SKKN Giáo dục tinh thần yêu nước cho học sinh qua dạy học phần Lịch sử Việt Nam giai đoạn từ năm 1858 đến cuối thế kỷ XIX

doc 42 trang sangkien 6620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giáo dục tinh thần yêu nước cho học sinh qua dạy học phần Lịch sử Việt Nam giai đoạn từ năm 1858 đến cuối thế kỷ XIX", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_giao_duc_tinh_than_yeu_nuoc_cho_hoc_sinh_qua_day_hoc_ph.doc

Nội dung text: SKKN Giáo dục tinh thần yêu nước cho học sinh qua dạy học phần Lịch sử Việt Nam giai đoạn từ năm 1858 đến cuối thế kỷ XIX

  1. Bài tập nghiệp vụ Lương Thu Hà Mục lục Phần mở đầu 1 1. Lý do chọn đề tài: 1 2. Lịch sử vấn đề: 2 3. Phạm vi nghiên cứu: 3 4. Mục đích nghiên cứu: 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu: 4 6. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu: 4 Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc giáo dục tinh thầ n yêu nước cho học sinh qua dạy học phần lịch sử Việt Nam gia i đoạn từ năm 1858 đến cuối thế kỷ XIX 5 I. Cơ sở lý luận: 5 1. Bộ môn lịch sử với việc giáo dục tinh thần yêu nước cho học sinh ở trường phổ thông 5 2. Vai trò, ý nghĩa của việc giáo dục tinh thần yêu nước cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông 7 II. Cơ sở thực tiễn: 9 Chương II: Một số biện pháp giáo dục tinh thần yêu nước cho họ c sinh qua dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn từ năm 1858 đến c uối thế kỷ XIX 13 I. Vị trí, mục đích, nội dung cơ bản giai đoạn lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến cuối thế kỷ XIX 13 1. Vị trí khoá trình lịch sử Việt Nam giai đoạn từ năm 1858 đến cuối thế kỷ XIX 14 2. Mục đích việc khai thác các sự kiện lịch sử Việt Nam giai đoạn từ năm 1858 đến cuối thế kỷ XIX 15 3. Nội dung cơ bản của gia đoạn lịch sử Việt Nam giai đoạn từ năm 1858 đến cuối thế kỷ XIX 16 II. Một số biện pháp giáo dục học sinh tinh thần yêu nước qua dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn từ năm 1858 đến cuối thế kỷ XIX 16 1
  2. Bài tập nghiệp vụ Lương Thu Hà 1. Kết hợp lời nói sinh động của người thầy với phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan để tạo biểu tượng lịch sử, khôi phục lại bức tranh quá khứ là biện pháp quan trọng đầu tiên để tác động tới tư tưởng, tình cảm của học sinh 17 2. Sử dụng các đoạn tường thuật, miêu tả, kể chuyện: 18 3. Sử dụng tài liệu tham khảo 21 4. Sử dụng tranh ảnh 21 5. Sử dụng câu hỏi nhận thức để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử: 22 III. Thực nghiệm sư phạm 24 1. Mục đích thực nghiệm 24 2. Nội dung thực nghiệm: 24 3. Giáo án thực nghiệm: 25 4. Phương pháp tiến hành thực nghiệm: 34 5. Kết quả thực nghiệm: 37 Phần kết luận 38 Tài liệu tham khảo: 40 2
  3. Bài tập nghiệp vụ Lương Thu Hà Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài: Thế kỷ XX đã đi qua, nhân loại đã bước sang thế kỷ XXI, khép lại một giai đoạn đầy biến động của của lịch sử xã hội loài người. Đại hội Đảng lần thứ VIII, IX, X đều khẳng định mục tiêu đào tạo hiện nay là đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam thời kỳ mới "Phát triển cao về mặt trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức , có kỹ năng lao động, có tính tích cực chính trị xã hội" nhằm phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Mỗi môn học trong nhà trường phổ thông đều có chức năng, nhiệm vụ riêng, song đều phải thực hiện theo đúng mục tiêu đào tạo chung. Đặc điểm của việc học tập lịch sử là là quá trình nhận thức những điều đã diễn ra trong quá khứ của xã hội để hiểu về hện tại và chuẩn bị cho tương lai. Khi nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên, người ta có thể trực tiếp quan sát chúng trong thiên nhiên hoặc ở trong phòng thí nghiệm. Khác với giới tự nhiên, lịch sử xã hội loài người không thể trực tiếp quan sát và cũng không thể khôi phục lại diễn biến của nó trong phòng thí nghiệm. Đặc trưng nổi bật của nhận thức lịch sử là: Con người không thể tri giác trực tiếp những gì thuộc về quá khứ. Mặt khác, lịch sử là những sự việc đã xảy ra, là hiện thực trong quá khứ, là tồn tại khách quan, không thể “phán đoán”, “suy luận” để biết lịch sử. Vì vậy, nhiệm vụ đầu tiên tất yếu của bộ môn lịch sử ở trường phổ thông là tái tạo lịch sử, tức là cho HS tiếp xúc với những chứng cứ vật chất, những dấu vết của quá khứ, tạo ra ở họ những hình ảnh cụ thể, sinh động, chính xác về các sự kiện, hiện tượng lịch sử tạo ra ở HS những biểu tượng về con người và hoạt động của họ trong bối cảnh thời gian, không gian xác định, trong những điều kiện lịch sử cụ thể. Thế hệ trẻ nước ta hiện nay được sinh ra trong hoàn cảnh đất nước không có chiến tranh, được hưởng một cuộc sống thanh bình, hạnh phúc dưới mái nhà thân yêu, quen thuộc, ngày ngày được cắp sách đến trường với sự ngây thơ, trong sáng, hồn nhiên. Chính vì vậy, các em có thái độ lãnh đạm, thờ ơ với quá khứ, các em không hiểu được rằng để có được cuộc sống thanh bình, hạnh phúc như 3
  4. Bài tập nghiệp vụ Lương Thu Hà ngày hôm nay, đã có biết bao người ngã xuống trên mảnh đất này để dành dật lấy từng tấc đất cho quê hương. Nắm bắt được vấn đề này, chúng ta cần phải giáo dục cho các tình yêu quê hương, đất nước, biết ơn thế hệ đi trước. Việc giáo dục lòng yêu nước cho học sinh nằm trong phạm trù giáo dục đạo đức, tư tưởng, tình cảm, hình thành nhân cách cho học sinh trong chiến lược giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ của đất nứơc. Nhà trường phổ thông có trách nhiệm quan trọng cùng với các lực lượng xã hội hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục học sinh thông qua các môn học trong nhà trường. Môn lịch sử với chức năng và nhiệm vụ của mình cùng góp phần quan trọng vào việc giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh. Lịch sử có ưu thế hơn hẳn bất kỳ bộ môn nào ở trường phổ thông trong việc giáo dục tư tưởng tình cảm đạo đức cho các em. Bằng các sự kiện lịch sử chân thực , sinh động, lịch sử gợi dậy trong các em sự rung cảm mạnh mẽ về quá khứ kích thích hành động và suy nghĩ của các em về trách nhiệm đối với đất nước. Lịch sử giúp các em nhận thức đúng quá khứ , rút ra những bài học cho hiện tại và tương lai, tránh lặp lại những sai lầm của quá khứ , để các em đi đúng quỹ đạo của sự phát triển . Lịch sử cũng góp phần giúp các em nhận thức đúng quan điểm, đường lối của Đảng để các em có một niềm tin vững chắc vào con đường xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân đã lựa chọn. Xuất phát từ lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài " Giáo dục tinh thần yêu nước cho học sinh qua dạy học phần lịch sử Việt Nam giai đoạn từ năm 1858 đến cuối thế kỷ XIX" làm đề tài tốt nghiệp. 2. Lịch sử vấn đề: Lịch sử Việt Nam giai đoạn từ 1858 đến cuối thế kỷ XIX là giai đoạn quan trọng trong tiến trình lịch sử Việt Nam với những mốc lịch sử quan trọng của lịch sử dân tộc.Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Quân dân ta đã anh dũng chiến đấu, làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của địch. Tuy vậy triều đình Huế vẫn ký Hiệp ước Nhâm Tuất (ngày 05 tháng 6 năm 1862) nhượng cho Pháp nhiều quyền lợi. Giai đoạn lịch này đã được rất nhiều học giả quan tâm, nghiên cứu, tìm hiểu. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu về đề tài 4
  5. Bài tập nghiệp vụ Lương Thu Hà giáo dục tinh thần yêu nước cho học sinh qua dạy học lịch sử giai đoạn thì chưa có nhiều, chính vì thế khi chọn đề tài này làm đề tài tốt nghiệp, tôi rất khó khăn trong công tác sưu tầm tài liệu. Vấn đề này chỉ có một số ít các công trình nghiên cứu về phương pháp dạy học lịch sử và một số ít luận văn tốt nghiệp đề cập đến khi nghiên cứu các phương pháp giáo dục đạo đức, tư tưởng, tình cảm cho học sinh qua dạy học môn lịch sử của giảng viên và sinh viên khoa sử trường Đại học Sư phạm Hà Nội như: - Phan Ngọc Liên: Giáo dục lòng yêu nước và tinh thần Quốc tế vô sản, nghiên cứu giáo dục số 6 - 1985. - Trịnh Đình Tùng: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh trong dạy học lịch sử - Tạp chí nghiên cứu giáo dục 5 - 1998. - Trịnh Đình Tùng: Bộ môn lịch sử với việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh, tạp chí nghiên cứu giáo dục 350 - Nguyễn Thị Thế Bình: Giáo dục truyền thống đoàn kết dân tộc cho học sinh theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 - 1975. Các công trình nghiên cứu này mới chỉ nghiên cứu đến vấn đề giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh chứ chưa đề cập đến vấn đề giáo dục tinh thần yêu nước cho học sinh trong giai đoạn lịch sử 1858 - cuối thế ký XIX. Đây là cơ sở để tôi tiến hành nghiên cứu đề này. 3. Phạm vi nghiên cứu đề tài: Tập trung giải quyết việc " Giáo dục tinh thần yêu nước cho học sinh qua dạy học phần lịch sử Việt Nam giai đoạn từ năm 1858 đến cuối thế kỷ XIX" trong sách giáo khoa lịch sử lớp 8 - trường THCS. 4. Mục đích nghiên cứu: Đề tài không chỉ nhằm mục đích nâng cao hiệu quả giáo dục cho học sinh tinh thần yêu nước qua dạy học phần lịch sử Việt Nam giai đoạn từ năm 1858 đến cuối thế kỷ XIX mà còn góp phần làm rõ: Nếu làm tốt nhiệm vụ giáo dục học sinh tinh thần yêu nước thông qua bài học lịch sử sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn lịch sử ở trường phổ thông. 5
  6. Bài tập nghiệp vụ Lương Thu Hà 5. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài: Để thực hiện mục đích nghiên cứu nói trên, đề tài có nhiệm vụ: - Tìm hiểu lý luận giáo dục tư tưởng đạo đức nói chung, tinh thần yêu nước nói riêng cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trưởng phổ thông. - Điều tra, khảo sát thực tiễn việc giáo dục hiện nay qua bộ môn lịch sử ở trưởng phổ thông. - Đề xuất các phương pháp dạy học phần lịch sử Việt Nam giai đoạn từ năm 1858 - đến cuối thế kỷ XIX nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục tinh thần yêu nước cho học sinh. - Tiến hành thực nghiệm để khẳng định các biện pháp sư phạm đưa ra để giáo dục cho học sinh tinh thần yêu nước là hoàn toàn đúng đắn , chứng minh tính khả thi của đề tài. 6. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu: 6.1. Cơ sở phương pháp luận: Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí MInh, quan điểm của Đảng về lịch sử và giáo dục lịch sử để nghiên cứu. Tuân thủ những nguyên tắc của của phương pháp luận sử học Macxit, phương pháp dạy học lịch sử để nghiên cứu. 6.2. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp sưu tầm tài liệu có liên quan để nghiên cứu, đọc và phân loại tài liệu, rút ra những điều cần thiết phục vụ cho nghiên cứu đề tài của mình. Tiến hành điều tra thực tiễn công tác dạy học lịch sử ở trường phổ thông làm cơ sở thực tiễn để đưa ra những phương pháp khoa học phục vụ công tác giáo dục học sinh, nâng cao chất lượng dạy học lịch sử. Thực nghiệm sư phạm, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh để chứng minh tính khả thi của đề tài. 6
  7. Bài tập nghiệp vụ Lương Thu Hà Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc "Giáo dục tinh thần yêu nước cho học sinh qua dạy học phần lịch sử Việt Nam giai đoạn từ năm 1858 đến cuối thế kỷ XIX" I. Cơ sở lý luận: 1. Bộ môn lịch sử với việc giáo dục tinh thần yêu nước cho học sinh ở trường phổ thông: Trong công cuộc dựng nước và giữ nước từ ngàn xưa đến nay, hơn ai hết các em hiểu rằng lịch sử của dân tộc Việt Nam là lịch sử của cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước, gắn với những cuộc chiến tranh chông ngoại xâm. Thời nào cũng vậy, trong bất kỳ một giai đoạn phát triển nào của lịch sử dân tộc, cha ông ta đều phải đương đầu với nạn ngoại xâm. Cứ mỗi lần có nạn ngoại xâm là là lòng yêu nước của nhân dân ta lại dấy lên, nó kết thành một làn sóng vững mạnh, quật tan mọi kẻ thù hung bạo. Lòng yêu nước đã trở thành một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nó in đậm những dấu ấn trang sử vẻ vang của dân tộc.Trong bối cảnh lịch sử đó, tinh thần yêu nước gắn liền với tinh thần đoàn kết dân tộc, chống giặc ngoại xâm, bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc. Cùng với quá trình dựng nước và giữ nước là việc chăm lo phát triển kinh tế đất nước, củng cố quốc phòng an ninh vững chắc , tăng cường sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ , bồi dưỡng đào tạo nhân tài cho đất nước đó là những con người có đủ trí thức, phẩm chất đạo đức phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, kế tục sự nghiệp vẻ vang của cha ông. Nối tiếp truyền thống của cha ông, trong thời kỳ chiến tranh vệ quốc vĩ đại, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc "Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đơì sau". Ngay sau ngày cách mạng tháng Tám thành công, bên cạnh việc xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, ổn định tình hình đất nước, chống thù trong giặc ngoài , bảo vệ thành quả cách mạng tháng Tám,Bác hiểu rằng, đất nước có giữ được độc lập thì cần phải có một đội ngũ nhân tài những người có tri thức, có óc sáng tạo, sức khoẻ dồi dào, có đấy đủ phẩm chất cách mạng tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng đã được. Bác đã nhận thấy rằng "Một dân tộc dốt là 7