SKKN Giúp học sinh củng cố kiến thức bằng hình thức trắc nghiệm trong giảng dạy Vật lí Lớp 9
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giúp học sinh củng cố kiến thức bằng hình thức trắc nghiệm trong giảng dạy Vật lí Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_giup_hoc_sinh_cung_co_kien_thuc_bang_hinh_thuc_trac_ngh.doc
Nội dung text: SKKN Giúp học sinh củng cố kiến thức bằng hình thức trắc nghiệm trong giảng dạy Vật lí Lớp 9
- Giúp học sinh củng cố kiến thức bằng hình thức trắc nghiệm trong giảng VL 9 - THCS Tiến Thành - Đề tài: Giúp học sinh củng cố kiến thức bằng hình thức trắc nghiệm trong giảng dạy vật lí lớp 9. A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Đổi mới phương pháp dạy học, trong đó đổi mới cách đánh giá học sinh theo các môn học, cấp học là một vấn đề đã được đề cập và bàn luận rất sôi nổi trong nhiều thập kỉ qua. Các nhà nghiên cứu đã không ngừng nghiên cứu, tiếp thu những thành tựu mới của phương pháp đánh giá hiện đại để áp dụng vào nước ta. Về nguyên tắc, đối với người có kinh nghiệm viết trắc nghiệm, một nội dung bất kỳ nào cần kiểm tra đều có thể được thể hiện vào một câu trắc nghiệm theo một kiểu nào đó. Vì thế đối với tất cả các môn học đều có thể viết câu hỏi trắc nghiệm. Tuy nhiên, do đặc thù của từng môn học mà việc viết trắc nghiệm cho môn này có thể khó hơn cho môn kia. Cần lưu ý rằng không phải bất cứ ai có kiến thức chuyên môn cũng viết được câu trắc nghiệm có chất lượng cao cho chuyên môn đó. Muốn viết câu hỏi trắc nghiệm tốt phải suy nghĩ sâu sắc về chuyên môn và tích lũy kinh nghiệm sau một thời gian thử nghiệm lâu dài. Thế mà một số người không có khả năng viết được câu trắc nghiệm tốt hoặc không hiểu hết ý tứ của các câu trắc nghiệm nên có người vội kết luận rằng trắc nghiệm chỉ đánh giá được khả năng nhớ tầm thường! Qua thực tế giảng dạy và làm công tác quản lí, tôi nhận thấy việc áp dụng dạng trắc nghiệm trong kiểm tra vật lí cấp trung học cơ sở rất phù hợp. Tuy nhiên, khi kiểm tra bài cũ hoặc củng cố bài, giáo viên thường ngại cho kiểm tra bằng trắc nghiệm mà chỉ dùng hình thức tái hiện kiến thức cũ. Hay áp dụng hình thức trắc nghiệm nhưng dưới dạng biết nên không đánh giá được khả năng tư duy của học sinh, nên khi gặp những phần vận dụng thì học sinh chọn bừa cho xong, nên chất lượng bài kiểm tra thấp. Để học sinh làm quen nhiều với hình thức củng cố bài bằng trắc nghiệm, tôi xin trao đổi với đồng nghiệp giải pháp về: “Giúp học sinh củng cố kiến thức bằng hình thức trắc nghiệm trong giảng dạy vật lí lớp 9”. Kính mong các đồng nghiệp tham khảo và cùng góp ý. 1 Nguyễn Văn Minh
- Giúp học sinh củng cố kiến thức bằng hình thức trắc nghiệm trong giảng VL 9 - THCS Tiến Thành - II. Mục đích 1. Giúp học sinh, bước đầu phát triển tư duy về khả năng trả lời nhanh các vấn đề vừa được cập nhật; có khả năng nhớ kiến thức một cách khoa học chứ không theo máy móc; 2. Giúp học sinh vui mà học, thích thú trong lúc trả lời đúng; một số em ít có khả năng diễn đạt một vấn đề tốt cũng có thể tham gia một cách hứng thú; III. Kết quả cần đạt 1. Nâng dần chất lượng bộ môn mà mình phụ trách; 2. Tạo không khí hứng thú khi học vật lí. IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1. Đối tượng: Học sinh trường THCS Tiến Thành 2. Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 9, trong hai năm học 2010-2011 và năm học 2011-2012 của trường THCS Tiến Thành. 2 Nguyễn Văn Minh
- Giúp học sinh củng cố kiến thức bằng hình thức trắc nghiệm trong giảng VL 9 - THCS Tiến Thành - B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI I. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1. Trắc nghiệm là gì? Trắc nghiệm theo nghĩa rộng là một hoạt động được thực hiện để đo lường năng lực của các đối tượng nào đó nhằm những mục đích xác định. Trong giáo dục, trắc nghiệm được tiến hành thường xuyên ở các kì thi, kiểm tra để đánh giá kết quả học tập, đối với một phần của môn học, toàn bộ môn học, đối với cả một cấp học, hoặc để tuyển chọn một số người có năng lực nhất vào một khoá học. Trắc nghiệm viết thường được chia thành hai nhóm: Trắc nghiệm Tự luận (essay) và Trắc nghiệm Khách quan (objective test). 1.1. Trắc nghiệm tự luận Trắc nghiệm tự luận là phương pháp đánh giá kết quả học tập bằng việc sử dụng công cụ đo lường là các câu hỏi, học sinh trả lời dưới dạng bài viết bằng ngôn ngữ của mình trong một khoảng thời gian định trước. 1.2. Trắc nghiệm khách quan Trắc nghiệm khách quan là phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Gọi là khách quan vì cách cho điểm (đánh giá) hoàn toàn không phụ thuộc vào người chấm. 2. Phân loại các phương pháp trắc nghiệm 3 Nguyễn Văn Minh
- Giúp học sinh củng cố kiến thức bằng hình thức trắc nghiệm trong giảng VL 9 - THCS Tiến Thành - QUAN SÁT VIẾT VẤN ĐÁP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN Tự luận Cung cấp thông tin Ghép đôi Điền khuyết Trả lời ngắn Đúng sai Nhiều lựa chọn Trắc nghiệm được chia thành hai nhóm chính: Nhóm các câu hỏi tự luận và nhóm các câu hỏi trắc nghiệm khách quan (TNKQ). Theo đổi mới cách đánh giá học sinh, nhóm các câu hỏi TNKQ nên hạn chế các câu hỏi đúng sai; thông thường, khi kiểm tra bài cũ và củng cố kiến thức cho học sinh giáo viên thường sử dụng bốn hình thức trên (Ghép đôi; điền khuyết; trả lời ngắn; nhiều lựa chọn) 2.1. Loại quan sát giúp đánh giá các thao tác, các hành vi, các phản ứng vô thức, các kỹ năng thực hành và cả một số kỹ năng về nhận thức, chẳng hạn cách giải quyết vấn đề trong một tình huống đang được nghiên cứu. 2.2. Loại vấn đáp có tác dụng tốt để đánh giá khả năng đáp ứng các câu hỏi được nêu một cách tự phát trong một tình huống cần kiểm tra, cũng thường được sử dụng khi sự tương tác giữa người hỏi và người đối thoại là quan trọng, chẳng hạn để xác định thái độ người đối thoại 2.3. Loại viết thường được sử dụng nhiều nhất, vì nó có các ưu điểm sau: - Cho phép kiểm tra nhiều học sinh cùng một lúc; - Cho phép học sinh cân nhắc nhiều hơn khi trả lời; - Có thể đánh giá một vài loại tư duy ở mức độ cao; - Cung cấp các bản ghi trả lời của học sinh để nghiên cứu kỹ khi chấm; - Dễ quản lý vì người chấm không tham gia trực tiếp vào bối cảnh kiểm tra. 4 Nguyễn Văn Minh
- Giúp học sinh củng cố kiến thức bằng hình thức trắc nghiệm trong giảng VL 9 - THCS Tiến Thành - II. CỞ SỞ THỰC TIỄN 1. Thực hiện việc đổi mới trong cách kiểm tra đánh giá học sinh; trong các giờ dạy vật lí thường quy đổi: 70% lí thuyết; 30% vận dụng. Trong 1 tiết học 45 phút thì nên dành 10 phút cho vận dụng; trong 10 phút vận dụng thì nên dành 4 phút cho học sinh làm quen với trắc nghiệm trong việc củng cố bài học. 2. Theo quy định, trong đề kiểm tra định kì thường áp dụng đối với lớp 9 theo hình thức: 50% trắc nghiệm khách quan, 50% tự luận; 3. Việc thực hiện các giờ dạy có sử dụng thiết bị trình chiếu, nên áp dụng hình thức trắc nghiệm củng cố rất thuận tiện. III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1. Thực trạng trước khi thực hiện 1.1. Thuận lợi - Những học sinh thường xuyên không học thuộc một cách máy móc; phải trả lời các câu hỏi học thuộc; có những học sinh phải nợ kiểm tra bài cũ rất nhiều lần thì giúp học sinh lười học có thể nhớ và hiểu một kiến thức nhanh, trả lời ngắn. - Giúp học sinh làm quen dần với cách kiểm tra; - Tạo không khí vui học bằng hình thức trò chơi: Tìm kho báo, chọn phần thưởng, trong giờ học. 1.2. Khó khăn - Giáo viên phải chuẩn bị hệ thống các loại câu hỏi trắc nghiệm của từng bài trong chương trình vật lí 9 có thể vận dụng hình thức trắc nghiệm củng cố; - Đầu tư nhiều vào soạn bài; vừa tổ chức thí nghiệm vừa phải tổ chức hoạt động này. 1.3. Qua khảo sát học sinh mà tôi tham gia giảng dạy trong hai năm 2010-2011; 2011-2012 như sau: Giỏi khá Trung bình Yếu kém 3% 10% 35% 40% 12% 5 Nguyễn Văn Minh
- Giúp học sinh củng cố kiến thức bằng hình thức trắc nghiệm trong giảng VL 9 - THCS Tiến Thành - 2. Các nội dung thực hiện 2.1. Trong kế hoạch bài dạy, tôi thường chuẩn bị các câu hỏi trắc nghiệm củng cố bài phù hợp với thời gian tiết dạy, phù hợp với nội dung của bài có thể đặt ra các câu hỏi. Trong hệ thống các bài trong chương trình vật lí lớp 9, có thể soạn hai hình thức câu hỏi trắc nghiệm. Tuy nhiên, trong bài kiểm tra viết: Kiểm tra 1 tiết và học kì thường sử dụng hình thức nhiều lựa chọn, nên tôi chọn hình thức trắc nghiệm nhiều lựa chọn để củng cố bài. Còn trả lời ngắn thường áp dụng vào kiểm tra bài cũ ngay trong giờ dạy. 2.2. Xây dựng các câu hỏi củng cố; mỗi bài dạy lí thuyết nên dành một ít thời gian để củng cố, có thể dùng hai, ba hoặc bốn câu ( nếu thời gian cho phép); các câu hỏi kiểm tra trả lời ngắn thường một hoặc hai học sinh khi kiểm tra bài cũ. 6 Nguyễn Văn Minh
- Giúp học sinh củng cố kiến thức bằng hình thức trắc nghiệm trong giảng VL 9 - THCS Tiến Thành - 3. Một số nội dung minh họa cho câu hỏi vận dụng hình thức: Củng cố bằng trắc nghiệm trong giờ dạy lí thuyết. * Phần điện học 3.1. Dạy bài: Điện trở của dây dẫn-Định luật Ôm Câu 1: Trong các kết luận sau, hãy chọn kết luận đúng: A. Đối với một dây dẫn, tỉ số U luôn có giá trị không đổi. I B. Đối với các dây dẫn khác nhau, tỉ số U luôn không đổi. I C. Đối với mọi dây dẫn, tỉ số U có giá trị như nhau. I D. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tăng bấy nhiêu lần và ngược lại. Câu 2: Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 18 V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,6 A. Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn tăng lên đến 36 V thì cường độ dòng điện chạy qua nó bằng bao nhiêu? A. 1.2 A B. 1.8A C. 3.6 A D. 0.3 A Câu 3: Điều nào sau đây là đúng khi nói về điện trở của vật dẫn? A. Đại lượng R đặc trưng cho tính cản trở điện trở của vật gọi là điện trở của vật dẫn. B. Đại lượng R đặc trưng cho tính cản trở electron của vật gọi là điện trở của vật dẫn. C. Đại lượng R đặc trưng cho tính cản trở dòng điện của vật gọi là điện trở của vật dẫn. D. Đại lượng R đặc trưng cho tính cản trở hiệu điện thế của vật gọi là điện trở của vật dẫn. Câu 4: Phát biểu nào sau đây đúng với nội dung của định luật Ôm? A. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây. B. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn không phụ thuộc vào hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và điện trở của dây. C. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và với điện trở của dây D. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và tỉ lệ thuận với điện trở của dây. 3.2. Dạy bài: Đoạn mạch nối tiếp Câu 1: Trong đoạn mạch gồm hai điện trở R 1 và R2 mắc nối tiếp, công thức nào sau đây là sai? A. U = U1 + U2 B . I = I1 = I2 C . R = R1 = R2 D . R = R1 + R2 Câu 2: Đoạn mạch gồm hai điện trở R 1 và R2 mắc nối tiếp. Mối quan hệ giữa hiệu điện thế hai đầu mỗi điện trở và điện trở của nó được biểu diễn như sau: U R U R U U A. 1 = 1 . B . 1 = 2 . C . 1 = 2 . D. A và C đúng U 2 R2 U 2 R1 R1 R2 7 Nguyễn Văn Minh