SKKN Hướng dẫn học sinh Lớp 1 giải toán “Điền số thích hợp vào ô trống – Dạng bài biết tổng 3 số”

doc 12 trang sangkien 12300
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh Lớp 1 giải toán “Điền số thích hợp vào ô trống – Dạng bài biết tổng 3 số”", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_huong_dan_hoc_sinh_lop_1_giai_toan_dien_so_thich_hop_va.doc

Nội dung text: SKKN Hướng dẫn học sinh Lớp 1 giải toán “Điền số thích hợp vào ô trống – Dạng bài biết tổng 3 số”

  1. Hướng dẫn học sinh lớp 1 giải toán “Điền số thích hợp vào ô trống- Dạng bài biết tổng của 3 số ” === === A . Đặt vấn đề I/ Cơ sở lí luận Trong quá trình dạy học , môn toán có một vị trí rất quan trọng . Toán học không chỉ cung cấp những kiến thức cơ bản , phương pháp nhận thức cần thiết mà còn có vai trò giáo dục nhiều mặt nhằm phát triển tư duy lô gic , rèn luyện khả năng suy nghĩ độc lập , sáng tạo của học sinh . Môn toán lớp 1 là cơ sở nền tảng cho việc học toán ở các lớp tiếp theo . Nó mở đường cho các em đi vào thế giới kì diệu của khoa học ,kiến thức toán mở rộng và nâng cao giúp các em thấy được sự kì diệu của các con số . “Loại toán điền số thích hợp vào ô trống – Dạng bài biết tổng của 3 số ”là dạng toán khá phong phú và hấp dẫn , tránh được sự đơn điệu lặp đi lặp lại trong các phép tính ,nó kích thích được tư duy tích cực sáng tạo của học sinh. II/ Cơ sở thực tiễn Qua thực tế dạy học nhiều năm tôi thấy đây là dạng bài không hẳn là khó song các em còn gặp nhiều vướng mắc và chưa tìm được kết quả đúng . Mặt khác để nâng cao chất chất lượng học sinh giỏi thì việc giúp học sinh giải tốt dạng toán trên là một nhiệm vụ không thể thiếu .Bên cạnh đó còn giúp các em có cơ sở ban đầu cho việc mở rộng kiến thức và kĩ năng làm các bài toán ở dạng nâng cao , tạo tiền đề cho việc học toán , đó cũng chính là hình thành cho các em phương pháp học toán . Vì vậy tôi tập trung nghiên cứu , tìm nguyên nhân và đưa ra một số biện pháp để hướng dẫn học sinh lớp 1 giải toán “ Điền số thích hợp vào ô trống – Dạng bài biết tổng 3 số ”. III/ Phạm vi giới hạn của đề tài : Phạm Thị Phượng 1 Trường Tiểu học Vũ Tiến === ===
  2. Hướng dẫn học sinh lớp 1 giải toán “Điền số thích hợp vào ô trống- Dạng bài biết tổng của 3 số ” === === Hướng dẫn học sinh lớp 1 giải toán “Điền số thích hợp vào ô trống – Dạng bài biết tổng 3 số ”.Đối tượng là học sinh nhóm chọn trường Tiểu học Vũ Tiến. B . Giải quyết vấn đề I/ Những phát hiện Qua trao đối với các đồng chí cán bộ quản lí và với tổ khối chuyên môn tôi chia thành dạng bài : Cho tổng của 3 số khi biết 2 số tìm số thứ ba với các kiểu bài như sau : + Kiểu thứ nhất : Điền số vào ô trống sao cho tổng 3 số của ba ô lion nhau bất kì đều bằng 6 ( Hoặc bất kì một số tự nhiên nào trong các số mà các em đã học ) 2 3 22222222 + Kiểu thứ hai : Điền số thích hợp vào ô trống ssao cho tổng các số trên cùng một hàng bằng nhau và bằng 10 ( Hoặc bất kì một số tự nhiên nào trong các số mà các em đã học ). 5 + Kiểu thứ ba : Điền mỗi số vào một ô tròn sao cho khi cộng các số trên mỗi cạnh của một tam giác đều bằng nhau và bằng 9 ( Hoặc bất kì một số tự nhiên nào trong các số mà các em đã học ) . Phạm Thị Phượng 2 Trường Tiểu học Vũ Tiến === ===
  3. Hướng dẫn học sinh lớp 1 giải toán “Điền số thích hợp vào ô trống- Dạng bài biết tổng của 3 số ” === === + Kiểu thứ tư : Điền các số để tổng các số theo hàng ngang ,cột dọc , đường chéo đều có kết quả bằng nhau . 3 4 2 2) Qua thực tiễn giảng dạy tôi they các em giải những kiểu bài này thường gặp nhiều vướng mắc và chưa điền đúng .Theo tôi do 4 nguyên nhân là : - Do các em chưa nắm chắc phần cấu tạo số. - Do khả năng phân tích số chưa tốt . - Do xác định yêu cầu của bài chưa tốt , khả năng phân tích đề còn hạn chế. - Chưa có kĩ năng làm toán nâng cao . Từ những nguyên nhân trên tôi đã đề ra một số biện pấiếnu II/ Hệ thống các biện pháp : Phạm Thị Phượng 3 Trường Tiểu học Vũ Tiến === ===
  4. Hướng dẫn học sinh lớp 1 giải toán “Điền số thích hợp vào ô trống- Dạng bài biết tổng của 3 số ” === === 1)Biện pháp thứ nhất : Giai đoạn chuẩn bị Trong quá trình dạy học việc hình thành các biểu tượng ban đầu về số (Từ 0 đến 9) tôi đã chú ý hình thành cho các em biểu tượng về số qua việc nhận biết số lượng trên đồ dùng và cũng từ đó giúp học sinh phân tích cấu tạo số dưới dạng 2 nhóm đồ vật và mở rộng tới 3 nhóm đồ vật . VD : Khi dạy số 6 + Yêu cầu học sinh tách 6 que tính thành 3 phần gồm : 1 ; 2 và 3 que tính hoặc gồm : 2 ; 2 và 2 hoặc 1 ; 1 và 4 que tính .( Tách làm 2 phần là kiến thức cơ bản các em đã được học tôi không trình bày lại ) + Đối với các bài toán về cộng hoặc trừ tôi đưa về dạng bài tìm tổng hoặc hiệu của 3 số : VD : 3 + 2 + .= 6 1 + 4 + . = 7 Hoặc : 8 = + 2 + 1 8 = 1 + + 5 8 - - 3 = 1 10 - 2 - = 5 + Hình thành kĩ năng làm các bài toán dạng như trên. 2) Biện pháp thứ hai : Xác định đề bài và phân tích các dữ kiện . + Việc xác định các yếu tố của bài là việc làm vô cùng cần thiết và rất quan trọng vì có xác định đúng yêu cầu thì mới biết việc mình cần phải làm là gì .Song song với nó là việc phân tích các dữ kiện của bài toán . Vì vậy tôi cho các em đọc kĩ đề ,gạch chân các từ khóa từ đó tư duy các việc cần làm . VD1: Kiểu bài thứ nhất : Bài 1: Điền số vào ô trống sao cho tổng 3 số của ba ô liền nhau bất kì đều bằng 6 2 3 Bước 1 : Đọc bài toán Bước 2 : Phân tích bài toán Phạm Thị Phượng 4 Trường Tiểu học Vũ Tiến === ===
  5. Hướng dẫn học sinh lớp 1 giải toán “Điền số thích hợp vào ô trống- Dạng bài biết tổng của 3 số ” === === ? Bài yêu cầu gì ? Các em phải điền số đó như thế nào ? Em hiểu tổng 3 số ở ba ô liền nhau bất kì đều bằng 6 nghĩa là như thé nào ( ô1 + ô2 + ô3 = ô2 + ô3 + ô4 = ô3 + ô4 + ô5 = .= 6 ) . Từ đó học sinh suy nghĩ và tìm ra đúng kết quả . + Kiểu bài thứ hai : VD 2 : Điền mỗi số vào ô trống sao cho tổng các số ttrên cùng hàng ngang hoặc cột dọc đều bằng nhau và bằng 10 . 5 Bước 1 : Đọc kĩ đề Bước 2: Phân tích đề : ? Bài yêu cầu gì . ? Các em phải điền những số như thế nào. ? Em hiểu tổng các số trên cùng hàng ngang ( hay cột dọc) đều bằng nhau và bằng 10 nghĩa là như thế nào. ? Hàng ngang có mấy ô . đã có số nào . ? Vậy em phải điền cặp số nào nữa . Từ đó học sinh sẽ suy nghĩ vận dụng cấu tạo số 5 và tìm ra đúng cặp số cần điền ( Hoặc 2 & 3 hoặc 1&4) + Kiểu bài thứ 3: VD3: Điền mỗi số vào một ô tròn sao cho khi cộng các số trên mỗi cạnh của tam giác đều bằng nhau và bằng 9 . Phạm Thị Phượng 5 Trường Tiểu học Vũ Tiến === ===
  6. Hướng dẫn học sinh lớp 1 giải toán “Điền số thích hợp vào ô trống- Dạng bài biết tổng của 3 số ” === === Bước 1 : Đọc kĩ đề Bước 2: Phân tích đề : ? Bài yêu cầu gì . ? Số phải điền là những số như thế nào . ? 9 phải bằng tổng của 3 số khác nhau nào . ( 9 = 1 + 2 + 6 ; 9 = 2 + 3 + 4 ; 9 = 1 + 3 + 5 ) ? Những số nào xuất hiện hai lần trong các tổng đó .( 1 ; 2 & 3 ) ? Những hình tròn nào được tính chung cho hai cạnh của tam giác .( ở đỉnh tam giác ) Từ đó gợi mở cho học sinh thấy các số cần phải điền ở đỉnh tam giác và đương nhiên các số còn lại các em sẽ dễ dàng điền đúng . + Kiểu bài thứ tư : VD4 : Điền các số để tổng các số theo hàng ngang ,cột dọc , đường chéo đều có kết quả bằng nhau . Phạm Thị Phượng 6 Trường Tiểu học Vũ Tiến === ===
  7. Hướng dẫn học sinh lớp 1 giải toán “Điền số thích hợp vào ô trống- Dạng bài biết tổng của 3 số ” === === 3 4 2 Bước 1 : Đọc kĩ đề Bước 2: Phân tích đề : ? Bài yêu cầu gì . ? Số cần phải điền cần thỏa mãn điều kiện gì ? Chỉ ra các ô ở hàng ngang ( hay đường chéo hay cột dọc ) ? Mỗi hàng hay mỗi cột hay mỗi đường chéo gồm có mấy ô . ? Muốn điền đúng và nhanh em hãy suy nghĩ nên tìm số còn lại ở hàng ngang hay đường chéo hay cột dọc trước . ? Để tổng bằng 9 thì ô còn lại sẽ bằng mấy. 3) Biện pháp 3: Tổng hợp kiến thức và hoàn thành bài toán : Từ chỗ học sinh phân tích các dữ kiện và tìm ra kế hoạch giải với từng kiểu bài các em sẽ tìm ra kết quả đúng của bài toán .Song để các em thực hiện một cách thành thạo ( có kĩ năng và kĩ xảo ) tôi hướng dẫn các em một số mẹo nhỏ . VD1: Bài 1 Sau khi hưóng dẫn học sinh tìm được 3 số ở ba ô liền nhau là các số 1 ; 2 ; 3 . Tôi hướng dẫn các em đánh số thứ tự ở trên các ô là chữ : a , b , c . Khi đó các ô có cùng một chữ thì điền số như nhau . Cụ thể : a b c a b c a b c a 2 1 Phạm Thị Phượng 7 Trường Tiểu học Vũ Tiến === ===
  8. Hướng dẫn học sinh lớp 1 giải toán “Điền số thích hợp vào ô trống- Dạng bài biết tổng của 3 số ” === === Học sinh suy nghĩ và tìm được ô ghi chữ a sẽ là số 3 .Từ đó các em sẽ nhanh chóng điền tiếp các số còn lại : a b c a b c a b c a 3 2 1 3 2 1 3 2 1 3 Tóm lại : Bằng những biện pháp trên tôi đã giúp các em học sinh khá giỏi làm tốt loại toán “Điền số thích hợp vào ô trống – Dạng bài biết tổng 3 số ” một cách có kĩ năng ,kĩ xảo .Từ đó giúp các em phát triển tư duy ,nâng cao kiến thức của mình ,tạo cơ sở và là tiền đề vững chắc cho các em học tiếp các lớp trên đặc biệt là hình thành cho các em một phương pháp học toán khoa học . III/ Kết quả đạt được : Từ những việc làm trên tôi thấy các em học sinh khá giỏi khi làm loại toán này rất nhanh mà chính xác .Qua các lần nhà trường khảo sát hàng tháng học sinh khá giỏi lớp tôi làm đúng tất cả các bài toán dạng “Điền số thích hợp vào ô trống – Dạng bài biết tổng 3 số” .Và cũng từ đấy tôi đưa ý kiến của mình để các giáo viên trong tổ chuyên môn cùng áp dụng vào thực tiễn với học sinh khá giỏi của các lớp trong .Kết quả cũng rất khả quan tuy với các lớp khác nhau thì mức độ học sinh tiếp thu cũng khác nhau song mọi giáo viên đều cho rằng đó là những biện pháp hay . IV/ Bài học Qua quá trình tìm tòi và thực hiện sáng kiến này tôi đã rút ra bài học sâu sắc cho mình . Đó là : 1) Để dạy - học toán nói chung và dạy học sinh khá giỏi loại toán : “Điền số thích hợp vào ô trống – Dạng bài biết tổng 3 số” nói riêng đòi hỏi mọi khâu trong quá trình dạy phải đảm bảo tính chính xác , khoa học và sư phạm . Phạm Thị Phượng 8 Trường Tiểu học Vũ Tiến === ===
  9. Hướng dẫn học sinh lớp 1 giải toán “Điền số thích hợp vào ô trống- Dạng bài biết tổng của 3 số ” === === 2) Việc hình thành cơ sở ban đầu phải nhất thiết đi từ trực quan sinh động đến tư duy trìu tượng .Mỗi học sinh phải được thực hành một cách nhuần nhuyễn thì mới nắm chắc kiến thức để vận dụng vào việc giải các loại bài tập . 3) Phải hướng dẫn học sinh từ đơn giản đến phức tạp ,từ kiến thức cũ móc xích với kiến thức mới . 4) Phải biết sử dụng phối hợp các thủ pháp giảng dạy và thường xuyên trao đổi chuyên môn với bè bạn đồng nghiệp để không ngừng nâng caco trình độ chuyên môn . 5) Phải tích cực tham khảo các tài liệu để phục vụ tốt cho công tác giảng dạy của mình . c Kết luận Trên đây là một số ý kiến của bản thân tôi về vấn đề dạy học sinh giỏi loại bài “Điền số thích hợp vào ô trống – Dạng bài biết tổng 3 số” với học sinh lớp 1 .Do trình độ còn hạn chế nên sáng kiến của tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót . Tôi kính mong nhận được sự góp ý quý báu của các cấp quản lí và bè bạn đồng nghiệp . Tôi xin chân thành cảm ơn ! Vũ Tiến ,ngày 15 tháng 4 năm 2009 Người viết Phạm Thị Phượng Xác nhận của nhà trường Phạm Thị Phượng 9 Trường Tiểu học Vũ Tiến === ===