SKKN Giải pháp giáo dục kỷ luật tích cực để thu hút học sinh và đảm bảo duy trì sĩ số ở trường THCS Quang Trung

doc 19 trang sangkien 31/08/2022 4621
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giải pháp giáo dục kỷ luật tích cực để thu hút học sinh và đảm bảo duy trì sĩ số ở trường THCS Quang Trung", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_giai_phap_giao_duc_ky_luat_tich_cuc_de_thu_hut_hoc_sinh.doc

Nội dung text: SKKN Giải pháp giáo dục kỷ luật tích cực để thu hút học sinh và đảm bảo duy trì sĩ số ở trường THCS Quang Trung

  1. SKKN-NguyễnVănThận- Năm học:2014-2015 1/Tên đề tài: GIẢI PHÁP GIÁO DỤC KỶ LUẬT TÍCH CỰC ĐỂ THU HÚT HỌC SINH VÀ ĐẢM BẢO DUY TRÌ SĨ SỐ Ở TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG 2/Đặt vấn đề: 2.1/Lý do chọn đề tài: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI nêu rõ nhiệm vụ về giáo dục trong suốt nhiệm kỳ và những năm tiếp theo như sau: “ Chú trọng giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, bồi dưỡng thế hệ trẻ tinh thần yêu nước, yêu quê hương, yêu gia đình, có bản lĩnh chính trị, lòng nhân ái, ý thức tôn trọng pháp luật, lối sống văn hóa, tinh thần hiếu học, chí tiến thủ, lập thân, lập nghiệp. Chú trọng ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường” Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) với nội dung Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế có ghi: “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”. Chủ tịch Hồ Chí Minh khi sinh thời đã từng dạy: “ Thiện, ác vốn chẳng phải bản tính cố hữu, phần lớn do giáo dục mà nên”. Thật vậy Giáo dục –Đào tạo nhằm phát triển toàn diện phẩm chất nhân cách con người, tạo cơ sở nền tảng cho con người tham gia vào cuộc sống xã hội và lao động thực tiễn trong đó giáo dục phổ thông có vai trò to lớn là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo; Trường THCS là bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân, có đủ tiêu chuẩn cần thiết để đảm bảo chất lượng, hiệu quả giáo dục theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước qua từng thời kỳ. Nơi đây là trung tâm văn hóa của từng địa phương. Ở đây học sinh được đảm bảo các quyền lợi và nghĩa vụ, được bảo vệ, chăm sóc, học tập, vui chơi để hình thành nhân cách. Giúp các em có tri thức, tinh thần thỏa mái, làm cho các em thân thiết với mọi thành viên trong gia đình, thân thiện với bạn bè và trường lớp, với thiên nhiên, yêu thích đến trường và tích cực học tập. Ở lứa tuổi THCS nhất là khối lớp 8,9 về mặt tâm sinh lý các em đã thay đổi, có nhiều chuyển biến về thể chất song tâm hồn của các em rất trong sáng, hồn nhiên, vô tư các em thích được hoạt động và thích được thể hiện mình trước bạn bè. Để khơi gợi sự ham muốn và tạo cơ hội cho học sinh được phát huy, được thể hiện mình, thì cần những thầy, cô giáo và cán bộ quản lý phải suy nghĩ, năng động, tư duy đề ra những giải pháp thích hợp giúp hoạt động cá nhân của học sinh đi đúng hướng và cho các em thấy rằng trường học là chỗ dựa tinh thần bền vững nhất. 1
  2. SKKN-NguyễnVănThận- Năm học:2014-2015 Cục trưởng Cục nhà giáo và cán bộ quản lý Hoàng Đức Minh trong báo cáo đề dẫn nêu rõ : "Tăng cường phương pháp kỷ luật tích cực trong nhà trường là biện pháp giáo dục học sinh không sử dụng đến các hình thức bạo lực, trừng phạt, trong đó giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục áp dụng các hình thức kỷ luật tích cực, phù hợp để giúp HS giảm thiểu những hành vi không phù hợp, củng cố các hành vi tích cực và phát triển nhân cách một cách toàn diện, bền vững ” Trong những năm gần đây, khi nạn bạo lực học đường có xu hướng gia tăng, các trường hợp vi phạm đạo đức của HS liên tục được nhằm đến thì một trong những biện pháp được quan tâm để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức HS là tăng cường phương pháp kỷ luật tích cực trong nhà trường thông qua đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các cấp ". Tính tích cực của các biện pháp kỷ luật tích cực thể hiện ở chỗ làm cho học sinh tự nhìn nhận thấy khuyết điểm tự mình chịu kỷ luật và trong quá trình ấy vẫn có sự giúp đỡ của thầy cô bè bạn. Đó là việc áp dụng các biện pháp giáo dục bằng quan tâm đến diễn biến tâm lý, lứa tuổi HS để có cách thuyết phục, giáo dục các em tự giảm thiểu những hành vi không phù hợp. Đây là phương pháp giáo dục hữu hiệu, cung cấp cho các em thông tin cần thiết để được giáo dục toàn diện và hỗ trợ sự phát triển của các em. Ngoài ra giáo viên cũng cần thay đổi cách ứng xử. Phương pháp giáo dục này yêu cầu các giáo viên phải quan tâm hơn những khó khăn của các em, tăng cường vai trò của các em trong việc xây dựng nội quy của lớp, trường học. Bên cạnh đó, nội dung này rất cần phải được tuyên truyền đến các phụ huynh HS bằng nhiều cách. Xây dựng mối quan hệ bền chặt giữa nhà trường, gia đình và xã hội và thực hiện có hiệu quả trong giáo dục học sinh để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Lâu nay, nói đến chuyện 'kỷ luật' thường dễ khiến người ta liên tưởng đến 'hình phạt', những lời quở trách nặng nề, thậm chí là những trận đòn roi , vì các cụ xưa đã chẳng dạy 'thương cho roi cho vọt', hay 'người roi, voi búa'. Sở dĩ có liên tưởng như vậy là do lâu nay chúng ta vẫn quan niệm, khi học sinh mắc lỗi thì chỉ có cách giáo dục duy nhất, hiệu quả nhất là 'kỷ luật trừng phạt'. Việc trừng phạt thân thể (đánh, véo, kéo tai, giật tóc, quì, úp mặt vào tường ) và trừng phạt về tinh thần (la mắng, nhiếc móc, hạ nhục, bỏ rơi, làm cho xấu hổ, chửi rủa ) ,đó là những biện pháp đã, đang diễn ra khá phổ biến. Điều đó gây ra những hệ quả nghiêm trọng, làm các em mất đi sự tự tin, giảm ý thức kỷ luật, căm ghét trường học, để lại những 'vết sẹo' trong tâm hồn, khiến các em luôn có thái độ thù địch. Các biện pháp kỷ luật đang áp dụng trong trường học hiện nay là nhắc nhở, phê bình, thông báo với gia đình, cảnh cáo ghi học bạ, buộc thôi học có thời hạn được các trường thực hiện nghiêm túc và công khai, đảm bảo công bằng cho học sinh trong việc khen thưởng và kỷ luật. Tuy nhiên, các biện pháp kỷ luật này còn khá 'khô cứng' đối với một số học sinh có biểu hiện đạo đức không tốt. Không ít giáo viên hiện nay vẫn quan niệm, khi học sinh mắc lỗi thì chỉ có cách giáo dục duy nhất, hiệu quả nhất là trừng phạt. 2
  3. SKKN-NguyễnVănThận- Năm học:2014-2015 Cách xử phạt hiện nay của người lớn đa phần chưa thuyết phục được học sinh. Bởi nó xuất phát từ cách suy nghĩ áp đặt, đôi khi hơi bảo thủ, không đặt mình vào hoàn cảnh của người phạm lỗi, đó chưa kể những biện pháp xử lý quá nặng, có tính chất xúc phạm, khiến người bị phạt bị tổn thương, không tâm phục, tạo ra tâm lý chống đối, càng phạt thì càng vi phạm cho 'bõ ghét'. Nhìn khách quan, có thể coi cách kỷ luật trừng phạt như một nguyên nhân gây nên tình trạng bạo lực học đường, hoặc tạo ra những cú sốc tâm lý, những phản ứng không lành mạnh của học sinh. Khi cần xây dựng nhà trường thân thiện, rất cần có kỷ luật, nhưng kỷ luật học sinh là kỷ luật mang tính giáo dục là chủ đạo, do vậy áp dụng hình thức trừng phạt rõ ràng là biện pháp không phù hợp cần phải chấm dứt. Xu thế giáo dục hiện nay trong điều kiện “ xã hội mở” là hướng tới việc hình thành đạo đức nhân cách của người học các giá trị chân, thiện, mỹ được phát huy ,giữ gìn truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa của dân tộc để trở thành người công dân tốt,có ích cho xã hội. Với tư cách là nhà giáo đang làm công tác quản lý giáo dục, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao về nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đảm bảo các yêu cầu phát triển giáo dục trong giai đoạn mới, đảm bảo việc trang bị các kiến thức và kỹ năng cần thiết cho học sinh ở bậc học THCS các em thật sự lớn lên và trưởng thành về thể chất lẫn tinh thần, không có em nào phải bỏ học giữa chừng, không có em nào bị tổn thương về lòng tự trọng, trong cách hành xử của thầy cô giáo, để phát huy tốt phong trào xây dựng: “Trường học thân thiện – Học sinh tích cực” .Tôi chọn phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực để giáo dục học sinh làm đề tài cho sáng kiến kinh nghiệm của mình; 2.2/Thực trạng vấn đề : Đóng trên địa bàn xã Đại Hưng nằm cách xa trung tâm huyện 30 km về phía tây bắc thuộc xã miền núi của huyện là vùng kinh tế còn nhiều khó khăn, đa số cha mẹ học sinh làm nông nghiệp, đi rừng, đi nương nhiều ngày nên ít có điều kiện quan tâm đến con cái hầu như phó mặc cho nhà trường, phần lớn gia đình các em đều có thu nhập thấp, một số học sinh trở thành lao động phụ của gia đình. Do đi làm ăn xa nên việc phối hợp giáo dục học sinh giữa nhà trường và gia đình gặp nhiều khó khăn, việc thông tin tình hình học tập của học sinh từ nhà trường đến gia đình không kịp thời và gián đoạn. Mặt khác trong những năm gần đây do chịu ảnh hưởng lớn từ mặt trái cuộc sống và môi trường xã hội phức tạp đã tác động tiêu cực đến một bộ phận không nhỏ học sinh có suy nghĩ lệch lạc, đua đòi, ăn chơi, sống thiếu tích cực. Trường THCS Quang Trung đã gặp không ít khó khăn trong công tác giáo dục toàn diện, nhất là giáo dục đạo đức. Dẫu không nhiều nhưng vẫn có một số em có biểu hiện như vô lễ với thầy cô, người lớn, tự do thực hiện hành vi cá nhân : hút thuốc, ức hiếp bạn bè gây ra bạo lực học đường, lôi kéo bạn về phía mình để thành số đông, tạo các nhóm mâu thuẩn kích bác lẫn nhau tạo sự mất đoàn kết xảy ra xung đột giữa các nhóm, gây mất trật tự 3
  4. SKKN-NguyễnVănThận- Năm học:2014-2015 trong giờ học mang tính tập thể, bao che những học sinh vi phạm gây khó khăn cho việc điều tra, bỏ giờ trốn tiết đi chơi game, những việc trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến nề nếp dạy học, kỷ cương, uy tín nhà trường. Từ tình hình trên gắn với yêu cầu giáo dục trong ‘xã hội mở’ với trách nhiệm là người quản lý chúng tôi đã suy nghĩ tìm các giải pháp giáo dục phù hợp tình hình thực tế của trường, các giải pháp đề ra phải có tính khả thi, gắn với thực tế có hiệu quả và mang tính chiến lược, kiên trì thực hiện trong thời gian dài làm thay đổi nhận thức đồng bộ để tập trung xây dựng nhà trường theo hướng đi lên với quan điểm: Dạy tốt là không chỉ nói cho học sinh nghe, chỉ cho học sinh làm mà còn tạo điều kiện để các em nói, tự đề xuất việc cần làm và tự làm. Dạy tốt không chỉ có thầy cô là người dạy mà chính học sinh thông qua các mặt tích cực học tập, hoạt động tập thể, hoạt động xã hội, biết sửa sai, biết vươn lên để hướng tới các giá trị tốt đẹp chân, thiện, mỹ và đạt đến tâm lực, trí lực, thể lực cho người công dân trong tương lai. Tất cả các giải pháp đều xoay quanh mục tiêu là thu hút học sinh đến trường và đảm bảo việc duy trì sĩ số, nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện nhiệm vụ được giao và các chỉ tiêu lớn của trường chuẩn quốc gia, kiểm định chất lượng, phổ cập giáo dục. Đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt và có giá trị sống còn đối với một nhà trường. 2.3/ Giới hạncủa đề tài SKKN :: Sáng kiến kinh nghiệm của năm nay có tính kế thừa, tiếp tục khẳng định tính hiệu quả của năm trước và nhân rộng thêm, hướng vào một số giải pháp tích cực thực hiện chủ điểm:“ Giáo dục kỷ luật tích cực để thu hút và đảm bảo việc duy trì sĩ số” cho học sinh trường THCS Quang Trung.Trên cơ sở các nội dung của phong trào: “Trường học thân thiện-Học sinh tích cực”.Để nội dung của cuộc vận động này ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất có sự chuyển biến rõ nét theo hướng phát triển bền vững. Nội dung chính của đề tài là tập trung các giải pháp giáo dục đạo đức học sinh thông qua hình thức giáo dục kỷ luật tích cực nhằm hạn chế tình trạng vi phạm nội quy nhà trường của học sinh trước sự phát triển của xã hội và phát huy tối đa tính tích cực để giáo dục các em có hiệu quả hơn. Theo lời dạy của Bác Hồ: “ Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó” “Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên” Tạo cho phụ huynh học sinh trên địa bàn xã tin tưởng vào năng lực giáo dục của tập thể sư phạm, yên tâm khi gởi con em mình đến trường để học vì nơi ấy có tấm lòng bao dung và sự dạy dỗ nhiệt tình của đội ngũ thầy cô giáo. Tạo cho địa phương nhiều công dân tốt để đáp ứng nguồn lực trong tương lai và là trung tâm văn hóa ở địa phương.Thu hút học sinh đến trường với phương châm: “ Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Giảm bớt hiện tượng học sinh giỏi của địa bàn trường đóng đi học các trường khác. 4