SKKN Đổi mới kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng trong hoạt động của tổ chuyên môn (Bộ môn Ngữ văn THCS)

doc 12 trang sangkien 10260
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Đổi mới kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng trong hoạt động của tổ chuyên môn (Bộ môn Ngữ văn THCS)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_doi_moi_kiem_tra_danh_gia_theo_chuan_kien_thuc_ki_nang.doc

Nội dung text: SKKN Đổi mới kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng trong hoạt động của tổ chuyên môn (Bộ môn Ngữ văn THCS)

  1. Trường THCS Phú Bài Sáng kiến cải tiến kĩ thuật Phòng GD-ĐT Thị xã Hương Thủy Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trường THCS Phú Bài Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hương Thủy, ngày 19 tháng 5 năm 2011 SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KĨ THUẬT Đề nghị công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở ĐỀ TÀI: ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN (BỘ MÔN NGỮ VĂN THCS) I. Sơ lược lí lịch: - Họ và tên: Phan Xuân - Bí danh: Không ; Giới tính: Nam - Ngày tháng năm sinh: 22 / 8 / 1956 - Quê quán: Thủy Châu, Hương Thủy, Thừa Thiên Huế - Nơi thường trú: Phường Phú Bài, thị xã Hương Thủy, tỉnh T.T. Huế. - Đơn vị công tác: Trường THCS Phú Bài - Chức vụ hiện nay: Tổ trưởng chuyên môn Tổ Văn Mĩ Nhạc - Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm Ngữ văn II. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị: Trường THCS Phú Bài thành lập đã được 12 năm (Tách ra từ trường cấp 2- 3 Phú Bài năm 1999). Từ đó đến nay trường đã có những chuyển biến tích cực từ việc xây dựng cơ sở vật chất đến tình hình đội ngũ và việc giảng dạy, học tập của thầy và trò. Trong năm học 2010-2011, trường có 859 học sinh, biên chế thành 28 lớp (khối 6: 7 lớp, khối 7: 7 lớp, khối 8: 7 lớp, khối 9: 7 lớp, trong đó có 02 lớp được chọn là lớp chất lượng cao của thị xã Hương Thủy là lớp 7A và lớp 8H), có 62 CB- GV-NV với những thuận lợi và khó khăn sau: 1. Thuận lợi: + Cơ sở vật chất của trường như phòng ốc, bàn ghế, khuôn viên trường, sách tham khảo, đồ dùng dạy học ngày càng được hoàn thiện. + Đội ngũ giáo viên của trường nói chung, của tổ Văn Mĩ Nhạc nói riêng đều nhiệt tình, có ý thức phấn đấu, không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị và nâng cao năng lực chuyên môn. Tổ Văn Mĩ Nhạc 1 Phan Xuân
  2. Trường THCS Phú Bài Sáng kiến cải tiến kĩ thuật + Giáo viên bộ môn Ngữ văn có 10 người (trình độ đại học: 09, cao đẳng: 01), giáo viên bộ môn Mĩ thuật: 02 (trình độ đại học: 02), giáo viên bộ môn Âm nhạc: 02 (trình độ đại học: 01, cao đẳng: 01). Hầu hết giáo viên trong tổ đều có ý thức trau dồi chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng kịp thời nhu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục. 2. Khó khăn: + Ý thức học tập, rèn luyện của một bộ phận học sinh chưa cao, có những biểu hiện tiêu cực về hành vi đạo đức làm ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả dạy và học của thầy và trò. + Đối với bộ môn Ngữ văn, việc rèn luyên các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết còn hạn chế, ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của học sinh. Trong đó đáng chú ý là phương pháp học tập của học sinh. Nhiều HS tình trạng học tủ, học vẹt, làm theo văn mẫu vẫn còn nhiều, ảnh hưởng đến khả năng tư duy, sáng tạo của các em. III. Mục đích yêu cầu của sáng kiến cải tiến kĩ thuật: 1. Cơ sở lí luận: "Kiểm tra","đánh giá" theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng để nhận định đúng năng lực học tập của từng đối tượng học sinh là một khâu quan trọng không thể thiếu được trong quá trình dạy học nói chung và dạy học môn Ngữ văn THCS nói riêng. Trước yêu cầu của việc đổi mới chương trình sách giáo khoa và đổi mới phương pháp dạy học Ngữ Văn hiện nay thì đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá là một vấn đề rất cần thiết nhằm loại bỏ kiểu học tủ, học vẹt, học theo văn mẫu của HS vẫn thường diễn ra từ trước. Mục đích của kiểm tra, đánh giá là xác định được tình hình tiếp thu kiến thức, việc rèn luyện các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết và khả năng tư duy: phân tích, tổng hợp, nhận định, hệ thống hóa, khái quát hóa, của HS. Qua kiểm tra, đánh giá, học sinh tự nhận biết được khả năng học tập của mình và giáo viên thấy được trình độ nhận thức, mức độ kĩ năng của HS để có những điều chỉnh phù hợp trong quá trình dạy-học. Kiểm tra và đánh giá là hai công việc có nội dung và tính chất khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Kiểm tra để đánh giá, đánh giá để có những điều chỉnh thích hợp. Thông thường là kiểm tra rồi mới đánh giá, nhưng cũng có trường hợp có tiến hành kiểm tra nhưng không đánh giá mà chỉ nắm tình hình học tập của học sinh (như khảo sát chất lượng đầu năm, ) 2. Cơ sở thực tiễn: Từ những cơ sở lí luận trên, bắt đầu từ năm học 2008- 2009, Bộ GD&ĐT đã định hướng việc đổi mới cách kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS ở môn Ngữ Văn THCS nói riêng và các môn học nói chung với mục tiêu là giúp giáo viên có thể thấy được mức độ tiếp nhận, lĩnh hội kiến thức của HS đến đâu để từ đó điều chỉnh cách dạy học sao cho HS có thể đạt được kết quả cao hơn trong Tổ Văn Mĩ Nhạc 2 Phan Xuân
  3. Trường THCS Phú Bài Sáng kiến cải tiến kĩ thuật học tập và rèn luyện.Tuy nhiên trên thực tế vấn đề này vẫn còn gặp nhiều khó khăn từ trong nhận thức, quan niệm của giáo viên và cả học sinh. 2.1 Đối với giáo viên: + Việc ra đề kiểm tra vẫn còn mang tính chủ quan. Trước đây, các tiết kiểm tra một tiết hoặc 15 phút giáo viên tự ra đề dẫn đến việc chưa thật sự công bằng trong kiểm tra, đánh giá giữa các giáo viên bộ môn cùng khối lớp, ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh (do dung lượng, yêu cầu, hình thức ra đề, cách thức tổ chức kiểm tra giữa các giáo viên có sự khác nhau). + Cách ra đề cũng chưa thực sự có những đổi mới, chưa bám vào Chuẩn kiến thức, kĩ năng để thực hiện. Các dạng đề ra còn lặp lại khá nhiều qua các năm, dễ gây sự nhàm chán và việc học tủ trong học sinh, không phát huy được khả năng tư duy và sáng tạo của các em. + Việc chấm chữa cũng đang còn tùy tiện, chưa có quy trình chặt chẽ và thống nhất. 2.2 Đối với học sinh: + Một bộ phận học sinh ý thức học tập còn thấp, còn học theo kiểu đối phó. Việc học sinh sử dụng tài liệu, quay cóp, trao đổi nội dung bài làm trong kiểm tra, thi cử đang có chiều hướng gia tăng và hình thức ngày càng tinh vi hơn. + Đối với phần Tập làm văn, học sinh thường làm theo khuôn mẫu, sao chép các bài văn mẫu, chưa có sự sáng tạo trong những bài viết của mình. Trên cơ sở thực tiễn của việc dạy học bộ môn Ngữ văn nói chung và tiếp thu phương pháp dạy học đổi mới trong đó có đổi mới việc kiểm tra, đánh giá, tổ Văn Mĩ Nhạc trường THCS Phú Bài đã thực hiện được một số hoạt động nhằm nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá học sinh qua các tiết kiểm tra. IV. Những giải pháp chính trong sáng kiến cải tiến kĩ thuật: A. Nhận thức: Mỗi một CB-GV phải xác định đúng mục đích, yêu cầu và quy trình của kiểm tra, đánh giá theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng để thực hiện. 1. Kiểm tra: Kiểm tra là cách thức hoạt động của giáo viên nhằm thu thập thông tin về biểu hiện kiến thức, kĩ năng, thái độ của HS trong học tập nhằm cung cấp dữ kiện làm cơ sở cho việc đánh giá. Đây là giai đoạn kết thúc của quá trình giảng dạy, học tập một chương, một phần, một quá trình dạy- học của thầy và trò. Kiểm tra là một chức năng cơ bản, quan trọng trong quá trình dạy học nhằm những mục đích sau: a) Đánh giá: Việc kiểm tra giúp giáo viên đánh giá được kết quả học tập của HS, HS cũng xác định được mức độ đạt được của mình so với yêu cầu chung. b) Phát hiện: Việc kiểm tra giúp giáo viên và học sinh phát hiện những mặt đạt được và chưa đạt được của mình trong quá trình dạy học so với yêu cầu chung của môn học. c) Điều chỉnh: Việc kiểm tra giúp giáo viên và học sinh tìm được những điều chỉnh cần thiết trong quá trình dạy- học, loại trừ những lệch lạc, tháo gỡ những Tổ Văn Mĩ Nhạc 3 Phan Xuân
  4. Trường THCS Phú Bài Sáng kiến cải tiến kĩ thuật khó khăn, tìm ra những giải pháp tối ưu giúp người học chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng tốt hơn. 2. Đánh giá: Đánh giá kết quả học tập của HS là quá trình thu thập và xử lí thông tin về trình độ, khả năng đạt được mục tiêu học tập của HS cùng với tác động và nguyên nhân của tình hình đó, nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên và nhà trường để HS học tập ngày một tiến bộ hơn. Trong thực tế, việc đánh giá đạt độ chính xác và khách quan càng cao bao nhiêu thì sự tiếp cận yêu cầu về Chuẩn kiến thức, kĩ năng của HS càng cao bấy nhiêu. Việc đánh giá có tác dụng tích cực cho cả học sinh, giáo viên và nhà trường: a) Đối với học sinh: + Làm rõ được quá trình lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng, phát triển tư duy theo yêu cầu chung của bộ môn. + Học sinh tự nhận thức và đánh giá được khả năng học tập của mình. + Mục đích quan trong nhất của việc kiểm tra, đánh giá đối với HS là giúp các em phát hiện những thiếu sót, lệch lạc của mình trong quá trình học tập, rèn luyện để có những điều chỉnh về phương pháp học tập cho phù hợp. b) Đối với giáo viên: + Thông qua kết quả kiểm tra, đánh giá để tự đánh giá việc giảng dạy của mình. + Qua kết quả đánh giá, giáo viên thấy được những ưu điểm để phát huy và quan trọng là phát hiện được những tồn tại, thiếu sót để tìm ra nguyên nhân, biện pháp khắc phục và tự điều chỉnh phương pháp giảng dạy, kiểm tra - đánh giá cho phù hợp. c) Đối với nhà trường: Đối chiếu kết quả kiểm tra, đánh giá của từng bộ môn với mục tiêu đã đề ra, đặc biệt là những tồn tại, thiếu sót để tìm ra nguyên nhân và có kế hoạch chỉ đạo sát hợp. Nói tóm lại, kiểm tra, đánh giá là một khâu quan trọng không thể thiếu trong qua trình dạy học. Để quá trình dạy học đạt kết quả tối ưu thì người dạy và người học phải xác định đúng đắn mục tiêu cũng như yêu cầu của kiểm tra, đánh giá và xem đây như là một mắt xích không thể thiếu trong quá trình đổi mới phương pháp dạy-học. B. Quá trình thực hiện việc kiểm tra, đánh giá tại cơ sở: (Tổ Văn-Mĩ- Nhạc trường THCS Phú Bài) Trong phương hướng hoạt động của tổ chuyên môn năm học 2010 - 2011, tổ đã quán triệt cho giáo viên tinh thần đổi mới phương pháp giảng dạy trong đó có đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá. Ở học kì I, tổ đã tổ chức cho GV học tập, nghiên cứu Chuẩn kiến thức, kĩ năng và triển khai chuyên đề Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT để áp dụng trong dạy và học, ở học kì II, giáo viên tiếp tục học tập, triển khai thực hiện Tổ Văn Mĩ Nhạc 4 Phan Xuân
  5. Trường THCS Phú Bài Sáng kiến cải tiến kĩ thuật chuyên đề Biên soạn đề kiểm tra và đã thực hiện được một số phương diện đổi mới trong kiểm tra, đánh giá. 1. Đổi mới hình thức đánh giá: a) Kiểm tra miệng: + Thời gian kiểm tra: Hướng dẫn GV không nhất thiết phải kiểm tra đầu tiết học mà có thể kiểm tra trong cả quá trình dạy học ở trên lớp. Tuy nhiên nói như thế không có nghĩa là bỏ bước kiểm tra bài cũ ở phần đầu tiết học. Bước này có những tác dụng tích cực trong quá trình dạy học. + Nội dung kiểm tra: Không nhất thiết là kiểm tra kiến thức cũ của bài học trước mà cần có sự tích hợp với nội dung bài mới. Cần chú ý đa dạng hóa các loại câu hỏi với nhiều cấp độ khác nhau (nhận biết, thông hiểu, vận dụng) b) Kiểm tra viết: Kiểm tra viết thường dùng hai hình thức là trắc nghiệm khách quan và tự luận. Hình thức trắc nghiệm khách quan có những ưu điểm và những hạn chế nhất định nên tổ chỉ đạo giáo viên chỉ dùng hình thức này để kiểm tra khi đã bảo đảm những yêu cầu cơ bản nhằm khắc phục những nhược điểm của hình thức này (sẽ nói ở phần sau). Khi đánh giá HS qua kiểu bài tự luận đặc biệt là đối với bài tập làm văn, giáo viên cần chú ý các kĩ năng trình bày, diễn đạt, dựng đoạn, phân tích, tổng hợp, ; chú ý đến cách ra đề để HS làm bài bằng chính năng lực của mình, đánh giá đúng thực chất bài làm của các em (sẽ nói ở phần sau) 2. Đổi mới nội dung đánh giá: a) Chú ý kiểm tra một cách toàn diện các kiến thức, kĩ năng được học tập và rèn luyện trong chương trình Ngữ văn. b) Khuyến khích tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong câu trả lời hoặc bài làm của mình. Chú ý cách diễn đạt khi nói cũng như khi viết, tránh học thuộc lòng một cách máy móc. Các câu hỏi đánh giá trình độ của HS chủ yếu là ở khả năng nhận diện và vận dụng tri thức vào thực tế cuộc sống hơn là trình bày khái niệm lí thuyết. Phải xây dựng nhiều dạng câu hỏi khác nhau, ví dụ: + Câu hỏi nhớ biết (cấp độ nhận biết): Truyện Kiều được viết bằng thể thơ gì? Nêu những hiểu biết của em về thể thơ đó. + Câu hỏi hiểu biết (cấp độ thông hiểu): Tại sao Nam Cao lại để cho nhân vật Lão Hạc của mình chết và phải chịu một cái chết đau đớn như vậy? + Câu hỏi vận dụng (cấp độ vận dụng thấp): Qua kiến thức đã học về thành phần biệt lập, em hãy đặt câu có chứa thành phần tình thái. + Câu hỏi đánh giá tổng hợp (cấp độ vận dụng cao): Qua tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao và trích đoạn Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố, em có cảm nhận gì về số phận của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám? 3. Đổi mới cách thức đánh giá: Kiểm tra định kì kết hợp với kiểm tra đột xuất. + Kiểm tra định kì bao gồm kiểm tra đầu năm học, kiểm tra một tiết theo phân phối chương trình và kiểm tra học kì. Trong loại này, giáo viên chú ý phạm vi Tổ Văn Mĩ Nhạc 5 Phan Xuân