SKKN How to do the reading comprehension exercises in the National exam effectively

doc 31 trang sangkien 12060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN How to do the reading comprehension exercises in the National exam effectively", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_how_to_do_the_reading_comprehension_exercises_in_the_na.doc

Nội dung text: SKKN How to do the reading comprehension exercises in the National exam effectively

  1. CHUYÊN ĐỀ HOW TO DO THE READING COMPREHENSION EXERCIES IN THE NATIONAL EXAMINATION EFFECTIVELY (Cách làm bài đọc hiểu trong đề thi THPT quốc gia một cách hiệu quả) PHẦN MỞ ĐẦU Như một ngôn ngữ được sử dụng trên toàn cầu, tiếng Anh đang dần dần trở nên quan trọng trong cuộc sống của chúng ta nói riêng và của mọi người trên thế giới nói chung về độ phổ biến và tác dụng của nó. Trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, tiếng Anh có thế nói là điều kiện cần cho hầu hết các vị trí tuyển dụng ở các công ty nước ngoài và tư nhân và ngay cả một số vị trí tuyển dụng trong nhà nước thì tiếng Anh cũng là điều kiện để được xét tuyển. Vì tầm quan trọng của nó trong cuộc sống của chúng ta nên việc học tiếng Anh trong nhà trường phổ thông và cho nhu cầu của xã hội là rất quan trọng đối với học sinh, đặc biệt đối với học sinh THPT, một đối tượng sắp bước ra cuộc sống độc lập tự chủ như một công dân trưởng thành. Tiếng Anh là rất cần thiết với cuộc sống và công việc hàng ngày của bao nhiêu người, tuy nhiên cách học và tiếp cận nó như thế nào một cách hiệu quả thì không phải ai cũng chọn được một phương pháp hiệu quả cho riêng mình. Để đi sâu vào cách học tiếng Anh như thế nào cho hiểu quả là một vấn đề khá rộng và khó nói chi tiết cụ thể được vì mỗi đối tượng học tiếng Anh với mục đích riêng của từng giai đoạn thì lại phải có phương pháp cho từng đối tượng đó. Ví dụ, với đối tượng học tiếng Anh với mục đích giao tiếp phục vụ cho công việc thì ta cần chú trọng vào phát triển kỹ năng thực hành như nghe và nói, còn với đối tượng học tiếng Anh với mục đích thi cử thì người dạy lại phải tập trung nhiều hơn dạy kỹ năng làm bài kết hợp nhiều kỹ năng mang tính hàn lâm hơn như đọc, viết và bổ sung ngữ pháp. Là một giáo viên trong môi trường giáo dục với đối tượng là học sinh THPT và cụ thể hơn là đối tượng học sinh ôn thi đại học để chuẩn bị bước vào cuộc thi đầy cam go và khốc liệt ở ViệtNam thì có thể nói trách nhiệm và vai trò của người thầy lại càng quan trọng. Người dạy phải tìm ra một phương pháp hiệu quả để hướng đẫn học viên của mình làm bài đạt kết quả cao nhất. Với cấu trúc đề thi môn tiếng Anh trong đề thi THPT quốc gia với thời lượng làm bài là 90 phút trong đó bao gồm 20 câu hỏi đọc hiểu còn lại là các dạng bài tập khác thì phần đọc hiểu chiếm một vị trí khá quan trọng trong cấu trúc của đề thi này. Hiểu được vai trò của nó trong mức độ thành công của một bài thi đại học, hơn ai hết giáo viên phải là người hướng dẫn ©Copyright Do Binh – Lien Son High School – Lap Thach – Vinh Phuc - www.violet.vn/quocbinh72 Page 1
  2. và định hướng để các em có thể làm bài thi hiệu quả hơn. Nhận thấy rõ được một mảng kiến thức hay là một kỹ năng quan trọng trong đề thi đại học, tôi đã rất băn khoăn làm sao có thể tìm ra một phương pháp giúp các em có thể luyện tập kỹ năng này một cách hiệu quả chính vì thế tôi đã chọn chuyên đề “How to do the reading comprehension exercises in the National exam effectively”(cách làm bài đọc hiểu trong đề thi đại học một cách hiệu quả). Kỹ năng đọc hiểu là một kỹ năng quan trọng không chỉ vì nó chiếm nhiều điểm trong cấu trúc bài thi đại học mà nó còn là một kỹ năng thực tế mà đối với bất kỳ một người học tiếng anh nà cũng cần nên làm chủ nó. Kỹ năng đọc nói chung giúp chúng ta thu thập thông tin và kỹ năng đọc trong tiếng Anh nói riêng không những giúp chúng ta tiếp cận thông tin mà còn giúp chúng ta biết thêm nhiều từ mới và cấu trúc để phục vụ cho các kỹ năng khác như kỹ năng viết và nói. Đối với học sinh THPT, làm tốt kỹ năng đọc hiểu thì có thể nói là bài thi đã thành công được trên 50%, vì làm tốt kỹ năng đọc hiểu đồng nghĩa với việc bạn sẽ học được một lượng từ mới đáng kể đóng góp một phần không nhỏ cho sự thành công của các dạng bài tập khác. Trong chuyên đề này tôi tập chung phân tích cấu trúc của bài đọc hiểu trong đề thi THPT quốc gia và hướng dẫn cụ thể các mẹo và các kỹ năng làm dạng bài tập này, hy vọng chuyên đề sẽ giúp các em tiếp cận bài đọc hiểu bớt khó khăn hơn và mang lại hiệu quả trong các bài thi tiếng Anh nói chung và kỳ thi THPT quốc gia nói riêng. PHẦN NỘI DUNG I. MỤC TIÊU VỀ KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG 1. Mục tiêu về kiến thức Sau bài học, học sinh cần: - Nâng cao vốn từ vựng. - Cơ bản nắm được các kĩ thuật tìm câu trả lời cho các dạng câu hỏi đưa ra trong bài tập đọc hiểu. - Cơ bản biết cách làm bài tập đọc hiểu. 2. Mục tiêu về kĩ năng - Rèn luyện các kỹ năng đọc như “scanning” và “skimming”. - Rèn luyện các kĩ thuật tìm câu trả lời cho các dạng câu hỏi đọc hiểu từ dễ đến khó và phù hợp với từng dối tượng học sinh (học sinh thi tốt nghiệp và học sinh thi đại học). II. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Định nghĩa về đọc hiểu ©Copyright Do Binh – Lien Son High School – Lap Thach – Vinh Phuc - www.violet.vn/quocbinh72 Page 2
  3. Theo wikipedia, đọc hiểu được định nghĩa như là mức độ về sự hiểu biết của một văn bản hay một thông tin. Sự hiểu biết được xuất phát từ sự kết hợp giữa ngôn ngữ được viết trong bài và cách chúng kích hoạt kiến thức bên ngoài văn bản. Theo hai tác giả Mc Donough và Shaw (8:102) trích khái niệm của Williams rằng: đọc hiểu là quá trình tìm kiểm thông tin tổng quát từ một văn bản, tìm kiếm thông tin cụ thể từ một văn bản, hay đọc để tìm kiếm sự lý thú. Theo Nunan (10: 68) lại cho rằng đọc hiểu là quá trình mà người đọc kết hợp thông tin từ một văn bản với kiến thức nền của mình để hiểu biết một vấn đề. Có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về “đọc hiểu” nhưng nhìn chung có thể khái quát được rằng: đọc hiểu là quá trình tìm kiếm thông tin được đưa ra trong văn bản và vận dụng kiến thức nền của mình để hiểu một vấn đề. 2. Các kỹ năng đọc cơ bản. Một trong những yếu tố làm nên sự thành công của bài thi Tiếng Anh Đại học là sự phân chia thời gian cho hợp lý. Trong thời lượng 90 phút với 80 câu trắc nghiệm, đặc biệt vất vả hơn đối với 2 bài đọc hiểu mỗi bài dài 400- 500 từ như vậy nếu học sinh không có phương pháp làm nó một cách hiệu quả thì phải khẳng định rằng các em sẽ bị thiếu thời gian. Có thể xảy ra tình trạng hết thời gian làm bài mà nhiều phần học sinh chưa đọc hết. Để giải quyết vấn đề này trước tiên học sinh cần nắm được một số kỹ năng cơ bản khi làm bài đọc hiểu. Dưới đây là hai kỹ năng rất cần thiết đối với học sinh khi làm bài tập này. Skimming: là dùng mắt đọc lướt qua toàn bộ bài khóa để lấy ý chính và nội dung bao quát của bài. Chúng ta sử dụng kỹ năng này khi muốn xác định thông tin quan trọng, từ khóa chính. Sau khi skimming bạn sẽ xác định được xem bạn có cần đọc kỹ đoạn này sau đó nữa không. Các bước skimming: - Đọc chủ đề của bài- đây là phần tóm tắt ngắn gọn nhất - Đọc đoạn giới thiệu hoặc khái quát. - Đọc trọn đoạn đầu của bài khóa. - Đọc các câu phụ đề nếu có và tìm mối liên quan giữa chúng. - Đọc câu đầu tiên của các đoạn còn lại vì ý chính của mỗi đoạn thường nằm ở câu đầu tiên Scanning: là dùng mắt đọc lướt nhanh để tìm một từ hay một ý chính xác trong bài. Kỹ năng này được sử dụng khi họ biết chắc thông tin mà họ cần tìm là gì. Đối với đối tượng học sinh thì nên dùng kỹ năng này khi đã đọc yêu cầu của câu hỏi. ©Copyright Do Binh – Lien Son High School – Lap Thach – Vinh Phuc - www.violet.vn/quocbinh72 Page 3
  4. Các bước scanning: - Đọc tiêu đề của bài - Nhìn từ đầu trang cho đến cuối trang để tìm ra những từ hoặc cụm từ đặc biệt mà đang cần. - Nên chú ý đặc biệt đến các định nghĩa, công thức, sơ đồ, biểu đồ . 3. Các dạng câu hỏi cơ bản trong bài tập đọc hiểu Câu hỏi 1: Tìm ý chính của bài đọc (main idea) Câu hỏi 2: Xác định mục đích của bài (Purpose) Câu hỏi 3: Nhận diện cách tổ chức ý tưởng hoặc bố cục chung hoặc thái độ (general organization or attitude) Câu hỏi 4: Suy luận, tìm hàm ý (Inference) Câu hỏi 5: Xác đinh thông tin được nêu trong bài (Stated detail) Câu hỏi 6: Xác định thông tin không được nêu trong bài (Unstated details) Câu hỏi 7: Tìm từ đồng nghĩa trái nghĩa (Vocabulary) Câu hỏi 8: Tìm từ hoặc cụm từ được nói đến hoặc được quy chiếu đến (Reference) Câu 9: Xác định thông tin này được đề cập ở đâu trong bài (Where questions) 4. Các bước làm cụ thể trong bài đọc hiểu Trong 9 câu hỏi này câu hỏi 1,2 và 3 là nhóm câu hỏi tổng quát nên để làm sau, các câu hỏi còn lại là nhóm câu hỏi thông tin cụ thể nên có thể xem xét làm trước tùy vào mức độ khó dễ của từng câu. Các câu hỏi này được chia ra các dạng sau đây. DẠNG 1: MAIN IDEA QUESTIONS (câu hỏi 1, 2 và 3) Câu hỏi 1 và 2: Tìm ý chính của bài đọc (main idea) và xác định mục đích của bài (purpose) Hầu hết các bài đọc đều có ít nhất 1 câu hỏi dạng này , dạng này có thể được hỏi đưới nhiều hình thức khác nhau nhưng chung quy lại sẽ yêu cầu học sinh xác định “ topic” “tiltle” “ subject” “primary idea” hay “ main idea”. Với dạng bài tập cơ bản thì nội dung chính của đoạn văn thường nằm ở câu chủ đề hoặc câu đầu tiên ở mỗi đoạn văn (đôi khi lại là câu cuối cùng) nên học sinh chỉ cần đọc lướt nhanh những câu đầu tiên hoặc những câu cuối cùng để tìm ra nội dung chính. Đối với dạng bài tập nâng cao, nội dung chính của bài nó sẽ không nằm trong một câu cụ thể nào cả mà là ý chung của toàn bài nên học sinh cần để lại những câu hỏi ©Copyright Do Binh – Lien Son High School – Lap Thach – Vinh Phuc - www.violet.vn/quocbinh72 Page 4
  5. dạng này lại làm sau cùng, sau khi đã dành thời gian đọc để tìm thông tin chi tiết của các câu hỏi khác học sinh sẽ nắm được nội dung chính của toàn bài. Main ideas questions Các câu hỏi thường gặp What is the topic of the passage? What is the subject of the passage? What is the main idea of the passage? What is the author’s main point in the passage? With what is the author primary concerned? Which of the following would be the best title? What is the author’s main purpose in the passage? Câu trả lời Thường nằm ở đầu hoặc cuối mỗi đoạn văn. Nếu ý chính không nằm cụ thể ở đầu hoặc cuối đoạn văn ta sẽ để lại làm cuối cùng sau khi đã danh thời gian trả lời các câu hỏi chi tiết. Cách làm - Đọc các dòng đầu tiên của mỗi đoạn văn - Tìm ý chung nhất trong dòng đầu tiên và tìm mối liên hệ giữa chúng - Trong quá trình đọc chú ý đến những từ khóa được lặp đi lặp lại - Thường làm câu hỏi này cuối cùng sau khi đã trả lời các câu hỏi chi tiết trước để đỡ mất thời gian. - Đọc lướt nhanh toàn bài để kiểm tra xem đã tìm đúng nội dung chính - Loại các phương án chắc chắn sai,thông thường main idea ( too general), ( too specific) or ( not mentioned) - Chọn phương án đúng nhất trong các phương án còn lại Example: The passage Basketball was invented in 1891 by a physical education instructor in Springfield, Massachusetts, by the name of James Naismith. Because of terrible weather in winter, his physical education students were indoors rather than outdoors. They really did not like the idea of boring, repetitive exercises and preferred the excitement and challenge of a game. Naismith ©Copyright Do Binh – Lien Son High School – Lap Thach – Vinh Phuc - www.violet.vn/quocbinh72 Page 5