SKKN Giảng dạy về phương trình và bất phương trình bậc 2 một ẩn như thế nào để góp phần nâng cao kết quả học tập môn Toán của học sinh Lớp 10?

doc 15 trang sangkien 30/08/2022 8260
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giảng dạy về phương trình và bất phương trình bậc 2 một ẩn như thế nào để góp phần nâng cao kết quả học tập môn Toán của học sinh Lớp 10?", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_giang_day_ve_phuong_trinh_va_bat_phuong_trinh_bac_2_mot.doc

Nội dung text: SKKN Giảng dạy về phương trình và bất phương trình bậc 2 một ẩn như thế nào để góp phần nâng cao kết quả học tập môn Toán của học sinh Lớp 10?

  1. PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Trong xu thế thời đại hiện nay, đổi mới giáo dục đang đòi hỏi mang tính toàn cầu nhằm tạo ra những con người có năng lực trí tuệ và kỹ năng nghề nghiệp, được cập nhật thường xuyên và có khả năng tự tìm kiếm những tri thức mới cần cho công việc bản thân, đáp ứng với nền kinh tế – xã hội liên tục biến đổi và phát triển. Vấn đề cốt lõi của đổi mới giáo dục là đòi hỏi phải đổi mới chương trình, nội dung và phương thức giáo dục - đào tạo để nhằm tạo ra những người lao động mới có năng lực tri thức Trong những năm gần đây, việc đổi mới phương pháp dạy học đã được các nhà trường, các cấp quản lý giáo dục đào tạo, các giáo viên quan tâm hơn và coi đó như là nội lực quan trọng của ngành cần phải được triệt để khai thác để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đào tạo. Một trong những thành phần quan trọng của nội lực là năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề. Bác Hồ đã dạy “ về cách học phải lấy tự học làm cốt ”. “ Học đi đôi với hành”. “ nâng cao năng lực tự học và thực hành cho học sinh ” Các nhà tâm lý học, giáo dục học đã khẳng định: Con người chỉ thực sự nắm vững cái mà chính mình đã giành được bằng hoạt động tự học của bản thân. Thực tế thấy vấn đề tự học của học sinh là một khâu quan trọng không thể tách rời của quá trình đào tạo ở trường THPT. Đó là hoạt động cần thiết để học sinh biến tri thức nhân loại thành vốn hiểu biết và khả năng của riêng mình, và đặc biệt vấn đề không chỉ dừng lại ở nhận thức việc tự học mà còn là một quá trình rèn luyện kỹ năng tự học thì chất lượng học tập mới mang lại hiệu quả cao. Thực trạng hiện nay tại các trường THPT, việc đổi mới phương pháp dạy và học chưa được tiến hành đồng đều, học sinh học tập còn lệ thuộc vào 1
  2. Thầy giáo trong quá trình học tập, còn nhiều giaó viên vẫn dạy học theo kiểu truyền đạt một chiều, trò tiếp nhận và ghi nhớ, giáo viên ít chú ý hướng dẫn học sinh tự học, dẫn đến hạn chế kết quả học tập, không tận dụng được mọi cơ hội để phát huy tiềm năng tư duy sáng tạo của mỗi con người. Ngoài những lý do trên, lớp 10 là lớp đầu cấp của THPT, chương trình môn toán nói chung, đại số nói riêng là cơ sở cho nội dung và đại số và giải tích ở các lớp trên. Đối với chương trình đại số ở trường THPT, chủ đề phương trình và bất phương trình bậc hai cùng với các bài toán khảo sát hàm số được coi là những vấn đề cơ bản nhất xuyên suốt và được vận dụng trong hầu hết các nội dung toán học ở bậc phổ thông. Với những lý do trên, thiết nghĩ việc tự học của học sinh cần phải được quan tâm nhiều hơn nữa, đặc biệt là vấn đề rèn luyện kỹ năng tự học, có thể nói đây là vấn đề cần thiết và cấp bách. Chính vì vậy tôi xin chọn và nghiên cứu vấn đề “ Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh qua dạy học chủ đề “ Phương trình và bất phương trình bậc 2 một ẩn ”. Với hy vọng bước đầu vận dụng 1 số lý luận đã học, đề ra một số biện pháp giúp học sinh rèn luyện kỹ năng tự học nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở trường THPT. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng tình hình tự học của học sinh trường THPT Xxx, đề xuất một số biện pháp sư phạm thích hợp nhằm góp phần rèn luyện khả năng tự học của học sinh lớp 10 THPT qua dạy học chủ đề “Giảng dạy về phương trình và bất phương trình bậc 2 một ẩn như thế nào để góp phần nâng cao kết quả học tập môn toán của học sinh lớp 10?”. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh, chất lượng đào tạo của nhà trường. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2
  3. • Nghiên cứu cơ sở lý luận có liên quan đến tự học và rèn luyện kỹ năng tự học của học sinh • Đánh giá thực trạng hoạt động tự học của học sinh trường THPT Xxx • Xây dựng một số biện pháp sư phạm nâng cao chất lượng hoạt động tự học và rèn luyện kỹ năng tự học của học sinh thông qua việc dạy học chủ đề “ Phương trình và bất phương trình bậc 2 một ẩn ”. 4. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu - Một số biện pháp sư phạm góp phần rèn luyện khả năng tự học của học sinh. - Đề tài nghiên cứu được giới hạn ở khối 10 trường THPT Xxx PHẦN II - NỘI DUNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỰ HỌC CỦA HỌC SINH 1. Kỹ năng tự học: Là hoạt động tìm tòi khám phá để chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo. hoạt động tự học bao gồm rất niều hành động liên tục, kế tiếp nhau như: quam sát, ghi chép, đọc tài liệu, hệ thống hóa, giải bài tập, làm thí nghiệm thực hành. Để có thể tự học học sinh pahir nắm được những tri thức về hành động tự học ( xác định mục đích, các phương tiện, điều kiện và cách thức tiến hành để đạt được mục đích. Học sinh phảI biết vận dụng những tri thức để tiến hành các hành động nhằm thu được kết quả phù hợp với mục đích tương ứng, tức là phảI có kỹ năng tự học tương ứng. Vậy kỹ năng tự học có thể hiểu là khả năng thực hiện có hiệu quả 1 hay 1 nhóm hành động bằng cách vận dụng những tri thức, những kinh nghiệmđể có hành động với nhứng điều kiện cho phép. Kỹ năng tự học là tổ hợp các cách thức hành động, được người tự học nắm vững, nó biểu hiện ở mặt kỹ thuật của hành động tự học và mặt năng lực tự học của mỗi các nhân 3
  4. Kỹ năng tự học liên hệ chặt chẽ với kết quả học tập, nó là yếu tố mang tính mục đích, luôn hướng tới mục đích của hành động tự học và có ý nghĩa quyết định tới kết quả của việc tự học 2. Hệ thống kỹ năng tự học: Hoạt động tự học được thực hiện bởi một chuỗi các hành động tự học. Để tự học có kết quả, học sinh phải có những kỹ năng tự học tương ứng với các hành động tự học như: Kỹ năng xây dựng kế hoạch tự học, kỹ năng ghi chép, kỹ năng đọc sách, kỹ năng nhận dạng và thể hiện tri thức, kỹ năng nghiên cứu và hệ thống hóa bài học, nhận dạng và thể hiện, Các kỹ năng tự học có quan hệ hữu cơ với nhau, bổ sung cho nhau để hoạt động tự học đạt kết quả tốt, học sinh trong quá trình tự học phải biết vận dụng và kết hợp các kỹ năng. Theo quan điểm điều khiển học, quá trình tự học là quá trình tự điều khiển, tự tác động của chủ thể nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập đạt kết quả tối ưu. Quá trình tự điều khiển đó bắt đầu từ việc lập kế hoạch tự học, tổ chức thực hiện kế hoạch và cuối cùng tự kiểm tra và đánh giá quá trình đó. II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TỰ HỌC Thực trạng hiện nay tại các trường THPT, việc đổi mới phương pháp dạy và học chưa được tiến hành đồng đều, học sinh học tập còn lệ thuộc vào Thầy giáo trong quá trình học tập, còn nhiều giaó viên vẫn dạy học theo kiểu truyền đạt một chiều, trò tiếp nhận và ghi nhớ, giáo viên ít chú ý hướng dẫn học sinh tự học, dẫn đến hạn chế kết quả học tập, không tận dụng được mọi cơ hội để phát huy tiềm năng tư duy sáng tạo của mỗi con người. III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỰ HỌC CHO HỌC SINH THPT Như đã trình bày ở phần lý do chọn đề tài, hoạt động tự học của học sinh đã trở thành một vấn đề quan trọng và rất cần thiết góp phần nâng cao chất lượng. Để hoạt động tự học của học sinh có hiệu quả thì học sinh cần 4
  5. phải có hệ thống các kỹ năng tự học tốt. Vì vậy tôi xin trình bày một số biện pháp giúp học sinh rèn luyện kỹ năng tự học và minh họa qua chủ đề “ Phương trình và bất phương trình bậc hai một ẩn ” ( Đại số 10) Biện pháp 1: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng xây dựng kế hoạch tự học Biện pháp 2: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng nghe - thông hiểu và ghi chép bài giảng trong hoạt động tự học Biện pháp 3: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng nhận dạng và thể hiện định nghĩa, khái niệm, định lý trong hoạt động tự học Biện pháp 4: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng đọc sách và tham khảo tài liệu trong hoạt động tự học Biện pháp 5: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân loại các dạng bài tập trong hoạt động tự học Để việc rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh đạt kết quả tốt, các biện pháp cần được tiến hành như sau: 2.1. Biện pháp thứ nhất: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng xây dựng kế hoạch tự học Kế hoạch học tập là một trong yếu tố quan trọng để thành công trong học tập. Để có kế hoạch học tập tốt, người học phải dựa vào khối lượng tri thức cần lĩnh hội, quỹ thời gian và các yêu cầu cụ thể cho tong thời gian. Xây dựng kế hoạch tự học là kỹ năng bố trí sắp xếp các công việc, phối hợp thời gian cho từng công việc, xác định phương pháp và các hình thức tổ chức từng công việc và ước chừng mức độ hoàn thành chúng phù hợp với khả năng hứng thú và đặc điểm riêng của từng các nhân, nó đảm bảo cho việc tự học được xây dựng mang tính khoa học và tính khả thi. Để xây dựng kế hoạch tự học từng chương, từng bài trở thành kỹ năng và đạt kết quả tốt phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Xác định yêu cầu, nhiệm vụ, kiến thức trọng tâm của từng chương, từng bài 5
  6. - Dự kiến kế hoạch thời gian để đảm bảo hoàn thành chương trình một cách đầy đủ và có chất lượng - Liệt kê tài liệu, sách tham khảo, liên quan đến nội dung chương trình mà ta đang nghiên cứu Ví dụ: Khi dạy nội dung chủ đề “ Phương trình và bất phương trình bậc hai một ẩn ” giáo viên có thể hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch tự học theo các yêu cầu nêu trên. Để kế hoạch này đạt hiệu quả cao thì giáo viên phải trang bị cho học sinh các kiến thức sau: * Mục đích yêu cầu cụ thể của từng bài. - Phương trình bậc hai: Học sinh cần hiểu và nắm vững cách giải và biện luận một phương trình bậc 2, các bài toán liên quan đến phương trình bậc 2, minh họa bằng đồ thị để hiểu sâu hơn về nghiệm của phương trình bậc 2 - Hệ thức Viét và ứng dụng: Học sinh cần nắm vững nội dung của định lý Viét, dấu của nghiệm thông qua P, S. Biết vận dụng định lý vào làm các bài tập có liên quan - Dấu của tam thức bậc 2: Học sinh hiểu và vận dụng nội dung định lý dấu tam thức bậc hai để giải một bất phương trình bậc hai * Giới thiệu cho học sinh tham khảo 1 số quyển sách có nội dung liên quan Thông qua kỹ năng xây dựng kế hoạch tự học, giúp cho học sinh rèn luyện kỹ năng học tập 1 cách khoa học, giúp học sinh phát triển tính độc lập sáng tạo, chu đáo trong học tập. 2.2. Biện pháp thứ hai: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng nghe-thông hiểu và ghi chép bài giảng trong hoạt động tự học Để nghe giảng và ghi chép hiệu quả học sinh cần vận dụng linh hoạt các yếu tố sau đây: - Chuẩn bị nghe giảng: Để nghe giảng trên lớp có hiệu quả thì thời gian ở nhà học sinh phải thực hiện công việc sau: 6