SKKN Hình thức thảo luận nhóm và sử dụng trò chơi trong dạy học môn Văn ở trường THCS

doc 10 trang sangkien 27/08/2022 12742
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Hình thức thảo luận nhóm và sử dụng trò chơi trong dạy học môn Văn ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_hinh_thuc_thao_luan_nhom_va_su_dung_tro_choi_trong_day.doc

Nội dung text: SKKN Hình thức thảo luận nhóm và sử dụng trò chơi trong dạy học môn Văn ở trường THCS

  1. Bùi Như Lạc Long Phú Phßng gi¸o dôc & ®µo t¹o LONG PHÚ Tr­êng TH CỞ SỞ ĐẠI ÂN 2a NGỮ VĂN 9 HÌNH THỨC THẢO LUẬN NHÓM VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC MÔN VĂN Ở TRƯỜNG THCS Gi¸o viªn: Bùi Như Lạc Năm häc: 2009 - 2010
  2. Bùi Như Lạc Long Phú CẤU TRÚC SKKN A. Đặt vấn đề. I. Cơ sở lí luận. II. Cơ sở thực tiễn. 1. Đối với giáo viên. 2. Đối với học sinh. B. Giải quyết vấn đề: I. Các hình thức thảo luận nhóm, sử dụng trò chơi trong dạy học môn văn. 1. Hình thức thảo luận nhóm. 1.1. Cách thức tổ chức. 1.2. Chuẩn bị của giáo viên. 1.3. Chuẩn bị của học sinh. 2. Hình thức sử dụng trò chơi. 2.1.Cách thức tổ chức. 2.2.Chuẩn bị của giáo viên. 2.3.Chuẩn bị của học sinh. II.Phạm vi áp dụng. III. Bài dạy thực nghiệm. IV. Kết quả. C. Kết luận và kiến nghị
  3. Bùi Như Lạc Long Phú A.ĐẶT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lí luận: Trong những năm gần đây vấn đề đổi mới phương pháp dạy học luôn được bàn luận một cách sôi nổi, đó là vấn đề quan trọng luôn được đề cập trong mỗi cuộc họp chuyên môn ở tất cả các trường học trên cả nước.Với bộ môn văn cũng không nằm ngoài quỹ đạo đó. Nghị quyết hội nghị lần II BCH TW Đảng khóa VIII nêu rõ : “Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học” ; “phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động , sáng tạo của người học, bồi dưỡng lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. Trước kia phương pháp dạy – học văn cổ truyền chính là giảng văn và phân tích các nội dung trong bài học, có lẽ đây là hình thức duy nhất để tiếp cận văn bản.Tuy có những thành công nhất định thì vẫn là thầy phân tích –trò tiếp nhận.Dù có thành công nhưng vẫn là áp đặt cách hiểu, cách cảm thụ cho học sinh và lâu dần sẽ dẫn tới sự nhàm chán không thích tìm tòi,sáng tạo của các em. Chính điều đó đòi hỏi phải có những phương pháp cải tiến trong việc dạy –học văn trong nhà trường,đây là nhu cầu thiết yếu đối với các nhà giáo dục và đội ngũ giáo viên giảng dạy môn văn.Chúng ta biết rằng môn văn là môn cơ bản góp phần hình thành nhân cách học sinh,đặc biệt đối tượng của môn văn là những tác phẩm văn thơ,mà văn thơ lại là nghệ thuật của ngôn từ. Vì vậy với đối tượng học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số mà giáo viên chỉ phân tích, diễn giảng thì chắc chắn hiệu quả sẽ không cao. Chính vì vậy để thực hiện một giờ học có hiệu quả thì người giáo viên cần phải sử dụng nhiều phương pháp như: phân tích, diễn giảng,vấn đáp,nêu vấn đề,gợi ý và đặc biệt để tạo một giờ học phong phú, sinh động thì việc sử dụng hình thức thảo luận nhóm sẽ giúp học sinh trao đổi ý với nhau, bổ sung cho nhau các kiến thức còn thiếu, học sinh sẽ sôi nổi hơn trong học tập. Còn việc lồng ghép một số trò chơi trong quá trình giảng dạy sẽ giúp học sinh cảm thấy hứng thú, tích cực, sôi nổi hơn đỡ nhàm chán trong một tiết học văn. Bất cứ một người giáo viên nào có tâm huyết với nghề đều tự đặt ra câu hỏi làm thế nào để dạy và học tốt môn văn ?Từ xưa đến nay người ta vẫn nói :“Học văn thì dễ nhưng dạy văn thì rất khó” và thực tế cũng chứng minh điều đó. Quả là việc dạy văn vô cùng khó bởi dạy văn không chỉ là dạy đúng, đủ mà còn phải hay, phải lôi cuốn học sinh, làm cho học sinh hứng thú, say mê. Môn ngữ văn là môn học kết tinh nhiều giá trị văn hóa truyền thống và nhân loại, là môn học có ý nghĩa trong việc hình thành, phát triển, định hướng nhân cách cho học sinh và rèn luyện những kỹ năng cơ bản cần thiết cho các em.Mặt khác đây lại là môn học nghệ thuật kích thích trí tưởng tượng bay bổng,sáng tạo của học sinh .Chính điều này làm cho việc dạy văn càng khó hơn, đặc biệt với đối tượng học sinh vùng dân tộc thiểu số như ở Long Phú chúng ta . Thực tế chúng ta thấy rằng ngày càng có ít học sinh đi thi học sinh giỏi môn văn hơn ,các em cũng cảm thấy chán nản và không mấy hứng thú khi học giờ văn.Chính điều đó đòi hỏi phải có những phương pháp cải tiến trong việc dạy – học văn trong nhà trường .Đây là nhu cầu cần thiết đối với các nhà giáo dục và đội ngũ giáo viên giảng dạy môn văn .Với chức năng là một người làm công tác giảng dạy trong nhà trường bản thân tôi cũng luôn trăn trở là làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học văn.Trong 5 năm công tác giảng dạy tôi nghiệm thấy rằng,cái ước muốn học văn sao cho giỏi,dạy văn sao cho hay ,viết văn sao cho tốt là ước muốn của rất nhiều giáo viên và học sinh.Muốn thực hiện được ước mơ ấy thì chúng ta phải biết tìm tòi,sáng tạo và đưa ra những cái mới hấp dẫn lôi cuốn học sinh,đặc biệt là người giáo viên chúng ta phải biết làm mới bài giảng của mình để kích thích học sinh. Phần nội dung thì không thể làm mới,không thể thay đổi nhưng chúng ta có thể thay đổi và làm mới hình thức,phương pháp giảng dạy của mình. Điều này thì chúng ta đã và đang thực hiện lâu nay nhưng cái quan trọng là sự đổi mới của từng người.Với riêng tôi chỉ một vài năm công tác chưa được xem là nhiều nhưng tôi cũng đã tự rút ra cho mình một vài kinh nghiệm nhỏ,hy vọng trao đổi cùng đồng nghiệp, mong góp một phần nhỏ kinh nghiệm của mình vào công tác dạy học môn ngữ văn của huyện nhà. Đó chính là sử dụng “hình thức thảo luận nhóm,và tổ chức trò chơi” trong dạy học môn văn ở trường THCS. II. Cơ sở thực tiễn :
  4. Bùi Như Lạc Long Phú Chúng ta thấy rằng việc đổi mới phương pháp dạy học đã đem lại nhiều kết quả khả quan, song bên cạnh những thuận lợi thì chúng ta còn gặp vô vàn những khó khăn .Đặc biệt đối với những giáo viên đang giảng dạy ở huyện Long Phú. Những khó khăn đó một mặt ở học sinh nhưng cũng một phần ở chính những người giáo viên chúng ta.Môn ngữ văn trong nhà trường có vị trí quan trọng bởi nó giáo dục phẩm chất đạo đức, cung cấp kiến thức tự nhiên và xã hội cho các em nên việc dạy học văn vừa thuận lợi cũng vừa khó khăn: 1. Đối với giáo viên: Thực tế huyện Long Phú chúng ta số lượng giáo viên dạy văn còn quá trẻ,nhiều người mới bước vào nghề một hai năm nên kinh nghiệm giảng dạy còn ít. Đặc biệt kinh nghiệm dạy học vùng đồng bào dân tộc thiểu số như ở Long Phú. Có một số giáo viên dạy chừng 5-7 năm có chút kinh nghiệm lại chuyển đi nơi khác, thành thử trên toàn huyện chỉ còn lại giáo viên trẻ dẫn tới khi giảng dạy các thao tác xử lý bài giảng còn hạn chế, truyền đạt nội dung, kiến thức bài học còn chật vật khó khăn. Đây là một khó khăn và cũng là một thử thách không nhỏ đối với đội ngũ giáo viên dạy văn huyện nhà. Ngay bản thân tôi dù đã công tác được 5 năm song tôi cũng chỉ là một giáo viên trẻ cần học hỏi thêm rất nhiều ở đồng nghiệp đi trước .Nhưng rồi quanh quẩn cũng chỉ vài giáo viên trong trường với nhau mà cũng toàn giáo viên trẻ với một hai năm đứng lớp kinh nghiệm chưa nhiều dẫn tới việc trao đổi, góp ý chỉnh sửa những thiếu sót còn hạn chế. Đặc biệt là không có những sáng kiến, kinh nghiệm phù hợp với đặc điểm học sinh để chúng tôi có thể trao đổi học tập rút kinh nghiệm. 1.Đối với học sinh: Tất cả chúng ta đều thấy rõ một điều, hiện nay học sinh bước chân lên bậc THCS còn rất nhiều em chưa đọc thông viết thạo. Đây là một trở ngại quá lớn khi các em lại tiếp tục phải tìm hiểu, khám phá những kiến thức cao hơn ,rộng lớn hơn ,trìu tượng hơn. Do đặc điểm vùng miền mà học sinh của chúng ta khả năng tư duy còn rất hạn chế ,hầu như các em chưa có tư duy sáng tạo, tư duy logic.Với các môn học khác các em cố gắng học thuộc, học vẹt những điều đã có ở trong sách giáo khoa , còn bộ môn văn do tính đặc thù đó là một môn học nghệ thuật kích thích trí tưởng tượng sáng tạo của mỗi người học sinh ,môn học mà chất liệu là ngôn từ với những hàm nghĩa sâu xa. Và hiện nay do chương trình vẫn còn những bài dạy dài so với thời lượng từ 45-90 phút nghiên cứu trên lớp nên học sinh lại càng khó tiếp thu hết kiến thức .Chính điều này mà học sinh của chúng ta bị hạn chế rất nhiều trong việc tiếp thu và cảm thụ tác phẩm văn chương . Thứ hai do trình độ nhận thức của cha mẹ và ngay chính học sinh còn hạn chế. Thực tế còn có nhiều bậc phụ huynh không biết chữ nên phó mặc chuyện học hành của con cái cho nhà trường,ở nhà cha mẹ không hướng dẫn, chỉ bảo được cho con em mình mà chủ yếu là khoán trắng cho các em tự lo. Có cha mẹ còn không muốn con đi học mà chỉ muốn con ở nhà lên nương ,lên rẫy ,đi làm kiếm tiền.Cũng có cha mẹ đã nhận thức được việc học là quan trọng ,cũng đã có sự quan tâm nhưng sự quan tâm đó cũng chỉ là ‘hãy cố gắng học đi con” rồi để các con tự lo, từ góc học tập cũng chưa lo được cho con,đồ dùng học tập của con cũng không biết có đầy đủ hay không ? hôm nay con có đến lớp đúng giờ hay không? Chính vì vậy học sinh ngày càng lơ là hơn trong việc học . Đặc biệt chúng ta thấy rằng bộ môn văn là một bộ môn cần đầu tư nhiều thời gian nhất, nhưng đối với học sinh thuộc địa bàn huyện Đam Rông chúng ta việc đầu tư cho môn văn là điều khó khăn. Bởi học sinh của chúng ta ngoài thời gian học trên lớp ra, về đến nhà là buông sách vở lo lao động ,lên nương, lên rẫy kiếm sống, nhiều em còn là lao động chính trong gia đình, ban ngày lao động vất vả ban đêm các em không thể đầu tư cho học hành được nhiều.Đây là một trở ngại lớn nhất trong quá trình dạy –học trên địa bàn huyện Long Phú chúng ta. Bên cạnh những vấn đề trên thì trên thực tế vẫn còn một số ít học sinh ham thích môn văn,các em cũng mong muốn trở thành những học sinh giỏi môn văn bằng chứng là vẫn có những học sinh tham dự kì thi học sinh giỏi văn cấp huyện .Tuy nhiên những học sinh này cũng như các học sinh khác gia đình thì khó khăn thiếu tiền hỗ trợ để mua các phương tiện ,tài liệu học tập ,sách tham khảo Chính điều này dần dần làm các em ngại và không mấy đầu tư vào môn văn. Với tất cả những khó khăn trên dẫn tới vấn đề chúng ta dạy học theo phương pháp trên học sinh của chúng ta thực hiện các thao tác chưa được nhanh nhẹn, một số em còn ỷ lại trông chờ bạn bên cạnh trả lời, tư duy ,sáng tạo của các em còn hạn chế nên quá trình thực hiện nội dung bài học còn chậm chạp. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
  5. Bùi Như Lạc Long Phú I.Các hình thức thảo luận nhóm,sử dụng trò chơi trong dạy học môn văn: 1.Hình thức thảo luận nhóm. 1.1.Cách thức tổ chức. Với hình thức thảo luận nhóm thì chúng ta có thể sử dụng trong tất cả các tiết dạy ở tất cả các bài. Còn hình thức tổ chức trò chơi thì chúng ta chỉ có thể áp dụng ở một số bài cho phù hợp ,chứ không phải bài nào cũng đem áp dụng. Tuy nhiên để sử dụng các trò chơi trong một tiết dạy thì bắt buộc trong đó sẽ có hình thức thảo luận nhóm. Khi cho học sinh thảo luận nhóm có rất nhiều cách để chúng ta thực hiện : 1.1.1. Viết sẵn câu hỏi ra giấy kẻ ngang rồi phát cho học sinh mỗi tổ 1tờ. 1.1.2. Ghi ra giấy rôki treo lên bảng hoặc bảng phụ,bảng mêka. 1.1.3. Chỉ cho học sinh câu hỏi trong sách và học sinh nhìn vào để thảo luận. 1.1.4.Từ một ý kiến của học sinh tổ chức cho các em thảo luận . 1.2.Chuẩn bị của giáo viên: 1.2.1.Chuẩn bị phương tiện: 1.2.1.1.Bảng phụ hoặc giấy rôki,bảng mêka viết bút phốt. 1.2.1.2.In hoặc viết sẵn câu hỏi ra giấy A4. 1.2.1.3.Câu hỏi phải được viết thẩm mĩ ,khoa học. 1.2.2.Chuẩn bị nội dung: 1.2.2.1.Câu hỏi thảo luận nên chia nhỏ,câu hỏi khó phải có câu hỏi gợi mở. 1.2.2.2. Nội dung câu hỏi phải rõ ràng ,phù hợp đối tượng học sinh . 1.2.2.3.Câu hỏi phải phát huy khả năng tư duy , kích thích khả năng sáng tạo cho học sinh. 1.2.2.4.Các câu hỏi chỉ tập trung xoay quanh nội dung chính của bài học. 1.2.2.5.Thời gian thảo luận không quá ngắn học sinh không kịp định hình,cũng không quá dài ảnh hưởng tới thời gian tiết học. 1.2.2.6. Phân nhóm cho học sinh thảo luận không nên quá ít mà cũng không quá đông. 1.2.2.7.Học sinh thảo luận xong giáo viên gọi một hai nhóm trả lời còn lại thu bài về nhà chấm và sửa hôm sau phát lại (tránh mất nhiều thời gian của tiết học). 1.2.2.8.Phân công một học sinh nhanh nhẹn làm trưởng nhóm, một học sinh ghi nhanh làm thư kí . 1.2.2.9.Việc sử dụng hình thức thảo luận nhóm thì có thể sắp xếp bất kì khoảng thời gian nào trong tiết dạy. 1.3.Chuẩn bị của học sinh: 1.3.1.Phiếu học tập, 1.3.2. Đọc kĩ các câu hỏi trong phần bài học. 1.3.3. Ghi ý kiến của bản thân về các câu hỏi cho là khó. *Ví dụ: Khi dạy văn bản: “Chuyện người con gái Nam Xương” để làm rõ hơn nhân cách cao đẹp của nhân vật Vũ Nương chúng ta có thể dùng câu hỏi thảo luận như sau: ? Lời trăng trối của bà mẹ chồng giúp ta hiểu thêm điều gì về Vũ Nương. * Hoặc khi dạy văn bản: “Đồng chí” của Chính Hữu để thấy rõ nghệ thuật của bài thơ cũng như sự chuyển ý thơ chúng ta có thể đặt câu hỏi: ? Câu thơ thứ 7 trong bài có điều gì đặc biệt. *Đối với bài: “ Bếp lửa” của Bằng Việt: ? Tại sao tác giả lại viết “Một bếp lửa ấp iu nồng đượm” sau đó dùng câu hỏi gợi: ( từ ấp iu thể hiện hành động như thế nào? Bếp lửa luôn gắn với hình ảnh nào trong bài thơ? Bếp lửa có thể hiện được sự ấp iu không ? *Đối với bài: “Ánh trăng” của Nguyễn Duy : ? Tư thế, tâm trạng , cảm xúc của tác giả khi đột ngột gặp lại vầng trăng? 2.Hình thức sử dụng trò chơi trong dạy học văn. 2.1.Cách thức tổ chức. Đối với việc sử dụng trò chơi thì chúng ta cũng cần chú ý lựa chọn trò chơi phù hợp với từng nội dung bài dạy và thời gian của tiết học.Có thể sử dụng trò chơi “giải ô chữ” , “rung chuông vàng”, “tiếp sức” Ví dụ :để dạy các văn bản ,những tác phẩm truyện chúng ta có thể tổ chức cho học sinh chơi trò chơi : “giải ô chữ” bằng cách kẻ sẵn các ô chữ trên bảng phụ và đưa ra các câu hỏi gợi ý để tìm ra nội dung ,nghệ thuật chính của truyện.Giáo viên cũng có thể tổ chức trò chơi “rung chuông vàng” ở cuối tiết học bằng cách phân chia lớp thành nhiều nhóm và đưa ra những câu hỏi trắc nghiệm để học sinh thảo luận ,nhóm nào trả lời đúng sẽ được điểm tối đa .Hoặc khi dạy các bài tiếng việt chúng ta có thể tổ chức trò