SKKN Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục pháp luật đối với đoàn viên, thanh niên trường THPT Lê Lợi

doc 10 trang honganh1 15/05/2023 10600
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục pháp luật đối với đoàn viên, thanh niên trường THPT Lê Lợi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_cong_tac_giao_duc_phap_luat.doc

Nội dung text: SKKN Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục pháp luật đối với đoàn viên, thanh niên trường THPT Lê Lợi

  1. I.Tên đề tài:“Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục pháp luật đối với đoàn viên, thanh niên trường THPT Lê Lợi” II. Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Cơ sở lí luận Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và Pháp luật của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Giáo dục pháp luật cho đoàn viên thanh niên có ý nghĩa quan trọng, góp phần tạo nguồn nhân lực có phẩm chất đạo đức, chính trị tốt phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã có những Nghị Quyết, chỉ thị trong đó khẳng định để nâng cao ý thức pháp luật cho đoàn viên, thanh niên đòi hỏi phải thực hiện tốt việc đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật. Để xay dựng nhà nước pháp quyền XHCN, đoàn viên, thanh niên phải có sức khỏe, tri thức chủ động thực hiện tốt các quy định của pháp luật, kiên định lập trường chính trị, tư tưởng. 1.2. Cơ sở thực tiễn Trong những năm qua, công tác giáo dục pháp luật cho đoàn viên, thanh niên ở trường THPT Lê Lợi luôn được thực hiện tốt và đã đạt được những thành tích nổi bật, được ngành và đoàn cấp trên ghi nhận, đánh giá cao.Tuy nhiên, nghiêm túc nhìn nhận những mặt hạn chế, có thể thấy chất lượng một số mặt chưa cao, hiệu quả công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật nhiều khi chưa đạt được kết quả cao: Nhận thức về pháp luật của một bộ phận không nhỏ đoàn viên trong học tập và rèn luyện chưa đúng mức, chưa thực sự tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục pháp luật; thiếu sự quan tâm định hướng của gia đình, vẫn còn hiện tượng đoàn viên thanh niên vi phạm nội qui nhà trường, hiện tượng bỏ học còn diễn ra, bị lôi kéo tham gia các trào lưu xấu, thậm chí là vi phạm pháp luật. Nội dung, phương thức truyền đạt phổ biến giáo dục pháp luật được chú trọng đổi mới song vẫn còn thụ động, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, thiếu hấp dẫn, ít sáng tạo, nhiều khi chưa theo kịp sự chuyển động của tình hình, một số học sinh chưa ý thức được việc chấp hành và tuân thủ pháp luật. Công tác phối hợp và thông tin hai chiều giữa nhà trường và công an nơi học sinh cư trú còn hạn chế. Một số hoạt động còn mang nặng hình thức, chưa đi vào chiều sâu, một số khác mang tính dàn trải, chưa phân hóa nhóm đối tượng phù hợp, dẫn đến hiệu quả công tác giáo dục pháp luật chưa đạt kết quả như mong muốn. Có thể nhận thấy, ngoài những nhân tố như: hoàn cảnh, môi trường sống, phương pháp giáo dục của gia đình, một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới tình trạng vi phạm pháp luật trong độ tuổi thanh niên ngày càng cao, là những khoảng trống chưa được khỏa lấp trong công tác giáo dục pháp luật cho học sinh. 1
  2. Là một Bí thư Đoàn trường và Cán bộ phụ trách công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở trường học tôi nhận thấy đây là một nhiệm vụ lâu dài, đòi hỏi sự tham gia tích cực và phối hợp đồng bộ giữa nhà trường, gia đình và toàn xã hội. Để nâng chất lượng công tác giáo dục pháp luật, một trong những giải pháp then chốt là tập trung nâng cao các giải pháp, xây dựng, thiết kế, triển khai, tổ chức thực hiện các nội dung giáo dục pháp luật khoa học, logic nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. Với những lí do đó, tôi đã lựa chọn nghiên cứu và triển khai đề tài:“Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục pháp luật đối với đoàn viên thanh niên trường THPT Lê Lợi” 2. Mục đích của đề tài Phân tích rõ thực trạng và đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao ý thức pháp luật cho đoàn viên, thanh niên trường THPT Lê Lợi. 3. Đối tượng nghiên cứu, khảo sát và thực nghiệm Đoàn viên thanh niên trường THPT Lê Lợi. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra - Phương pháp thực nghiệm - Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu, tổng kết thực nghiệm. III. Nội dung 1.Những nội dung lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu * Đạo đức của trẻ ở giai đoạn vị thành niên: Đoàn viên, thanh niên Độ tuổi học sinh THPT là giai đoạn quan trọng trong việc phát triển luân lý đạo đức, nhất là với cá nhân chuyển tiếp từ môi trường cấp II quen thuộc lên môi trường cấp III và đại học, nơi họ phải chấp nhận và trải nghiệm những khái niệm luân lý đạo đức mâu thuẫn nhau bên ngoài phạm vi gia đình và chòm xóm. Họ bắt đầu nhận thấy rằng hệ thống niềm tin của mình chỉ là một trong nhiều hệ thống khác, rằng sẽ có những tranh luận gay gắt về điều đúng- điều sai. Nhiều trẻ bắt đầu tự vấn những nhiềm tin trước đây của mình, và khi làm như vậy, họ đã phát triển hệ thống luân lý đạo đức của bản thân. * Pháp luật: Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực của nhà nước. Theo Hiến pháp 2013 xác định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”. Vai trò của pháp luật Nhà nước ta hiện nay Với mục tỉêu xây dựng một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, pháp luật ở nước ta hiện nay có vai trò đặc biệt quan trọng. - Pháp luật là công cụ thực hiện đường lối chính sách của Đảng. - Pháp luật là công cụ thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động - Pháp luật là công cụ quản lý của Nhà nước 2
  3. Các loại vi phạm pháp luật - Vi phạm hình sự (tội phạm) là những hành vi nguy hiểm cho xã hội và được quy định trong bộ luật hình sự. Những hành vi vi phạm pháp luật không được quy định trong bộ luật hình sự thì không phải là tội phạm. - Vi phạm hành chính là những hành vi trái pháp luật, có lỗi mức độ nguy hiểm cho xã hội ít hơn so với vi phạm hình sự. Xâm phạm các quan hệ xã hội do các văn bản pháp luật về hành chính bảo vệ. - Vi phạm dân sự là hành vi trái pháp luật, có lỗi xâm hại tới các quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân phi tài sản. - Vi phạm kỷ luật là hành vi có lỗi, trái với các quy tắc kỷ luật lao động, học tập, công vụ nhà nước trong các cơ quan, xí nghiệp, trường học trong các ngành và lĩnh vực quản lý nhà nước. 2. Thực trạng công tác giáo dục pháp luật cho đoàn viên, thanh niên trường THPT Lê Lợi Trường THPT Lê Lợi là trường có qui mô lớn của tỉnh Quảng Trị. Năm học 2018-2019 có 36 Chi đoàn (1 CĐGV và 35 CĐHS) với hơn 1390 đoàn viên thanh niên. a. Thuận lợi Với bề dày truyền thống hơn 18 năm của nhà trường, tuổi trẻ trường THPT Lê Lợi luôn trân trọng những thành tích đã đạt được, quyết tâm thi đua, rèn luyện, đoàn kết tốt cùng nhau xây dựng nhà trường ngày càng vững mạnh. Sự quan tâm, chỉ đạo của Đoàn cấp trên, Chi bộ Đảng - BGH, sự ủng hộ của Hội cha mẹ học sinh, của quý Thầy cô giáo, của các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường cũng là những điều kiện hết sức thuận lợi cho công tác giáo dục pháp luật của nhà trường ngày càng được nâng cao. b. Khó khăn, hạn chế Chất lượng đầu của trường còn hạn chế, gần ½ ĐVTN nhà trường thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, thường trú tại các xã thuộc diện vùng khó, địa bàn cư trú rộng, công tác tập hợp thanh niên trong việc giáo dục pháp luật gặp nhiều khó khăn. Tình trạng thanh thiếu niên phạm tội có chiều hướng gia tăng, trong đó có nhiều đối tượng phạm tội khi đang ngồi trên ghế nhà trường. Đáng phải cảnh báo là cùng với việc tăng về số vụ, thì tính chất phức tạp và mức độ nghiêm trọng của loại tội phạm này cũng gia tăng. Thực tế này đã và đang đặt ra vấn đề cần tăng cường hơn nữa những biện pháp mạnh để hạn chế, ngăn chặn tình trạng tội phạm và tệ nạn xã hội có nguy cơ vấy bẩn môi trường học đường. Bên cạnh phần lớn học sinh mê say học tập, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, công dân có ích cho xã hội thì vẫn còn một bộ phận thanh thiếu niên hiếu thắng, ngông cuồng nên lạc bước, trở thành tội phạm. Đáng buồn là ngày càng nhiều học sinh - sinh viên phạm tội nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng như “giết người”, “cướp tài sản”, “hiếp dâm” Tình trạng học sinh phạm tội ở nhiều địa phương có chiều hướng gia tăng 3
  4. do nhiều nguyên nhân, nhưng trước hết phải kể đến sự buông lỏng trong quản lý giáo dục của gia đình và nhà trường. Khi những bậc làm cha, làm mẹ nhận ra mình quá thờ ơ trong việc chăm sóc, giáo dục con em mình thì hậu quả đau lòng cũng đã xảy ra, trong khi con em họ còn quá nhỏ để gánh chịu những bi kịch ấy. Ở các trường THPT trên toàn quốc nói chung và trường THPT Lê Lợi nói riêng có một tỷ lệ không nhỏ học sinh còn hiểu biết pháp luật một cách rất sơ sài, hời hợt. Đa phần các bạn còn ít hiểu biết thậm chí là không hiểu biết về quyền và nghĩa vụ của bản thân, không biết đánh giá một hành vi là hợp pháp hay vi phạm pháp luật. Các bạn có hành vi xử sự không đúng với quy định của pháp luật hay có tâm lý thiếu tự tin trước các vấn đề pháp lý, không có khả năng tự bảo vệ quyền lợi của mình khi bị xâm hại.Tình trạng này đã và đang là nguyên nhân tiềm ẩn dẫn tới bất ổn định xã hội. Bên cạnh bộ phận ĐVTV thiếu hiểu biết pháp luật thì còn một bộ phận dù có hiểu biết pháp luật nhưng lại mang thái độ thờ ơ hay bất tuân pháp luật. Ở bộ phận học sinh này không tồn tại niềm tin vào sự công bằng, nghiêm minh của pháp luật, thay vào đó là thái độ thờ ơ, lãnh đạm trước sự thay đổi của hệ thống văn bản pháp luật hiện hành hay các vấn đề pháp lý đang diễn ra hàng ngày. Đặc biệt, có học sinh coi pháp luật như là sự trói buộc, thường tìm ra những khiếm khuyết của pháp luật, những kẽ hở trong công tác quản lý, để “lách luật” hay trốn tránh pháp luật. Cũng phải kể đến những trường hợp ngang nhiên vi phạm pháp luật để thoả mãn trạng thái tâm lý “thích thể hiện mình”, “không ai làm gì được mình” như hiện tượng học sinh vi phạm luật giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Đông Hà. Trong nhiều năm qua, công tác GDPL cho HS THPT đã được ngành giáo dục rất coi trọng, nhà trường chú tâm; các hình thức giáo dục, truyên truyền, phổ biến được thực hiện đa dạng, phong phú bằng nhiều hình thức như đưa vào chương trình dạy học chính khóa, ngoại khóa, giáo dục lồng ghép, tổ chức tọa đàm, sân khấu hóa đem lại những hiệu quả nhất định góp phần nâng cao nhận thức của đa số HS về các quy định của pháp luật , về quyền và nghĩa vụ của mỗi học sinh trong đời sống xã hội. Tuy nhiên công tác tuyên truyền, phổ biến và GDPL cần có những thay đổi về quan điểm, cách làm; đổi mới mạnh mẽ nội dung và phương pháp giáo dục cho phù hợp với những thay đổi nhanh chóng của xã hội và tâm sinh lý học sinh. Đó là: chuyển mạnh quá trình trang bị kiến thức sang phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh, đặc biệt chú trọng khâu giám sát diễn biến tâm lý, biểu hiện thái độ, hành vi trong và ngoài nhà trường của học sinh; lấy sự tiến bộ về đạo đức, lối sống làm tiêu chí hàng đầu trong đánh giá kết quả học tập của học sinh. Trong chương trình GDCD ở bậc học phổ thông, những kiến thức cơ bản về pháp luật đã được đưa vào giảng dạy hoặc được lồng ghép tích hợp. Mặc dù vậy, do hạn chế về thời lượng, cùng với đó là phương pháp truyền thụ của giáo viên 4