SKKN Hiệu trưởng tổ chức hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở Trường THPT Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau - Năm học 2007-2008
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hiệu trưởng tổ chức hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở Trường THPT Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau - Năm học 2007-2008", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_hieu_truong_to_chuc_hoat_dong_boi_duong_giao_vien_o_tru.doc
Nội dung text: SKKN Hiệu trưởng tổ chức hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở Trường THPT Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau - Năm học 2007-2008
- A. ĐẶT VẤN ĐỀ I/ Lý do chọn đề tài: 1. Lý do khách quan: Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là điều kiện quyết định để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, để nhà trường có đủ sức cạnh tranh trong môi trường giáo dục. Vì vậy công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên là hết sức cần thiết, nó phải được thực hiện một cách có tổ chức, có kế hoạch. Từ khi có Nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày 09 tháng 12 năm 2000 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Ngành giáo dục nước nhà đã từng bước có thay đổi về nội dung chương trình, phương pháp giáo dục cũng như hoạt động kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục nhằm không ngừng đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đaị hoá đất nước. Muốn đẩy mạnh đổi mới giáo dục thì phải quan tâm đến yếu tố con người, chính vì vậy mà Ban Bí thư Trung ương có Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15 tháng 06 năm 2004 về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục: “Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo ”. Ở những thập kỉ vừa qua người thầy giáo luôn giữ vai trò quan trọng, người thầy là cầu nối giữa nền văn hoá dân tộc, nhân loại với việc tái sản xuất nền văn hoá ấy ở thế hệ trẻ, thầy giáo là người giúp học sinh biến tinh hoa của nền văn hoá thành tài sản riêng của mình. Trong nhà trường thầy giáo là người tổ chức chính và quyết định đến chất lượng đào tạo. Với những lí do trên bản thân tôi đã chọn đề tài “Hiệu trưởng tổ chức hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở Trường THPT Khánh Hưng-Trần Văn Thời-Cà Mau năm học 2007-2008” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm cho bản thân mình. 2. Lí do chủ quan: - Thực tế đội ngũ cán bộ giáo viên của Trường THPT Khánh Hưng-Trần Văn Thời-Cà Mau trong những năm qua còn thiếu, chưa đồng bộ, về cơ cấu phần lớn giáo viên trẻ chưa có kinh nghiệm trong giảng dạy, một bộ phận năng lực chuyên môn tay nghề yếu không đáp ứng được yêu cầu đổi mới hiện nay. Một số cán bộ giáo viên do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường chưa thực sự quan tâm đến sự nghiệp giáo dục. - Chất lượng giáo dục đại trà còn thấp, thấp hơn so với mặt bằng chung trong toàn tỉnh, chất lượng mũi nhọn yếu một phần do nhà trường không có đội ngủ cán bộ giáo viên làm nồng cốt. - Bản thân tuy mới làm công tác quản lí nhưng cũng nhận thức được rằng nhà trường muốn nâng cao chất lượng trong điều kiện thực tế thì phải tiến hành
- từng bước trong đó việc xây dựng đội ngũ phải được quan tâm hàng đầu. Có được một đội ngũ cán bộ giáo viên trong đơn vị tốt thì không những chất lượng sẽ được nâng lên mà công tác quản lí của người Hiệu trưởng sẽ trôi chảy, dễ dàng. - Việc xây dựng đội ngũ để nâng cao chất lượng là điều kiện để củng cố lòng tin trong quần chúng nhân dân, tạo được thương hiệu cho chính bản thân mình. II/ Nhiệm vụ đề tài: - Tìm hiểu cơ sở lí luận và pháp lí của đề tài. - Phân tích thực trạng hoạt động bồi dưỡng giáo viên của Hiệu trưởng Trường THPT Khánh Hưng-Trần Văn Thời-Cà Mau năm học 2007-2008. - Tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp cải tiến hoạt động bồi dưỡng giáo viên của Hiệu trưởng. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I/ Cơ sở pháp lí và lí luận của đề tài: 1. Các khái niệm liên quan đến đề tài: 1.1 Tổ chức: Tổ chức là một thuật ngữ có ý nghĩa khác nhau. - Theo đại từ điển tiếng việt-Nguyễn Như Ý chủ biên, Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin “Tổ chức” có nghĩa là: + Sắp xếp, bố trí thành các bộ phận để cùng thực hiện một nhiệm vụ hoặc cùng chức năng chung. + Tiến hành một công việc theo cách thức, trình tự nào đó. - Với ý nghĩa là một chức năng quản lí: Tổ chức là việc người quản lí phân phối và sắp xếp các nguồn nhân lực, vật lực theo những cách thức nhất định để đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra. Mục tiêu của chức năng tổ chức là tạo nên một môi trường nội bộ thuận lợi cho mỗi cá nhân, mỗi bộ phận phát huy được năng lực, nhiệt tình của mình để đóng góp tốt nhất vào việc hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức. 1.2 Bồi dưỡng: Là hoạt động bồi bổ, làm tăng thêm trình độ hiện có về kiến thức, kĩ năng, thái độ nhằm giúp cho cán bộ giáo viên, công nhân viên thực hiện công việt đạt kết quả tôt hơn. 2
- 2. Cơ sở pháp lí: - Chỉ thị số 40–CT/TW ngày 15 tháng 06 năm 2004 của Ban Chấp hành TW về việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và bộ quản lí giáo dục ở nhiệm vụ thứ 2 của Chỉ thị nêu rõ: “Tiến hành rà soát, sắp sếp lại đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lí giáo dục để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo đủ số lượng và cân đối về cơ cấu, nâng cao về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lí giáo dục. - Căn cứ vào Nghị quyết số 37/2004/QH11 họp từ ngày 25/10 đến ngày 3/12/2004 đã nhấn mạnh: “Tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ đào tạo. Đặc biệt coi trọng việc nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lương tâm, trách nhiệm nghề nghiệp. Hoàn thiện cơ chế, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và tạo điều kiện cho nhà giáo, cán bộ quản lí giáo dục thường xuyên tự học tập để cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ kĩ năng về chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục”. - Căn cứ vào tiết C khoản 1 Điều 31 Chương IV của Điều lệ Trường THCS, Trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành theo Quyết định số 07/2007/QĐ–BGDĐT ngày 02/04/2007 của Bộ trưởng Bộ giáo dục-đào tạo) có ghi giáo viên bộ môn có nhiệm vụ: “Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục”. - Căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ năm học 2007–2008 của Giám đốc sở Giáo dục Đào tạo Cà Mau giao cho Hiệu trưởng có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ giáo viên thuộc mình quản lí. 3 Cơ sở lí luận: 3.1 Mục đích của hoạt động bồi dưỡng giáo viên: Giáo dục nước ta đang bước vào giai đoạn hết sức quan trọng và mang tính quyết định, giai đoạn đổi mới giáo dục theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần IX, Nghị quyết 40 của Quốc hội và Chỉ thị 14 của Thủ tướng Chính phủ, vấn đề được đặt ra là: Để đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục cần có những nhà giáo như thế nào. Nói cách khác phẩm chất đạo đức, trình độ nâng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của giáo viên như thế nào để đảm bảo cho đổi mới giáo dục thành công? Với vai trò to lớn như vậy công tác bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giáo viên hiện nay là công việc hết sức quan trọng không phải chỉ riêng ngành giáo dục mà đang trở thành công việc của Đảng, Nhà nước và toàn thể xã hội. 3
- - Việc bồi dưỡng giáo viên mang tính chiến lược, đây là công việc phải làm thường xuyên, liên tục và lâu dài để xây dựng một đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, phù hợp về cơ cấu và chất lượng cao, phục vụ cho chiến lược phát triển lâu dài của nhà trường. Mặt khác công tác bồi dưỡng giáo viên còn mang tính cấp bách bởi nhà trường phải thực hiện ngay những yêu cầu của năm học, những chỉ đạo của ngành nhằm nâng cao chất lượng giáo dục như đổi mới chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học. - Công tác bồi dưỡng sẽ đẩy mạnh sự phát triển về chuyên môn nghiệp vụ của tất cả giáo viên nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. - Tham gia hoạt động bồi dưỡng sẽ giúp giáo viên thuận lợi khi làm việc với chương trình mới, có thái độ tích cực và thích ứng với những thay đổi nhanh và thách thức của thời đại. - Hoạt động bồi dưỡng được thực hiện bằng nhiều hình thức phong phú, đặc biệt là hình thức bồi dưỡng tại cơ sở tại trường góp phần xây dựng tinh thần cộng tác, làm việc theo tổ, nhóm trong nhà trường. - Khi tham gia bồi dưỡng thường xuyên sẽ góp phần nâng cao ý thức, phương pháp, kĩ năng, thói quen tự học của giáo viên. - Công tác bồi dưỡng còn giúp giáo viên có cảm nhận, tự đánh giá tốt hơn khi họ hoàn thành công việc và có sự tiến bộ trong công tác. 3.2. Nguyên tắc bồi dưỡng giáo viên: - Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa bồi dưỡng tư tưởng chính trị, đạo đức với chuyên môn nghiệp vụ và các nhiệm vụ đặt ra từ thực tiễn. - Trong thời đại của nền văn minh tri thức, hoạt động bồi dưỡng không bao giờ kết thúc. Mỗi giáo viên cần phải xác định chúng ta là những người học tập thường xuyên và xuất đời. - Những chương trình bồi dưỡng chung đều chưa thật hoàn hảo. Mỗi trường cần phải thiết kế chương trình riêng phù hợp với thực tế của trường. - Bồi dưỡng tại trường mình sẽ thành công hơn khi gửi cán bộ đi bồi dưỡng nơi khác. Nhà trường khuyến khích càng nhiều người tham gia bồi dưỡng càng tốt. - Nhà trường cần phân tích nhu cầu và các mối quan tâm của giáo viên để đưa ra nội dung và cách thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp. (Đội ngũ giáo viên đa dạng về tuổi tác, hiểu biết, kinh nghiệm, nhu cầu và hứng thú học tập). - Công tác bồi dưỡng nên được triển khai liên tục và thiết thực để đem lại sự cải thiện cụ thể, thường xuyên trong hoạt động dạy và học của nhà trường. - Trong công tác bồi dưỡng cố gắng sử dụng tất cả các nguồn lực có sẵn trong nhà trường, có thể kết hợp với các trường khác để thực hiện chương trình bồi dưỡng và chia sẽ nguồn lực với trường bạn. - Bồi dưỡng thường xuyên giúp nhà trường luôn đổi mới và có thể đối mặt với những thách thức mới. 4
- 3.3. Nội dung của bồi dưỡng giáo viên: Trước những yêu cầu mới đối với giáo viên chúng ta thấy nội dung bồi dưỡng, phát triển giáo viên rất phong phú, đa dạng. Nhiều kiến thức ở các lĩnh vực khác nhau cần được trang bị để nâng cao trình độ người giáo viên về mọi mặt, vì vậy những nội dung cần bồi dưỡng là: - Bồi dưỡng về tư tưởng chính trị, đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng, đạo đức lối sống. - Bồi dưỡng những kiến thức pháp luật. - Bồi dưỡng những kiến thức về quản lí. - Bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ: Bồi dưỡng theo chu kỳ thường xuyên, bồi dưỡng chuẩn hoá, tiêu chuẩn, bồi dưỡng thay sách, bồi dưỡng chuyên đề nâng cao, đổi mới phương pháp dạy học, những kiến thức tâm lí học, giáo dục học - Bồi dưỡng về văn hoá, ngoại ngữ, tin học. - Bồi dưỡng sức khoẻ, thể dục, thể thao, văn nghệ. 3.4. Phương pháp bồi dưỡng giáo viên: Trong xu thế đổi mới phương pháp dạy học hiện nay có rất nhiều phương pháp để bồi dưỡng giáo viên có đủ phẩm chất, sự năng động, sáng tạo, có đủ năng lực giải quyết những vấn đề trong dạy học và cuộc sống xã hội. Ở đề tài này, chúng tôi chỉ đề cập đến một số phương pháp bồi dưỡng đội ngũ giáo viên thường sử dựng trong các phương pháp sau: - Phương pháp thuyết trình một chủ đề ngắn. - Phương pháp chuyên gia: Mời người có hiểu biết sâu về một lĩnh vực để trình bày, báo cáo. - Phương pháp bồi dưỡng thông qua hoạt động thực tiễn: + Phương pháp dự giờ. + Phương pháp thảo luận + Phương pháp thực hành + Phương pháp thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn + Phương pháp tham gia học tập của đơn vị bạn + Phương pháp kèm cặp + Phương pháp luân chuyển công việc + Phương pháp hội thảo + Phương pháp tham gia các câu lạc bộ - Phương pháp bồi dưỡng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: + Qua đài phát thanh + Qua vô tuyến truyền hình + Qua phim ảnh, băng đĩa, băng hình + Qua báo chí, tập san 5