuyên được tham gia các lớp học bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ . 2
  3. + Đối với xã hội đã có cách nhìn nhận khách quan và tích cực hơn đối với môn học . Hơn nữa, trong những năm gần đây, môn tiếng Anh đã trở thành môn thi tốt nghiệp cũng như thi vào các trường cao Đẳng, Đại học. Vì vậy động lực học và điều kiện học tập được trú trọng hơn . Tuynhiên so với những thuận lợi trên, môn học này còn tồn tại một số khó khăn sau : + Thứ nhất là cơ sở vật chất còn thiếu thốn , không có đủ trang thiết bị cần thiết phục vụ cho việc học tập bộ môn như đài, băng, tài liệu tham khảo và nâng cao rất hạn chế . Bên cạnh đó , song song với những gia đình có điều kiện quan tâm đến việc học tập của học sinh thì còn những gia đình dân tộc thiểu số , do điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nên chưa quan tâm sâu sắc tới quá trình học tập của các em ; Nhận thức của học sinh vì thế cũng chưa cao . Do vậy là giáo viên, nhiều khi tôi chỉ cố gắng truyền đạt đủ nội dung kiến thức trong SGK , việc mở rộng trên lớp là rất hạn chế và khó khăn . Điều đó dẫn đến chất lượng bài học của học sinh cũng chưa cao . Ngoài ra điều kiện tự học , bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn , nâng cao trình độ của giáo viên còn thấp, vì vậy chất lượng giờ giảng chưa thường xuyên được nâng cao . Để phát huy những mặt tích cực của giáo viên cũng như học sinh , khắc phục và hạn chế những khó khăn nhìn chung có nhiều cách để giúp giáo viên nâng cao chất lượng giờ dạy của mình . Một trong các phương pháp biện pháp tôi mạnh dạn đề ra thảo luận trong đề tài này là : " Hướng dẫn học sinh rèn luyện, luyện tập theo cặp, theo nhóm trong giờ học tiếng Anh " . 1.3 / Cơ sở thực tiễn : Qua thực tế giảng dạy, tôI nhận thấy rằng, học sinh phổ thông đặc biệt là học sinh nông thôn miền núi rất ngại giao tiếp, các em quá e dè , nhút nhát , đôi khi là tự ti với bản thân . Các em không có thói quen bày tỏ quan điểm của mình trước một vấn đề gì đó, nhiều em có tâm lí thụ động, chờ đợi , phụ thuộc vào người khác . Trong khi đó phương pháp giảng dạy mới đòi hỏi phảI phát huty tối đa khả năng độc lập, sáng tạo của học sinh, mỗi học sinh đều phải có ý kiến, đề xuất về một vấn đề đặt ra . Hơn nữa, môn học tiếng Anh ở bậc học THCS đòi hỏi học sinh rèn luyện trên 4 kĩ năng cơ bản là : nghe, nói, đọc, viết . Trong đó đặc biệt là kĩ năng nghe và nói được thực hiện nhiều ở trên lớp ( Kĩ năng đọc; viết thường được dành cho các bài tập ở nhà ) . Do đó việc luyện tập giao tiếp của học sinh ở trên lớp là rất quan trọng, nó góp phần rất lớn để đánh giá chất lượng giờ dạy cũng như chất lượng học tập của học sinh . Những vấn đề khó khăn được đặt ra là : Số lượng học sinh trong một lớp là tương đối lớn ( Khoảng 40 học sinh ) . Vì vậy việc hướng dẫn từng học sinh rèn luyện là rất khó thực hiện . Như chúng ta đã biết , hiẹn nay chúng ta 3
  4. đang thực hiện đổi mới phương pháp dạy học trên tát cả các môn . Có nhiều phương pháp phát huy được tính tích cực của học sinh , hiệu quả cao và ột trong rát nhiều phương pháp đó là : " Hướng dẫn học sinh rèn luyện, luyện tập theo cặp, theo nhóm " Đối với phương pháp này đã khắc phục được một số khó khăn trên như : Tất cả học sinh trong lớp đều được học cùng một nội dung, cùng một thời điểm ; Giúp giáo viên tiết kiệm được thời gian ; giúp các em yếu kém hoặc hay xấu hổ có cơ hội để được cùng luyện tập với bạn để được đưa ra ý kiến của mình . Tuy nhiên khi áp dụng phương pháp này, giáo viên lại gặp phảI những vấn đề bất lợi như : Đôi khi các em gây ra quá ồn ào, một số em lợi dụng tình thế để nói chuyện riêng , làm việc riêng . Vì các em luyện tập với bạn nên nhiều khi các em mắc nhiều lỗi sai giáo viên không biết . Nếu các điểm yếu này không được điều chỉnh kịp thời thì hiệu quả của giờ dạy học sẽ rất thấp . Vậy làm thế nào để đạt được hiệu quả cao trong giáo dục nói chung cũng như phương pháp rèn luyện theo cặp nói riêng . người giáo viên phải làm gì để đạt được điều đó ! đó chính là vấn đề được giải quyết trong đề tài này . 2 . Nhiệm vụ của đề tài : a/ Nhiệm vụ cơ bản : Nhìn chung với đề tài này cần phải giải quyết các vấn đề sau : + Tìm hiểu thực tế giảng dạy bộ môn , tình hình học tập của học sinh . + Tìm hiểu lí thuyết của phương pháp "" Hướng dẫn học sinh rèn luyện, luyện tập theo cặp, theo nhóm " ; từ đó thấy được những mặt tích cực cũng như khó khăn của phương pháp . + Phát huy các mặt tích cực, khắc phục những mặt chưa thuận lợi để áp dụng vào thực tế giảng dạy . b/ Nhiệm vụ của giáo viên : Đối với mỗi người giáo viên đều có những nhiệm vụ cụ thể của ngành giao cho như : Thực hiện các qui chế chuyên môn soạn, giảng, chấm, chữa bài kiểm tra của học sinh, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém, hoàn thành các đầu hồ sơ sổ sách Tuy nhiên ở đây, tôi chỉ bàn về nhiệm vụ cụ thể của giáo viên trong việc thực hiện đề tài . Đó là : + Trước tiên để thực hiện đề tìa này và triển khai vào thực tế giảng dạy thì giáo viên phảI hiểu rõ lý thuyết giáo học pháp của phương pháp dạy " Hướng dẫn học sinh rèn luyện, luyện tập theo cặp, theo nhóm " trong tình hình đổi mới hiện nay . + Tiếp theo giáo viên phảI tiến hành khảo sát tình hình học tập chất lượng học tập của học sinh để xây dựng cơ sở thực hiện đề tài sao cho hợp lý nâng cao chất lượng học tập của học sinh . 4