SKKN Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục góp phần nâng cao chất lượng xây dựng trường chuẩn quốc gia tại trường THPT Hoàng Mai
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục góp phần nâng cao chất lượng xây dựng trường chuẩn quốc gia tại trường THPT Hoàng Mai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_day_manh_cong_tac_xa_hoi_hoa_giao_duc_gop_phan_nang_cao.docx
- Hồ Hồng Sơn- THPT Hoàng Mai- Quản lí.pdf
Nội dung text: SKKN Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục góp phần nâng cao chất lượng xây dựng trường chuẩn quốc gia tại trường THPT Hoàng Mai
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG TRƯỜNG CHUẨN QUỐC GIA TẠI TRƯỜNG THPT HOÀNG MAI
- MỤC LỤC PHẦN I. MỞ ĐẦU 1 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 II. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2 1. Mục đích nghiên cứu 2 2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2 III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2 IV. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ TÍNH MỚI, ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 2 1. Ý nghĩa khoa học và đóng góp của đề tài 2 2. Tính mới 3 V. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 3 PHẦN II. NỘI DUNG 4 I. TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 4 II. CƠ SỞ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 5 1. Cơ sở lí luận 5 2. Cơ sở thực tiễn 10 III. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC 14 1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của nhà trường 15 2. Đổi mới xây dựng kế hoạch công tác xã hội hoá giáo dục 15 3. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền 16 4. Phát huy vai trò của Ban đại diện cha mẹ học sinh và phụ huynh học sinh 17 5. Thành lập Ban liên lạc kết nối với các thế hệ học sinh 18 6. Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường 18 7. Giao lưu, tạo mối quan hệ tốt với các đơn vị trên địa bàn 19 8. Dân chủ, công khai trong quá trình thực hiện và quản lý 19 9. Tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác xã hội hóa giáo dục 20 10. Biểu dương và tri ân những cá nhân, tập thể có nhiều đóng góp trong công tác XHHGD 20 IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 20
- PHẦN I. MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Xã hội hóa giáo dục và đào tạo (XHH GD&ĐT) là làm cho giáo dục trở thành của xã hội, hay nói cách khác là huy động toàn xã hội tham gia làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước. Các cấp ủy và tổ chức Đảng các cấp chính quyền, đoàn thể nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội - kinh tế, các gia đình và cá nhân đều có trách nhiệm tích cực góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục, đóng góp trí tuệ, nhân lực, vật lực cho giáo dục; kết hợp giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội; tạo nên môi trường giáo dục lành mạnh mọi nơi, trong từng cộng đồng, từng tập thể. Trong khi nguồn lực của nhà nước đầu tư cho giáo dục còn hạn hẹp thì việc huy động đẩy mạnh XHH GD&ĐT là rất cần thiết. Kể từ sau khi Nghị quyết số 29-NQ/TW ra đời, xã hội hóa giáo dục trong những năm qua đã góp phần nâng tỷ lệ huy động trẻ, học sinh trong độ tuổi ra lớp, phổ cập giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển loại hình trường, lớp, chương trình chất lượng cao đáp ứng nhu cầu học tập của người dân, giảm gánh nặng cho ngân sách. Chủ trương xã hội hóa giáo dục đã tạo điều kiện thu hút các nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước cho phát triển giáo dục. Nghành giáo dục Việt Nam phấn đấu phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả; xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Từ những nguồn đã huy động được qua công tác XHHGD nhà trường có thêm kinh phí bổ sung cơ sở vật chất lớp học, mua sắm trang thiết bị dạy học cho các bộ môn, mở rộng khuôn viên, giúp đỡ các học sinh có hoàn cảnh khó khăn đảm bảo an tâm học tập góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và xây dựng trường chuẩn Quốc gia. Tuy nhiên, việc thực hiện công tác XHHGD cũng gặp nhiều khó khăn do phụ huynh, học sinh chưa hiểu rõ bản chất công tác XHHGD, trên địa bàn còn ít các doanh nghiệp Xuất phát từ ý nghĩa đó với mong muốn tìm ra giải pháp hữu hiệu tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác XHH GD&ĐT 1
- thành đạt trong cuộc sống biết chia sẽ lại cho thế hệ đàn em Tuyên truyền phổ biến rộng rãi để các bậc phụ huynh, các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp hiểu được tầm quan trọng của công tác XHHGD trong công tác giáo dục, từ đó có nhiều ủng hộ, đóng góp hơn cho nhà trường và thấy được rằng giáo dục là trách nhiệm của toàn xã hội. 2. Tính mới Đề tài đã đưa ra được những giải pháp thiết thực phù hợp với thực tiễn nhà trường, địa phương. Tận dụng được thế mạnh của công nghệ thông tin trong việc kết nối các thế hệ học trò. Tạo được mối quan hệ mật thiết giữa các đơn vị, xây dựng được nguồn quỹ khuyến học ổn định. V. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU Từ tháng 9 năm 2019 đến tháng 4 năm 2022. 3
- (công tác quản lý, giải pháp thực hiện, phạm vi hoạt động, ) ở từng địa phương vẫn luôn có những đặc điểm riêng biệt. Vì thế, nghiên cứu XHHGD gắn liền với thực tiễn giáo dục của địa phương sẽ mang đến hiệu quả nhất định góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu giáo dục ở địa phương. II.CƠ SỞ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lí luận 1.1. Xã hội hóa giáo dục 1.1.1. Khái niệm Xã hội hoá giáo dục là huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước để xây dựng một xã hội học tập; là việc thực hiện mối liên hệ phổ biến giữa hoạt động giáo dục và cộng đồng xã hội, làm cho giáo dục phù hợp với sự phát triển của xã hội, thích ứng với xã hội, duy trì sự cân bằng giữa hoạt động giáo dục và xã hội. 1.1.2. Vai trò của xã hội hóa giáo dục Xã hội hoá giáo dục làm cho hoạt động giáo dục mang tính xã hội. Trong đó người giáo dục và người được giáo dục trong mọi hoạt động về nội dung và phương thức thực hiện, kết quả đạt được đều mang tính xã hội, tính chuẩn mực xã hội rất cao. Giáo dục nhằm bồi đắp cho người học tư tưởng, hình thành ý thức chính trị, nhân cách, bản lĩnh dân tộc cùng với những tri thức khoa học, kỹ thuật, văn hoá, đạo đức, lối sống. Xã hội hóa giáo dục gồm hai thành phần chính: Xây dựng một xã hội học tập trong đó mọi người học tập thường xuyên, học tập suốt đời và Vận động toàn xã hội tham gia đóng góp cho giáo dục. Xã hội hóa giáo dục là một tư tưởng chiến lược về giáo dục, chỉ đạp quá trình xây dựng và phát triển giáo dục nhằm tạo sự chuyển biến sâu sắc, có tính cách mạng trong hoạt động thực tiễn, biến hoạt động giáo dục mang tính chuyên biệt (chuyên môn và nghiệp vụ) trong một lĩnh vực, một thiết chế giáo dục (ngành giáo dục), trở thành một hoạt động học tập rộng lớn và sâu sắc bắt rễ vào các lĩnh vực đời sông vật chất, tinh thần của xã hội. Đảm bảo cho giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn xã hội. 5