SKKN Hiệu trưởng tổ chức phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh ở trường THCS Võ Văn Kiệt xã Đạo Nghĩa huyện ĐắkR’lấp tỉnh Đắk Nông

doc 44 trang sangkien 4620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hiệu trưởng tổ chức phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh ở trường THCS Võ Văn Kiệt xã Đạo Nghĩa huyện ĐắkR’lấp tỉnh Đắk Nông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_hieu_truong_to_chuc_phoi_hop_voi_ban_dai_dien_cha_me_ho.doc

Nội dung text: SKKN Hiệu trưởng tổ chức phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh ở trường THCS Võ Văn Kiệt xã Đạo Nghĩa huyện ĐắkR’lấp tỉnh Đắk Nông

  1. Tổng thu hoạch: “ Hiệu trưởng tổ chức phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh ở trường THCS Võ Văn Kiệt xã Đạo Nghĩa huyện ĐắkR’lấp tỉnh Đắk Nông ” PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt, là sự tác động có định hướng, có mục tiêu , có tổ chức, có kế hoạch. Đó là quá trình hoạt động có sự kết hợp đồng bộ vai trò chủ đạo của người thầy với sự tự giác, tích cực chủ động và rèn luyện của học sinh nhằm hình thành và phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ. Trong luật giáo dục Việt Nam năm 2005, mục tiêu giáo dục được xác định “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, có tri thức, có sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Nghị quyết Đại hội lần thứ hai Ban chấp hành trưng ương Đảng khóa VIII khi nói về vấn đề yếu kém của Giáo dục và Đào tạo đã nêu lên sáu yếu kém. Trong yếu kém về chất lượng và hiệu quả của Giáo dục và Đào tạo còn thấp” có nêu rõ: “ Đặc biệt đáng lo ngại là một bộ phận trong học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão, lập thân lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước. Nghị quyết cũng chỉ ra một trong những nguyên nhân của những yếu kém là “ Giáo dục và Đào tạo chưa kết hợp chặt chẽ với lao động và sản xuất, nhà trường chưa gắn kết với gia đình và xã hội.” Thực tế trong những năm gần đây cùng với sự hội hập vào nền kinh tế thế giới, lối sống mới đã có nhiều tích cực phần nào cũng ảnh hưởng đến các em học sinh, làm cho tinh thần động cơ của các em giảm sút. Về phía gia đình, hầu hết đều muốn con em mình học đến nơi đến chốn, cố gắn tạo điều kiện cho con em học tập. Tuy nhiên, phần lớn phụ huynh của con em ở vùng sâu, vùng xa có trình độ thấp, ít hiểu biết, suốt ngày chỉ lo lao động ngoài nương rẫy hoặc phải làm thuê kiếm sống nên ít quan tâm, thậm chí không quan tâm đến việc học hành của con em. Từ đó, cũng không có biện pháp giáo dục thích hợp hoặc không phối hợp với nhà trường để giáo dục mà hầu như chỉ giao khoán cho nhà trường. Đạo Nghĩa là xã ở vùng có điều kiện kinh tế đặt biệt khó khăn của huyện ĐắkR’lấp thuộc tỉnh Đắk Nông. Biểu hiện sa sút về đạo đức của học sinh trung học cơ sở không diễn ra thành băng nhóm, tội phạm, ma túy, như ở một số nơi nhưng học sinh vẫn có biểu hiện sa sút về đạo đức, “mờ nhạc lý tưởng, chạy theo Người thực hiện: Lưu Đức Diện – trường THCS Võ Văn Kiệt – xã Đạo Nghĩa – Huyện ĐắkR’lấp – tỉnh Đắk Nông. Email: dienluu2007@yahoo.com 1
  2. Tổng thu hoạch: “ Hiệu trưởng tổ chức phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh ở trường THCS Võ Văn Kiệt xã Đạo Nghĩa huyện ĐắkR’lấp tỉnh Đắk Nông ” lối sống thực dụng”. Đồng thời việc kết hợp giữa giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội đã có thực hiện song chưa đạt hiệu quả cao. Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài “ Hiệu trưởng tổ chức phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh ở trường THCS Võ Văn Kiệt xã Đạo Nghĩa huyện ĐắkR’lấp tỉnh Đắk Nông ”. II. MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI Tôi chọn đề tài “ Hiệu trưởng tổ chức phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh ở trường THCS Võ Văn Kiệt xã Đạo Nghĩa huyện ĐắkR’lấp tỉnh Đắk Nông ” với mong muốn hiểu biết sâu sắc hơn, vận dụng những kiến thức cùng với lí luận đã học tại trường Cán bộ quản lí giáo dục thành phố Hồ Chí Minh, nhìn lại những việc đã làm được, những việc chưa làm được, tìm ra những ưu điểm, nhược điểm, rút kinh nghiệm cho bản thân để tìm ra những giải pháp tốt hơn, hợp lý hơn trong việc phối hợp với gia đình góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. III. NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI - Tìm hiểu cơ sở lí luận và cơ sở pháp lí của đề tài. - Phân tích thực trạng Hiệu trưởng tổ chức phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh ở trường THCS Võ Văn Kiệt xã Đạo Nghĩa huyện ĐắkR’lấp tỉnh Đắk Nông - Đề xuất những biện pháp tốt hơn, hợp lí hơn trong việc phối hợp với gia đình để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. IV. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI - Do điều kiện thời gian, khuôn khổ bài viết và năng lực của bản thân, bài thu hoạch này chỉ đề cập đến những biện pháp phối hợp của Hiệu trưởng với ban đại diện cha mẹ học sinh ở trường THCS Võ Văn Kiệt xã Đạo Nghĩa huyện ĐắkR’lấp tỉnh Đắk Nông Người thực hiện: Lưu Đức Diện – trường THCS Võ Văn Kiệt – xã Đạo Nghĩa – Huyện ĐắkR’lấp – tỉnh Đắk Nông. Email: dienluu2007@yahoo.com 2
  3. Tổng thu hoạch: “ Hiệu trưởng tổ chức phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh ở trường THCS Võ Văn Kiệt xã Đạo Nghĩa huyện ĐắkR’lấp tỉnh Đắk Nông ” PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN. 1) Các khái niệm: - Gia đình là thiết chế của xã hội là cơ sở của xã hội là tế bào tự nhiên của xã hội trong môi trường vĩ mô. Gia đình vững mạnh có tầm quan trọng trong việc phát triển của một quốc gia, gia đình có ý nghĩa đặt biệt của mỗi cá nhân, là môi trường đảm bảo sự giáo dục, truyền lại cho thế hệ sau những giá trị truyền thống. - Hiệu trưởng là cơ quan quẩn lý nhà nước nhà trường có tư cách như là cơ quan đại diện nhà nước. Trong nhà trường hiệu trưởng chỉ huy thống nhất, phụ trách toàn diện đối với công tác giáo dục, dạy học, quản lý chuyên môn, quản lý nhân sự, quản lý hành chính, tài chính của nhà trường. - Phối hợp là hoạt động cùng nhau của hai hay nhiều cá nhân, tổ chức để hỗ trợ cho nhau thực hiện một công việc chung . - Phối hợp giáo dục ngoài nhà trường, huy động cộng đồng tham gia xây dựng và phát triển giáo dục là quá trình vận động và ttooor chức mọi thành viên trong cộng đồng tham gia vào việc xây dựng và phát triển nhà trường từ việc xây dựng cơ sở vật chất , trang thiết bị phục vụ công việc dạy và học, chăm lo đời sống giáo viên, tạo môi trường giáo dục thống nhất giữa nhà trường-gia đình – xã hội đến việc tham gia giáo dục học sinh. - Hiệu trưởng phối hợp với gia đình và ban đại diện cha mẹ học sinh ( BĐDCMHS ) là cơ quan quản lý nhà nước và nhân dân ( phụ huynh học sinh ) cùng hoạt động trong một lĩnh vực giáo dục, phối hợp chặt chẽ nhằm mục đích giáo dục toàn diện cho học sinh trở thành công dân có ích cho xã hội. 2) Cơ sở lý luận: 2.1 Đạo đức và nội dung giáo dục đạo đức ở trường trung học cơ sở ( THCS ) 2.1.1. Đạo đức là một trong những hình thức, ý thức sớm nhất của xã hội, bao gồm những chuẩn mực xã hội điều chỉnh hành vi cảu con người trong quan hệ với người khác và với cộng đồng ( gia đình, làng xóm, giai cấp, dân tộc hay toàn xã hội ). Căn cứ vào những chuẩn mực ấy. Người ta đánh giá hành vi của mỗi người theo các quan điểm về thiện và ác, về cái không được làm ( vô đạo đức ) và nghĩa vụ phải làm. Khác với pháp luật, các chuẩn mực về đạo đức Người thực hiện: Lưu Đức Diện – trường THCS Võ Văn Kiệt – xã Đạo Nghĩa – Huyện ĐắkR’lấp – tỉnh Đắk Nông. Email: dienluu2007@yahoo.com 3
  4. Tổng thu hoạch: “ Hiệu trưởng tổ chức phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh ở trường THCS Võ Văn Kiệt xã Đạo Nghĩa huyện ĐắkR’lấp tỉnh Đắk Nông ” không ghi thành văn bản pháp qui có tính cưỡng chế. Song đều được mọi người thực hiện do sự thôi thúc của lương tâm cá nhân và của dư luận xã hội, phải điều tiết mối quan hệ giữa cá nhân và hoạt động chung của con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đạo đức ra đời và phát triển là do nhu cầu của xã hội phải điều tiết mối quan hệ giữa cá nhân và hoạt động chung của con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Tính đạo đức biểu hiện bản chất xã hội của con người, là nét cơ bản trong tình người, là sự tiến bộ của ý thức. Đạo đức là cái không thể thiếu được trong sự tiến bộ chung của xã hội. 2.1.2 Ở trường phổ thông, mỗi cấp học đều có nội dung và yêu cầu giáo dục đạo đức riêng: Ở cấp THCS nội dung cơ bản là những quan điểm nhận thức mới về con người trong sự nghiệp đổi mới. Đó là vai trò của cá nhân trong mối quan hệ xã hội và của công dân với trong quan hệ với Nhà nước và pháp luật. 2.2 Vai trò của gia đình trong giáo dục thế hệ trẻ. 2.2.1 Gia đình là thiết chế của xã hội là cơ sở của xã hội, là tế bào tự nhiên của xã hội, một môi trường vi mô, là hình thức tồn tại của đời sống con người, tái sản xuất ra bản thân con người. Chức năng quan trọng nhất của gia đình là sinh con, nuôi sống và giáo dục con cái trưởng thành. Gia đình có ý nghĩa đặt biệt của mỗi cá nhân, là môi trường đảm bảo sự giáo dục, truyền lại cho thế hệ sau những giá trị văn hóa truyền thống. Hiện nay xã hội ta rất quan tâm đến việc phát triển hài hòa đời sống các gia đình “ nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình cũng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt” ( Hồ Chí Minh – Tuyển tập NXB Sự thật, Hà nội 1969 ) 2.2.2 Gia đình là môi trường và là trường học đầu tiên của đứa trẻ. Một chân lý hiển nhiên: “ Con người muốn trở thành con người cần phải có giáo dục”. Điều này nói lên rằng giáo dục con người bắt đầu ngày từ khi còn trong bụng mẹ và tiếp tục cho đến trưởng thành. Theo nhà giáo dục học Xô Viết Makasenko: “ Những gì mà cha mẹ làm cho con trước năm tuổi đó là 90 % kết quả của quá trình giáo dục”. Thực chất của việc giáo dục gia đình là hiện thực xã hội hóa trẻ em: Người thực hiện: Lưu Đức Diện – trường THCS Võ Văn Kiệt – xã Đạo Nghĩa – Huyện ĐắkR’lấp – tỉnh Đắk Nông. Email: dienluu2007@yahoo.com 4
  5. Tổng thu hoạch: “ Hiệu trưởng tổ chức phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh ở trường THCS Võ Văn Kiệt xã Đạo Nghĩa huyện ĐắkR’lấp tỉnh Đắk Nông ” Gia đình có trách nhiệm to lớn đối với sự phát triển thể lực của trẻ, trẻ cần sự chăm sóc về ăn uống, rèn luyện sức khỏe, lao động phụ giúp gia đình, nghỉ ngơi, giải trí hợp lý. Gia đình dạy cho trẻ biết cách giao tiếp xã hội, cư xử với mọi người, giúp đỡ người già, người tàn tật, luôn có ý thức tôn trọng và thực hiện những hành vi có văn hóa ở nơi công cộng. Trong gia đình, cha mẹ là người thầy đầu tiên của trẻ. Cha mẹ phải tổ chức lôi cuốn con cái vào những công việc cụ thể hàng ngày ở gia đình tùy theo lứa tuổi, giáo dục con cái thái độ tự giác trong học tập, tạo điều kiện cho con cái được học hành và quan trọng nhất là cha mẹ truyền thụ cho con cái hiểu biết vầ kỹ năng sống, về công việc, về tổ chức đời sống gia đình như chi tiêu hợp lý, có kế hoạch, tiết kiệm, vệ sinh sạch sẽ nơi ở, sắp xếp nơi ở gọn gàng, ngăn nắp, trang trí nhà cửa, Ngoài ra, cha mẹ còn giáo dục con cái những thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh và biết thưởng thức cái đẹp, làm theo cái đẹp trong mọi mặt của cuộc sống. 2.2.3 Gia đình là cái nôi chung cho mọi thành viên: Gia đình được xây dựng tốt sẽ đảm bảo cho mọi thành viên phát huy được năng lực và sở trường của mình. Ngược lại, nếu gia đình không tốt, cha mẹ bất hòa, thường xuyên cải vã nhau, anh chị em không hòa thuận, sống bất chính, bất lương thì có những tác động không nhỏ đến sự phát triển không bình thường của con cái. Điều cốt lõi là cha mẹ phải sống mẫu mực, lành mạnh, vững vàng, hạnh phúc, biết đâu là giá trị đích thực của cuộc sống, để định hướng hướng đi đúng đắn của con cái và điều đó là món quà giá trị tinh thần vô giá mà cha mẹ ban tặng cho con cái. Tóm lại, giáo dục gia đình có tính cảm xúc, tình thương yêu sâu sắc, rộng lớn của cha mẹ, cha mẹ đối với con cái và sự kính yêu, tôn trọng của con cái đối với cha mẹ. Nếu tình thương yêu của cha mẹ đối với con cái không định hướng rõ ràng, không có yêu cao về giáo dục, không có nguyên tác về sư phạm, thiếu sáng suốt sẽ dẫn đến thoái hư tật xấu. Cuộc sống của mỗi gia đình đều ảnh hưởng sự phát triển của xã hội. Cha mẹ phải có niềm tin, giữ vững quan hệ tốt đẹp trong gia đình và quan hệ gia đình với xã hội, lối sống lành mạnh và không khí gia đình hòa thuận, yên vui sẽ in lại những ấn tượng sâu sắc trong tâm hồn con trẻ. Người thực hiện: Lưu Đức Diện – trường THCS Võ Văn Kiệt – xã Đạo Nghĩa – Huyện ĐắkR’lấp – tỉnh Đắk Nông. Email: dienluu2007@yahoo.com 5