SKKN Đổi mới phương pháp tập luyện nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn cho học sinh Lớp 8

doc 8 trang sangkien 01/09/2022 3721
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Đổi mới phương pháp tập luyện nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn cho học sinh Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_doi_moi_phuong_phap_tap_luyen_nang_cao_thanh_tich_chay.doc

Nội dung text: SKKN Đổi mới phương pháp tập luyện nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn cho học sinh Lớp 8

  1. MỤC LỤC 1. Lời giới thiệu 2 2. Tên sáng kiến 4 3. Tác giả, đồng tác giả sáng kiến 4 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến 5 5. Lĩnh vực áp dụng của sáng kiến 5 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử 5 7. Mô tả bản chất của sáng kiến 5 8. Những thông tin cần được bảo mật 14 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến 14 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được 15 11.Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử 17 hoặc áp dụng lần đầu
  2. 1. Lời giới thiệu Trong những năm gần đây, với chính sách mở cửa cửa nền kinh tế thị trường, nền kinh tế nước ta đã có sự phát triển nhảy vọt, làm cho đời sống của nhân dân ta ngày được nâng cao, đời sống văn hoḠtinh thần cũng dần được cải thiện đáng kể, kể cả trong lĩnh vực TDTT. Chính vì vậy mà TDTT đã trở thành một hoạt động không thể thiếu được trong đời sống xã hội. Đảng và Nhà nước đã xác định: " một trong những mục tiêu cơ bản lâu dài của ngành TDTT là góp phần tăng cường sức khoẻ, phát triển thể chất " thì mục tiêu chiến lược của ngành TDTT nước ta đến năm 2000 và 2010 là: "Đưa nền TDTT thoát khỏi lạc hậu và yếu kém, tạo ra những tiền đề cần thiết cho sự phát triển TDTT ở những thập kỷ sau" (Trích Dự án chiến lược phát triển sự nghiệp TDTT thời kỳ 1995 đến năm 2010). Để thực hiện được mục tiêu chiến lược đó, ngành TDTT đã đề ra một số giải pháp lớn, trong đó ngành đặc biệt coi trọng giải pháp về đào tạo và bình đẳng đội ngũ HLV, cán bô TDTT cũng như đào tạo bồi dưỡng những VĐV có thành tích cao trong tương lai. Mục tiêu này phần nào đã giải quyết được nhiệm vụ, mục đích chủ yếu của TDTT là vươn tới đỉnh cao của thành tích, mà động cơ thành tích là một trong những động cơ mạnh mẽ thúc đẩy hoạt động khoa học TDTT phát triển mà chúng ta không ngừng xem xét nghiên cứu đưa ra những biện pháp, những phương pháp mới nhằm khai thác tối đa khả năng của con người nhằm vươn tới đình cao của thành tích. Trong các môn thi đấu ở các giải quốc tế, khu vực hay ở Đại hội TDTT trong nước, điền kinh chiếm một vị trí quan trọng trong chương trình thi đấu. Nó thực sự trở thành môn thể thao "Nữ hoàng". Đặc biệt, điền kinh thực sự là một trong những môn thể thao cơ bản, có vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục thể chất và huấn luyện thể thao ở nước ta. Điền kinh đã được Tổng cục TDTT (nay là Uỷ ban TDTT) xác định là một trong những môn thể thao trọng điểm và được đầu tư phát triển rộng rãi trong cả nước. Điền kinh là môn thể thao có lịch sử lâu đời nhất được yêu thích và phổ biến rộng rãi. Với nội dung rất đa dạng và phong phú như: Đi bộ, chạy, nhảy,
  3. ném đẩy và nhiều môn phối hợp. Điền kinh có nhiều môn khác nhau nên mỗi môn đều có đặc điểm riêng về phương pháp tập luyện. Tuy nhiên nó cũng có những yêu cầu và quy luật chung. Mục đích, nhiệm vụ những nguyên tắc chung và đặc điểm riêng trong các phương pháp giáo dục phẩm chất thể lực, tập kỹ thuật, chiên thuật, rèn luyện đạo đức, ý chí và chuẩn bị về tâm lý là cơ sở để hoàn thiện tập luyện các môn điền kinh. Điền kinh là môn TDTT ai cũng có thể tham gia tập luyện, khắp nơi đều có thể tổ chức tập luyện môn điền kinh, mỗi người cũng có thể tự tập không cần phải một đội hoặc một đấu thủ mới tập được. Nói cách khác danh từ tập luyện ở đây mang một khái niệm rất rộng rãi nhằm phục vụ cho hai đối tượng. Đối tượng thứ nhất: Gồm bất cứ ai muốn tập điền kinh với mục đích chính là nâng cao sức khỏe phục vụ sản xuất, bảo vệ tổ quốc và góp phần xây dựng cuộc sống mới lành mạnh. Đối tượng thứ hai: Gồm những vận động viên điền kinh từ lứa tuổi nhỏ đến vận động viên xuất sắc với mục đích tập luyện để có khả năng tham gia thi đấu cổ động phong trào và mang lại vinh dự cho tập thể cho đất nước. Chính vì vậy mà trong nhà trường thì Giáo dục thể chất là một bộ phận quan trọng không thể thiếu được của nền giáo dục Việt Nam, góp phần vào việc nâng cao tầm vóc con người Việt Nam ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới.Từ điền kinh là một từ Hán Việt được dùng để biểu thị những hoạt động tập luyện thi đấu trên sân (Điền) và trên đường chạy ( Kinh). Chạy là phương pháp di chuyển tự nhiên của con người, là dạng phổ biến nhất trong các bài tập phát triển thể lực và được sử dụng rộng rãi trong các môn thể thao. Chạy ngắn là nội dung điển hình của sự phát triển về tốc độ, có cường độ và biên độ lớn hội tụ đầy đủ các yếu tố nhanh - mạnh - bền. Đồng thời có thể thông qua nội dung chạy ngắn để rèn luyện ý chí vươn lên , sự nỗ lực của bản thân người học. Chạy cự ly ngắn là nội dung đơn giản cần ít phương tiện và dụng cụ để tiến hành (bàn đạp, đồng hồ). Chạy cự ly ngắn đòi hỏi phải chạy với tốc độ cực
  4. đại nên người tập phải xuất phát nhanh, tăng tốc độ thật nhanh trong chạy lao sau xuất phát để có tốc độ cực đại và cố gắng duy trì tới đích. Tốc độ của các động tác phức tạp trong thực tiễn TDTT ( như chạy cự ly ngắn) phân tích cho cùng là sự kết hợp của bốn hình thức biểu hiện của sức nhanh như: Thời gian tiềm phục của phản ứng tốc độ. Tốc độ của động tác đơn. Tần số động tác. Tốc độ ban đầu của động tác. Sự phối hợp nhuần nhuyễn của 4 giai đoạn kĩ thuật: xuất phát - chạy lao - chạy giữa quãng - về đích là yếu tố quan trọng quyết định thành tích trong chạy ngắn. Chạy ngắn là nội dung được rất nhiều học sinh yêu thích, là môn thể thao thể hiện đầy đủ các yếu tố nhanh nhẹn, khỏe mạnh, khéo léo và tâm lý muốn khẳng định mình trước tập thể. Từ cơ sở trên nên tôi đã chọn đề tài SKKN của mình là: “ Đổi mới phương pháp tập luyện nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn cho học sinh lớp 8 ”. Để nâng cao thành tích và đạt được hiệu quả cao trong mỗi giờ dạy của mình. 2. Tên sáng kiến “ Đổi mới phương pháp tập luyện nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn cho học sinh lớp 8 ”. 3. Tác giả, đồng tác giả sáng kiến - Họ và tên: Nguyễn Thị Mai - Địa chỉ tác giả sáng kiến: - Số điện thoại: 09 Email: @gmail.com 4. Chủ đầu tư ra sáng kiến Nguyễn Thị Mai 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến Lĩnh vực có thể áp dụng sáng kiến là tiến bộ khoa học. Tiến hành nghiên cứu đổi mới phương pháp tập luyện nâng cao thành tích thể thao, cụ thể là nghiên cứu các bài tập phát triển thể lực chuyên môn nhằm nâng cao thành tích thi đấu chạy cư ly ngắn trên cơ sở thực tiễn công tác huấn luyện thể lực chuyên
  5. môn đội tuyển điền kinh (chạy cư ly ngắn) tại trường THCS Yên Lạc hiện nay, góp phần bổ xung hoàn thiện nội dung chương trình huấn luyện đội tuyển của nhà trường. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử Thời gian nghiên cứu: Học kỳ I năm học 2015 – 2016 7. Mô tả bản chất của sáng kiến - Về nội dung của sáng kiến Thể thao là hiện tượng xã hội, là một trong những hình thức vận động xã hội. Trong đời sống, thể thao là nguyện vọng của con người mở rộng giới hạn của mình, là thế giới cảm xúc do thành công và thất bại tạo nên, là một trong những phương tiện giáo dục, là tổ hợp phức tạp giữa người với người. Thể thao thể hiện mối quan hệ đặc biệt giữa người với người trong thi đấu với thành tích thể thao và ý nghĩa xã hội của nó. Việc huấn luyện thể lực chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình đào tạo VĐV chạy cự ly ngắn. Sự phát triển nhanh chóng sức nhanh, sức mạnh, sức mạnh tốc độ và sức bền chuyên môn của các VĐV chạy cự ly ngắn đóng vai trò quan trọng trong đạt thành tích cao. Chạy ngắn là nội dung đơn giản cần ít phương tiện và dụng cụ để tiến hành ( bàn đạp, đồng hồ). Chạy cự ly ngắn là điển hình của sự phát triển về tốc độ, có cường độ và biên độ cực lớn hội tụ đầy đủ các yếu tố Nhanh - Mạnh - Bền trong thể thao. Đồng thời còn có tác động tốt tới các cơ quan chức năng của cơ thể, thông qua nội dung chạy ngắn để rèn luyện ý chí vươn lên, sự nỗ lực của bản thân cho học sinh trong học tập, lao động. Mặc dù chạy ở bất cứ một cự li nào , đều là một quá trình liên tục từ khi xuất phát cho tới khi về đích. Trong chạy cư li ngắn , người ta chia thành 4 giai đoạn: Xuất phát, chạy lao sau xuất phát, chạy giữa quãng và về đích. Riêng đối với chạy cư li 100m, sự khác biệt trong kĩ thuật ở 4 giai đoạn đó là khá rõ ràng và có vai trò quan trọng đối với thành tích người chạy. Chính vì vậy tập luyện chạy 100m có ý nghĩa rất lớn trong công tác giáo dục và bồi dưỡng học sinh.
  6. Qua đó hình thành các phẩm chất ý chí đạo đức của con người , góp phần vào giáo dục và nâng cao trí tuệ, giáo dục lao động và giao dục thẩm mĩ cho các em. Chạy ngắn gồm các cự ly 60m, 80m, 100m, 200m, 400m. Trong đó nội dung chạy 100m là một trong những nội dung mà hội khỏe Phù đổng cấp huyện và cấp tỉnh thường xuyên tổ chức ở cấp THCS. Đặc điểm của chạy cự li ngắn là cơ thể phải làm việc với tốc độ cực đại trong thời gian ngắn trong tình trạng nợ ôxi. Từ cơ sở trên tôi chọn SKKN của mình là: “Đổi mới phương pháp tập luyện nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn cho học sinh lớp 8” . * Các giải pháp thực hiện 1. Giai đoạn 1 Ban đầu thực hiện chương trình giảng dạy chung cho 2 nhóm với cùng một giáo án theo chương trình chuẩn. * Đối với giáo viên trong quá trình giảng dạy. Sử dụng phương pháp sư phạm chung: - Phương pháp phân tích và giảng giải. - Phương pháp trực quan trực tiếp. * Đối với học sinh: Thực hiện và tập luyện theo các yêu cầu của bài học, nhiệm vụ của giáo viên đề ra. * Trình tự các nhiệm vụ và biện pháp giảng dạy được tiến hành như sau: Nhiệm vụ 1 Xây dựng khái niệm kỹ thuật và tìm hiểu đặc điểm chạy của người học thông qua các biện pháp chủ yếu sau : - Giáo viên phân tích làm mẫu kỹ thuật . - Cho xem phim ảnh kỹ thuật (đúng và sai, toàn bộ và chi tiết kỹ thuật động tác).
  7. - Cho người học chạy lặp lại 30- 60m giáo viên nhận xét ưu nhược điểm của từng người. Nhiệm vụ 2 Dạy kỹ thuật xuất phát và chạy lao sau xuất phát - Giới thiệu cách đóng bàn đạp và tập đóng bàn đạp. - Thực hiện theo khẩu lệnh “vào chỗ”, “sẵn sàng”. - Dạy kỹ thuật xuất phát cao 3 điểm tự - Day kỹ thuật xuất phát thấp có bàn đạp. Đặc điểm chạy lao sau xuất phát thấp trong chạy cự ly ngắn. - Đoạn đường chạy lao kéo dài từ 10 – 30m - Trọng tâm thân người nâng dần theo từng bước chạy. - Hướng đặt chân trong mỗi bước chạy có xu hướng chập lại trên một đường thẳng, khoảng 7 – 15 bước sẽ chạy trên đường thẳng - Trọng tâm cơ thể lúc đầu sẽ rơi về trước điểm chống tựa và ngày càng gần điểm chống tựa.