SKKN Hướng dẫn học sinh đặt lời mới cho bài dân ca, trong chương trình giáo dục âm nhạc cấp THCS

doc 32 trang sangkien 01/09/2022 4020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh đặt lời mới cho bài dân ca, trong chương trình giáo dục âm nhạc cấp THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_huong_dan_hoc_sinh_dat_loi_moi_cho_bai_dan_ca_trong_chu.doc

Nội dung text: SKKN Hướng dẫn học sinh đặt lời mới cho bài dân ca, trong chương trình giáo dục âm nhạc cấp THCS

  1. Mai Xuân Đào Phương pháp hướng dẫn HS đặt lời mới cho bài dân ca SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH ĐẶT LỜI MỚI CHO BÀI DÂN CA, TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ÂM NHẠC CẤP THCS A. Mở đầu I.Đặt vấn đề: Trong nghị quyết Trung ương II khoá VIII của ban chấp hành Trung ương Đảng, có đề cập đến vấn đề: “Cần phải giáo dục toàn diện, giáo dục Đức-Trí-Thể- Mĩ trong nhà trường phổ thông”. Để góp phần đưa những đường lối, phương hướng của Đảng vào thực tiễn giáo dục. Tôi mạnh dạn đưa ra những suy nghĩ và việc làm của mình, những suy nghĩ về một phần nhỏ trong một mặt của giáo dục toàn diện, đó là giáo dục âm nhạc trong giáo dục thẩm mĩ. Hơn nữa lại là âm nhạc dân gian, đó là cái hồn của dân tộc, là tài sản vô giá, là bản sắc văn hoá dân tộc. Hội nghị Trung ương V khoá VIII đã thông qua nghị quyết “Về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc” và đây cũng là nền tảng tinh thần của xã hội chủ nghĩa và xã hội Cộng sản chủ nghĩa. Theo Hồ Chí Minh: “Văn hoá văn nghệ là biểu hiện tập trung nhất của nền văn hoá, là đỉnh cao của đời sống tinh thần, văn nghệ phải gắn liền với thực tiễn của đời sống nhân dân, đó là cuộc sống lao động sản xuất, chiến đấu, sinh hoạt và xây dựng cuộc sống mới. Văn nghệ vừa phản ánh thực tiễn vừa hướng cho nhân dân thúc đẩy sự phát triển của thực tiễn ấy theo qui luật của cái đẹp. Văn nghệ phát triển sao cho xứng đáng với thời đại mới của đất nước và dân tộc, phải phục vụ cho quần chúng và được quần chúng yêu thích, đem lại những chuyển biến tích cực trong tư tưởng, tình cảm, tâm hồn của con người”. 1/Thực trạng: Trong chương trình âm nhạc được Bộ GD và ĐT đưa vào giảng dạy ở trường THSC gồm có các phân môn: Học hát, tập đọc nhạc (TĐN) và âm nhạc thường thức (ÂNTT). Trong phân môn TĐN có nội dung hướng dẫn cho học sinh (HS) đặt mới lời ca cho bài TĐN; trong phân môn học hát có nội dung hướng dẫn cho HS đặt lời mới cho bài dân ca. Đây là một thử thách cho giáo viên trực tiếp giảng dạy. Bởi lẽ, chưa có một lớp hay một khóa nào đào tạo hay tập huấn cho GV về phương pháp đặt lời ca cho một giai điệu cho trước hay thay lời mới cho bài dân ca. Tôi đã tìm hiểu một số đồng nghiệp cùng giảng dạy bộ môn Âm nhạc THCS trong huyện và dự một số tiết dạy có liên quan đến việc đặt lời mới cho bài TĐN và cho bài dân ca. Qua tâm tư với một số Thầy, Cô và qua nhìn nhận thực tế trên tiết dạy, thì việc hướng dẫn cho HS đặt lời mới cho một bài TĐN và bài dân ca vẫn còn mang tính ước lệ, chưa có phương pháp cụ thể, mức độ lĩnh hội của HS cũng chỉ mang tính trừu tượng. Qua thực tế giảng dạy trong hơn mười năm, tôi mạnh dạn sáng tạo và dạy thử nghiệm tại trường THCS Hoài Hương, Hoài Nhơn, Bình Định đã thu được một vài kinh nghiệm trong việc hướng dẫn HS đặt lời mới cho bài TĐN và bài dân ca. Trong 1
  2. Mai Xuân Đào Phương pháp hướng dẫn HS đặt lời mới cho bài dân ca bài viết này, tôi không có tham vọng đi sâu nghiên cứu, khảo sát cả hai ý nói trên mà chỉ trình bày một vài phương pháp hướng dẫn HS đặt lời mới cho một số làn điệu dân ca. Tôi không dám xem đây là phương pháp tối ưu, mà chỉ là những kinh nghiệm chủ quan của bản thân tích lũy được trong quá trình thực nghiệm và giảng dạy. Một động cơ thứ hai để tôi chọn đề tài này là nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS. Hơn nữa, việc đặt lời mới cho một bài dân ca là một việc làm hết sức cần thiết không chỉ riêng cho lứa tuổi HS mà cho tất cả mọi người, nhằm góp phần phát huy và bảo tồn nền âm nhạc dân gian của dân tộc. 2/ Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới: + Ý nghĩa: Âm nhạc là một loại hình âm thanh, bằng các hình tượng âm thanh phản ánh cuộc sống xung quanh chúng ta. Âm nhạc có sức diễn cảm lớn, âm thanh thể hiện được tất cả những gì mà con người đã trải qua: niềm vui sướng, nổi khổ đau, sự chống đối, nổi dằn vặt thầm kín trong tâm tư, những khát vọng, những ước mơ, những hạnh phúc, Có lẽ chúng ta đều biết rằng âm nhạc đã nãy sinh trong quá trình tiến hóa của con người. Được con người bảo vệ, chăm sóc và phát triển để rồi âm nhạc quay trở lại phục vụ con người, giúp con người học tập, lao động sáng tạo. Trong kho tàng âm nhạc dân gian của mỗi dân tộc đã phản ánh được những giai đoạn, những hiện tượng quan trọng của cuộc sống con người. Những lời hát ru khi con người mới chào đời, những bài hát đồng dao khi vừa mới lớn, những câu hát dao duyên tỏ tình khi trưởng thành; những bài hát chiến trận, những bài ca lao động và cả những khúc nhạc tiễn đưa khi con người giã từ cuộc sống. Mỗi dân tộc đều tồn tại riêng nền nghệ thuật của dân tộc mình, đó là kho tàng quí báu của nền văn hóa dân tộc. Người Việt Nam chúng ta cũng vậy, chắc chắn rằng không có một ai không nhớ một bài ca, điệu hò, điệu lí của quê hương, của dân tộc mình. Âm nhạc và con người không bao giờ tách rời nhau. Âm nhạc gắn chặc với con người khi mới lọt lòng qua giọng nói dịu dàng và lời ru ngọt ngào của người mẹ. Đó chính là bài học hát đầu tiên ở cuộc đời của mỗi con người. Trong nhà trường, âm nhạc là bộ phận giáo dục mĩ học cho các em, giúp các em trở thành những con người có văn hóa, giàu tính nhân văn và có lòng yêu Tổ Quốc, yêu đồng bào, có tính trung thực và lòng dũng cảm như Bác Hồ từng mong muốn. Giáo dục âm nhạc trong nhà trường cũng là nơi ươm mầm, nuôi dưỡng năng khiếu âm nhạc để kế thừa, phát triển cho nền âm nhạc nước nhà, giữ gìn, phát huy, bảo tồn kho tàng âm nhạc dân gian của dân tộc. Dân ca gắn bó với mỗi con người không thể rứt rời như tình mẫu tử. Bởi nhẽ dân ca là tiếng nói thân thương dịu hiền, là lời ru ngọt ngào của người mẹ, của quê hương xứ sở, của nơi chôn rau cắt rốn. Hình ảnh quê hương khắc sâu trong mỗi con người qua những hình ảnh thả diều bắt bướm thời ấu thơ và những câu hò điệu lí, những khúc hát đồng dao, Tuổi thơ được nghe và được hát những câu hò, điệu lí quê hương như được cùng nhau nô đùa, tắm mát dưới dòng sông quê, như được sự vỗ về ân cần, hiền hòa của người mẹ. Cũng chính từ đây, nhân cách các em bắt đầu hình thành và phát triển. Tình yêu thương bạn bè, tình yêu quê hương đất nước tình yêu đồng loại ngày 2
  3. Mai Xuân Đào Phương pháp hướng dẫn HS đặt lời mới cho bài dân ca một bao dung, khí phách tự hào quê hương, tự hào dân tộc càng được hình thành vững chãi. Dân ca là sản phẩm tinh thần quí giá của cha ông để lại, nếu không được trân trọng, giữ gìn, học tập và phát triển vốn quí ấy thì hỏi trong tương lai không xa nền dân ca Việt Nam sẽ đi về đâu. + Tác dụng của giải pháp mới: Với giải pháp mới, tạo được thuận lợi cho GV khi hướng dẫn HS thực hiện sáng tạo lời mới cho một bài dân ca từ đơn giản đến nâng cao. Người học có được phương pháp làm nền móng cho sự sáng tạo, phát triển, nâng cao chất lượng, nâng cao tầm hiểu biết cho người học, không chỉ để áp dụng trong bài học mà còn ứng dụng thực tiễn vào sinh hoạt văn hóa văn nghệ dân gian ở địa phương. 3/ Phạm vi nghiên cứu của đề tài: + Về không gian: Tôi chưa giám mở rộng địa bàn nghiên cứu trong toàn huyện, mà chỉ nghiên cứu trong phạm vi tại trường nơi đang giảng dạy. + Về đối tượng: Chưa mở rộng qui mô đại trà trong HS, chỉ trong phạm vi HS khá, giỏi từ lớp 7 đến lớp 9 và một số HS thích ca hát tự nguyện tham gia. + Về phạm vi chuyên môn của đề tài: Trong những năm qua tôi đã nghiên cứu và thực hiện vấn đề này, mục đích ban đầu chỉ đơn giản là hướng cho các em có thái độ trâng trọng với nền âm nhạc dân gian. Nhưng sau đó các em lại rất thích, bởi các em được thể hiện tài năng của mình trước bạn bè, được hát một làn điệu dân ca mà chính bản thân mình sáng tạo ra một lời ca mới. Từ yếu tố trên, tôi nhận thấy cần tạo điều kiện thuận lợi cho các em được phát huy hơn nữa trong việc đặt lời mới cho bài dân ca. Muốn làm được việc này, cần phải nghiên cứu sâu vào mảng âm nhạc dân gian, tìm ra phương pháp hữu hiệu để giúp các em thực hiện. Âm nhạc dân gian có 3 phần chính đó là dân nhạc, dân ca và dân vũ. Trong đề tài này tôi chỉ đề cập đến dân ca. Dân ca là những bài hát do dân sáng tác ra, không rõ tác giả. Dân ca Việt Nam rất phong phú và đa dạng do đặc trưng vùng, miền, dân tộc anh em Thể loại cũng rất đa dạng như: Hò, Vè, Hát đối đáp, Hát ru, Hát xoan, Hát ghẹo, các điệu lí vân vân. Song hầu hết các thể loại đều có cấu trúc gọn gàng, thường được xây dựng trên câu ca dao lục bát. Ví dụ: + Một thương tóc bỏ đuôi gà Hai thương ăn nói mặn mà có duyên (Lí Mười thương: dân ca Bình-Trị-Thiên) + Ai đem con sáo sang sông Để cho con sáo sổ lồng bay xa (Lí con sáo: dân ca Nam bộ) + Trèo lên trên rẫy khoai lang Chẽ tre đan sịa cho nàng phơi khoai (Hò ba lí: dân ca Quảng Nam) + Mài dừa đạp cám cho nhanh Ép dầu để chải tóc anh, tóc nàng (Hò mài dừa: dân ca Bình Định) + Con cò bay lả bay la Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng (Cò lả: dân ca Đồng bằng Bắc bộ) Ngoài ra cũng có những làn điệu được xây dựng trên hai câu 7 chữ hoặc 8 chữ: + Gió mùa thu mẹ ru con ngủ Năm canh chày thức đủ vừa năm (Ru con; dân ca Nam bộ) 3
  4. Mai Xuân Đào Phương pháp hướng dẫn HS đặt lời mới cho bài dân ca + Trèo lên quán dốc, ngồi gốc cây đa Cho đôi mình gặp, xem hội đêm rằm (Lí cây đa: dân ca Quan họ Bắc Ninh) Cùng với sự phát triển của xã hội, lời ca của các làn điệu dân ca luôn được bổ sung để phù hợp với từng giai đoạn của lịch sử, phù hợp với từng nội dung sinh hoạt, lao động, phù hợp với từng lứa tuổi Xin ví dụ một vài làn điệu để ví dụ và diễn giải: Ví dụ 1: Bài Ví dặm dân ca Nghệ An Lời gốc: Anh ơi khoan vội bực mình Em xin kể lại phân minh tỏ tường. Lời mới: Trồng cây lại nhớ đến Người Rừng bao cây mọc, thương Người bấy nhiêu. Ví dụ 2: Bài Hò ba lí dân ca Quảng Nam Lời gốc: Trèo lên trên rẫy khoai lang Chẽ tre đan sịa cho nàng phơi khoai. Lời mới: Này anh bạn trẻ kia ơi Chẳng lo học tập bạn cười người chê. Trên đây chỉ là một vài ví dụ trong rất nhiều làn điệu dân ca được bổ sung, thay thế lời ca, chỉ một làn điệu thôi cũng có rất nhiều lời ca mới có nội dung khác nhau. II. Phương pháp tiến hành đề tài: 1/Cơ sở lí luận và thực tiễn có tính định hướng cho việc nghiên cứu, tìm giải pháp của đề tài: Trong chương trình giáo khoa Âm nhạc THCS, phần dạy - học hát dân ca chỉ mang tính tượng trưng, đại diện quá khiêm tốn. -Lớp 6 có bài Lí con sáo Gò Công; Đi cấy dân ca Thanh Hóa -Lớp 7 có bài Lí cây đa dân ca Quan họ Bắc Ninh. -Lớp 8 có bài Lí dĩa bánh bò dân ca Nam bộ; Hò ba lí dân ca Quảng Nam. -Lớp 9 có bài Lí kéo chài dân ca Nam bộ. Số lượng bài hát dân ca trong chương trình giảng dạy quá ít ỏi. Để góp thêm sự hứng thú cho HS, và tạo thêm lòng yêu thích dân ca, phát huy tính tích cực, sáng tạo đồng thời phát hiện được khả năng sáng tác lời ca mới ở các em. Người giáo viên phải cung cấp cho các em những kiến thức về phương pháp đặt lời ca mới cho một giai điệu có trước, cụ thể là cho một làn điệu dân ca. Qua kết quả thử nghiệm ban đầu, tôi nghiên cứu sâu hơn và tìm phương pháp thực hiện đơn giản mà hiệu quả để hướng dẫn các em thực hiện. 2/Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo giải pháp: 2.1/Tìm hiểu cấu trúc của bài hò, lí trước khi đặt lời mới: Như đã trình bày, các làn điệu dân ca có cấu trúc ngắn gọn và thường được xây dựng trên câu ca dao lục bát. Có những làn điệu giữ nguyên câu lục bát mà không thêm những từ phụ, câu phụ, chỉ điệp lại những từ có trong câu lục bát, hoặc đảo ngữ để làm cho giai điệu bài hát thêm phong phú nhưng vẫn không bị thay đổi nội dung và tính chất đặc trưng nghệ thuật của làn điệu dân ca đó. Ví dụ bài Lí chiều chiều- dân ca Nam bộ, được xây dựng trên câu Chiều chiều ra đứng lầu tây- thấy cô gánh nước tưới cây ngô đồng. Thực tế lời ca là: Chiều chiều ra đứng tây lầu tây, tây lầu tây 4