Sáng kiến kinh nghiệm Để quản lí tốt sĩ số học sinh Lớp 8 trong giờ học thể dục

doc 14 trang sangkien 05/09/2022 3161
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Để quản lí tốt sĩ số học sinh Lớp 8 trong giờ học thể dục", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_de_quan_li_tot_si_so_hoc_sinh_lop_8_tr.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Để quản lí tốt sĩ số học sinh Lớp 8 trong giờ học thể dục

  1. Để quản lí tốt sĩ số học sinh lớp 8 trong giờ học thể dục Năm học 2012 - 2013 PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài : Giáo dục thể chất là một mặt của giáo dục toàn diện, đồng thời là một bộ phận không thể tách rời của sự nghiệp giáo dục của Đảng và nhà nước ta. Sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục thể chất nói riêng đã góp phần hết sức quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện, hoàn thiện về nhân cách, trí tuệ và thể chất để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, giữ vững và tăng cường an ninh quốc phòng. Tầm quan trọng của TDTT thể hiện rõ trong tư tưởng và việc làm của Chủ Tịch Hồ Chí Minh – Người dạy: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần đến sức khỏe mới thành công”. TDTT trong giai đoạn mới đã khẳng định phương hướng “Phát triển TDTT là bộ phận quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế – Xã hội của Đảng và nhà nước, nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, công tác TDTT phải góp phần tích cực nâng cao sức khỏe, giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh, làm phong phú đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân, nâng cao năng suất lao động của xã hội và năng lực chiến đấu của lực lượng vũ trang”. Trong cuộc sống hiện nay, vị trí công tác TDTT trong nhà trường càng được xác định theo đúng tầm quan trọng của nó. Thông qua giáo dục trong bộ môn thể dục, bồi dưỡng cho học sinh những đức tính dũng cảm, giúp học sinh biết được kĩ năng cơ bản để tập luyện giữ gìn sức khỏe, nâng cao thể lực, góp phần rèn luyện nếp sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, kỉ luật, thói quen tự giác tập luyện thể dục thể thao, giữ gìn vệ sinh. Có sự tăng tiến về thể lực, thi đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể và thể hiện khả năng của bản thân về thể dục thể thao, biết vận dụng những điều đã học vào nếp sinh hoạt ở trong và ngoài nhà trường, góp phần chuẩn bị cho thế hệ trẻ có nếp sống, tác phong công nghiệp. Giáo dục thể chất trong nhà trường phổ thông là một môn học được thực hiện ngoài trời cùng thời gian học tập trên lớp của học sinh. Tuy cũng là một môn học chính khóa nhưng mang đặc thù riêng nên được tiến hành dạy và học ở ngoài trời, được giảng dạy cùng buổi với các môn học văn hóa khác. Chính vì thế nhiều học sinh cảm nhận đây là một môn phụ không quan trọng dẫn đến việc các em đi học không đều, không nhiệt tình tập luyện theo yêu cầu từng phân môn và của giáo viên. Bên cạnh vấn đề nêu trên môn thể dục còn có một đặc trưng riêng là đòi hỏi học sinh có một năng khiếu của bản thân, tính năng động trong học tập thì mới có thể tiếp thu kiến thức và kĩ năng thể hiện các bài tập bổ trợ và từng bước hoàn thiện được các yêu cầu kĩ thuật mà bộ môn đòi hỏi. Từ đó nhiều học sinh không có năng khiếu về thể thao rất sợ học môn này kể cả những học sinh có học lực khá giỏi ở các môn văn hóa khác, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc các em hay nghỉ học hoặc có đến trường nhưng không vào học giờ thể dục. Giáo viên thực hiện : Nguyễn Tất Thắng Trường THCS Cẩm Tân- Cẩm Thủy 1
  2. Để quản lí tốt sĩ số học sinh lớp 8 trong giờ học thể dục Năm học 2012 - 2013 Là một giáo viên giảng dạy tôi suy nghĩ rất nhiều về việc một số học sinh thiếu ý thức học Thể dục như đã nêu trên. Từ đó trong quá trình giảng dạy tôi cố gắng tìm biện pháp để quản lý học sinh trong giờ học thể dục được tốt hơn, buộc các em nhận thức đúng hơn về tầm quan trọng của môn học, thực hiện một cách nghiêm túc trong học tập, coi trọng môn học thể dục như các môn học khác. Vì vậy tôi chọn đề tài “ Để quản lí tốt sĩ số học sinh lớp 8 trong giờ học thể dục”. Tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này nhằm trình bày một số giải pháp quản lí sĩ số học sinh trong giờ dạy thể dục của mình để đồng nghiệp cùng tham khảo. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : 2.1 Đối tượng nghiên cứu :. Học sinh lớp 8 Trường THCS Cẩm Tân – Cẩm Thủy – Thanh Hoá. 2.2 Phạm vi nghiên cứu: Trường THCS Cẩm Tân – Cẩm Thủy – Thanh Hoá. 3. Mục đích nghiên cứu : Dựa trên những yêu cầu thực tế của xã hội, những yêu cầu cụ thể của môn học, của ngành và cấp trên đề ra đối với môn Thể dục. Chính vì những yêu cầu đó Tôi quyết định chọn đề tài “ Để quản lí tốt sĩ số học sinh lớp 8 trong giờ học thể dục” để giải quyết một phần nào những nhiệm vụ yêu cầu trên đối với môn Thể dục trong trường phổ thông. 4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu : 4.1 Nhiệm vụ nghiên cứu : Với sáng kiến này Tôi xác định hai nhiệm vụ trọng tâm sau : Nhiệm vụ 1 : Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến dẫn đến hiện tượng học sinh hay vắng trong môn học Thể dục và qua đó đưa ra các biện pháp giải quyết vấn đề nêu trên đạt kết quả tốt nhất. Nhiệm vụ 2 : Học sinh có ý thức học môn Thể dục tốt, hiện tượng học sinh vắng học trong các giờ thể dục không còn nữa. 4.2 Phương pháp nghiên cứu : Để giải quyết được các nhiệm vụ của đề tài Tôi đã dùng các phương pháp nghiên cứu sau : 1. Phương pháp thực nghiệm sư phạm : Dựa vào thực nghiệm khối 8 năm học 2012 - 2013. 2. Phương pháp toán thống kê : Nghiên cứu qua kết quả học tập năm học 2011 - 2012 và việc thăm dò cũng như kết quả kiểm tra đối với học sinh khối 8 năm học 2012 - 2013. 3. Phương pháp bổ trợ : - Phương pháp phỏng vấn. - Phương pháp phân tích tổng hợp. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. Giáo viên thực hiện : Nguyễn Tất Thắng Trường THCS Cẩm Tân- Cẩm Thủy 2
  3. Để quản lí tốt sĩ số học sinh lớp 8 trong giờ học thể dục Năm học 2012 - 2013 PHẦN II – NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận của vấn đề : Xuất phát từ những yêu cầu thực tế của môn học Thể dục trong trường phổ thông, cùng với lý luận thực tế về lứa tuổi thì : - Mục tiêu TDTT trong trường phổ thông giúp học sinh biết được một số kiến thức, kĩ năng cơ bản để tập luyện giữ gìn sức khỏe, nâng cao thể lực. - Góp phần rèn luyện nếp sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, kỉ luật, thói quen tự giác tập luyện thể dục thể thao, giữ gìn vệ sinh. - Có sự tăng tiến về thể lực, đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể và thể hiện khả năng của bản thân về thể dục thể thao. - Biết vận dụng ở mức nhất định những điều đã học vào nếp sinh hoạt ở trường và ngoài nhà trường. 2. Thực trạng của vấn đề : Từ ngày đầu Cách mạng Tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất quan tâm chăm lo sức khỏe của toàn dân, Người thường nói: “ mỗi một người dân mạnh khỏe góp phần cho cả nước mạnh khỏe”, “ Dân cường thì nước thịnh. Tôi mong đồng bào bào ta ai cũng gắng tập thể dục. Tự tôi ngày nào cũng tập.” Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến mục tiêu giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ. Trong văn kiện Đại Hội Đảng lần thứ VII nêu rõ “ Giáo dục đào tạo cùng với khoa học và công nghệ phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu, chuẩn bị tốt hành trang cho thế hệ trẻ đi vào thế kỉ 21” và khẳng định: “Sự cường tráng về thể chất là nhu cầu của bản thân con người, đồng thời là vốn quí để tạo ra tài sản trí tuệ và vật chất cho xã hội”. Chỉ thị 36 CT/TW của Ban Bí Thư TW Đảng: “Thực hiện GDTC trong tất cả các trường học, làm cho việc tập luyện TDTT trở thành nếp sống hằng ngày cho hầu hết học sinh sinh viên và các tầng lớp nhân dân trong cả nước”. Điều 41 Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1992 cũng nêu rõ: “Việc dạy và học thể dục là bắt buộc trong nhà trường”. * Tóm lại: Qua những chỉ thị, nghị quyết, thông tư của Đảng, nhà nước chứng tỏ các cấp chính quyền rất quan tâm đến công tác giáo dục thể chất của học sinh nói riêng, và nhân dân nói chung, tạo những điều kiện thuận lợi nhất để các em phát triển toàn diện về Đức – Trí - Thể – Mĩ, góp phần cải tạo nòi giống, đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để đáp ứng những yêu cầu xã hội, trong quá trình giảng dạy thể dục trong trường phổ thông, để học sinh tham gia đầy đủ trong các giờ học thể dục là một điều khó bởi những nguyên nhân chủ quan và khách quan đã nêu ở trên. Bên cạnh đó còn có những nguyên nhân khác cũng ảnh hưởng đến việc duy trì sĩ số học sinh trong từng giờ thể dục. Theo tôi những nguyên nhân sau đây cũng Giáo viên thực hiện : Nguyễn Tất Thắng Trường THCS Cẩm Tân- Cẩm Thủy 3
  4. Để quản lí tốt sĩ số học sinh lớp 8 trong giờ học thể dục Năm học 2012 - 2013 là nguyên nhân cũng làm cho giáo viên khó quản lí học sinh trong giờ dạy của mình. - Nguyên nhân thứ nhất : Phần nhiều học sinh là con em lao động không có năng khiếu về thể thao do đó khó thực hiện yêu cầu kĩ thuật cao của môn học từ đó dẫn đến các em chán nản và trốn học các môn thể thao như bóng chuyền, đá cầu, cầu lông. - Nguyên nhân thứ hai : Một số học sinh có sức khỏe yếu không đủ khả năng tập luyện những bài học đòi hỏi nặng về thể lực dẫn đến các em sợ rồi trốn học những nội dung như chạy bền, nhảy cao, chạy nhanh. - Nguyên nhân thứ ba : Do môn học thể dục ngoài trời nhất là vào mùa nắng thời tiết nóng bức, học tập ngoài sân cát nóng không có bóng cây, trong khi đó một phần học sinh là con em sống trong khu vực chợ không quen với thời tiết nắng nóng nên thường trốn tiết. - Nguyên nhân thứ tư : Do học tập chéo buổi học với các môn văn hóa khác. Vì vậy vào những ngày học 5 tiết văn hóa vào buổi sáng, buổi chiều những em nhà ở xa thường hay vắng học vì đi học đường xa không có thời gian nghỉ ngơi nên cũng hay trốn học vì mệt mỏi. - Nguyên nhân thứ năm : Nguyên nhân thuộc về giáo viên. Một số giáo viên thực hiện giờ giấc thiếu nghiêm túc. Đôi khi học sinh đến trường nhưng không thấy giáo viên dạy, hoặc trong quá trình giảng dạy giáo viên không nhiệt tình hướng dẫn chỉ bảo, sửa sai từ đó dẫn đến nhàm chán làm học sinh chán nản từ đó không hăng hái học tập. 3. Giải pháp và tổ chức thực hiện : Thông qua các hoạt động thể dục thể thao rèn luyện cho học sinh tác phong khỏe mạnh, nhanh nhẹn, tính kỉ luật và một số phẩm chất đạo đức cần thiết chính là góp phần chuẩn bị cho thế hệ trẻ có nếp sống lành mạnh, tốt đẹp. Góp phần giáo dục đào tạo thế hệ trẻ trở thành những con người có ích cho xã hội, chuẩn bị về thể lực và nếp sống cho người lao động tương lai thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để quản lí học sinh trong giờ dạy một cách đầy đủ, theo tôi giáo viên tìm biện pháp lôi cuốn học sinh vào môn học. Muốn vậy giáo viên phải tìm cách khắc phục những nguyên nhân dẫn đến hiện hượng giảm sĩ số trong giờ học như đã nêu ở trên. Sau đây là một vài biện pháp mà tôi áp dụng trong quá trình giảng dạy có hiệu quả. 3.1. Tôi luôn thực hiện nghiêm túc giờ dạy không để các em chờ đợi dẫn đến chán nản. Bản thân làm cho học sinh nhận thức đúng về môn học, môn học thể dục cũng là một môn quan trọng nó mang lại sức khỏe cho con người. Và con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực chính của sự nghiệp phát triển xã hội. Đảng và nhà nước luôn quan tâm về “Chiến lược con người”. Tư tưởng đó được thể hiện rất rõ trong các nghị quyết, chỉ thị. Và giáo dục thể chất là một bộ Giáo viên thực hiện : Nguyễn Tất Thắng Trường THCS Cẩm Tân- Cẩm Thủy 4