SKKN Dạy lồng ghép từ đồng nghĩa và trái nghĩa vào các bài học trong SGK Tiếng Anh Lớp 12 và thiết kế một số bài tập về từ đồng nghĩa và trái nghĩa

doc 20 trang sangkien 10681
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Dạy lồng ghép từ đồng nghĩa và trái nghĩa vào các bài học trong SGK Tiếng Anh Lớp 12 và thiết kế một số bài tập về từ đồng nghĩa và trái nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_day_long_ghep_tu_dong_nghia_va_trai_nghia_vao_cac_bai_h.doc

Nội dung text: SKKN Dạy lồng ghép từ đồng nghĩa và trái nghĩa vào các bài học trong SGK Tiếng Anh Lớp 12 và thiết kế một số bài tập về từ đồng nghĩa và trái nghĩa

  1. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Từ đồng nghĩa (synonyms) và trái nghĩa (antonyms) được xếp vào phần từ vựng tiếng Anh. Theo cấu trúc đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia hiện nay các câu hỏi trắc nghiệm có liên quan đến phần này chiếm khoảng 15% (khoảng 10 câu trên tổng số 64 câu trắc nghiệm bao gồm phần hỏi về đồng nghĩa và trái nghĩa riêng, và một số câu đồng nghĩa trong các bài đọc hiểu). Bên cạnh đó, từ đồng nghĩa và trái nghĩa còn giúp ích rất nhiều trong phần viết luận, đọc hiểu của đề thi. Tuy vậy, phần kiến thức này chưa thường xuyên được dạy và ôn tập như các phần từ vựng khác. Trong quá trình giảng dạy, tôi đã áp dụng dạy từ đồng nghĩa và trái nghĩa song song với việc dạy từ vựng trong tất cả các tiết học và thu được những hiệu quả bước đầu. Thứ nhất, học sinh chú ý hơn đến từ đồng nghĩa và trái nghĩa. Bất cứ học một từ mới nào, các em cũng cố gắng tìm những từ, cụm từ hoặc cách nói đồng nghĩa hoặc trái nghĩa của nó, nếu có. Thứ hai, vốn từ vựng của các em tăng lên nhanh chóng. Thứ ba, các em đạt được kết quả cao hơn với các câu hỏi về từ đồng nghĩa và trái nghĩa trong các đề thi. Từ kinh nghiệm của bản thân mình, tôi chọn chuyên đề “Dạy lồng ghép từ đồng nghĩa và trái nghĩa vào các bài học trong SGK Tiếng Anh lớp 12 và thiết kế một số bài tập về từ đồng nghĩa và trái nghĩa” để chia sẻ tại hội nghị chuyên đề ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông Quốc Gia vòng cụm năm học 2015-2016. Do còn hạn chế về kiến thức và thời gian, tôi chỉ giới hạn chuyên đề của mình với việc dạy và thiết kế bài tập đồng nghĩa và trái nghĩa với ba bài đầu tiên trong sách giáo khoa Tiếng Anh lớp 12 cơ bản. Nội dung chính của chuyên đề bao gồm 4 phần sau đây: I. Khái niệm về từ đồng nghĩa và trái nghĩa II. Một số nguyên tắc dạy từ đồng nghĩa và trái nghĩa III. Thiết kế một số dạng bài tập về từ đồng nghĩa và trái nghĩa IV. Một số bài tập trắc nghiệm về từ đồng nghĩa và trái nghĩa trong các đề thi THPT Quốc Gia PHẦN II: NỘI DUNG I. Khái niệm về từ đồng nghĩa và trái nghĩa I. 1. Từ đồng nghĩa ©Copyright Do Binh – Lien Son High School – Lap Thach – Vinh Phuc - www.violet.vn/quocbinh72 Page 1
  2. Theo từ điển ngôn ngữ, từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Từ đồng nghĩa được chia làm hai loại là đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn. Loại thứ nhất là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau, được dùng như nhau và có thể thay thế cho nhau trong hầu hết các trường hợp. Loại thứ hai Là các từ tuy cùng nghĩa nhưng vẫn khác nhau phần nào sắc thái biểu cảm (biểu thị cảm xúc, thái độ ) hoặc cách thức hành động. Khi dùng những từ này, ta phải cân nhắc lựa chọn cho phù hợp. 1.2. Từ trái nghĩa Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Tương tự như từ đồng nghĩa, chúng ta cũng có hai loại từ trái nghĩa là trái nghĩa hoàn toàn và trái nghĩa không hoàn toàn. Từ các khái niệm nêu trên có một số điểm chúng ta cần phải lưu ý như sau: Cho dù các từ được coi là đồng nghĩa hoặc trái nghĩa nhau hoàn toàn, giữa chúng cũng có sự khác biệt và không thể dùng thay cho nhau trong mọi trường hợp. Chính vì vậy, bên cạnh việc dạy và học nghĩa của từ, chúng ta cần phải chú ý đến ngữ cảnh trong đó các từ đồng nghĩa hay trái nghĩa có thể được dùng. II. Một số nguyên tắc dạy từ đồng nghĩa và trái nghĩa Do hạn chế về mặt thời gian, tôi chỉ đưa ra trong phần này một số nguyên tắc dạy từ đồng nghĩa và trái nghĩa mà tôi đã áp dụng và nhận thấy có hiệu quả. Nguyên tắc thứ nhất: Mọi hướng dẫn của giáo viên phải chi tiết, rõ ràng, có mục đích cụ thể. Nếu hướng dẫn không cụ thể và chung chung, học sinh sẽ không biết cách thực hiện nhiệm vụ của mình và nhiệm vụ dễ thất bại. Quan trọng nhất ở phần này là việc hướng dẫn học sinh tìm nguồn tài liệu để tra cứu từ đồng nghĩa và trái nghĩa và các cách tra cứu nhanh, hiệu quả. Nguồn tài liệu chính là các cuốn từ điển Anh-Anh và từ điển chuyên về từ đồng nghĩa, trái nghĩa. Học sinh có thể tra cứu từ điển bằng bản in hoặc từ điển trên mạng Internet. Cách tra cứu nhanh đối với những từ ghép không có trong từ điển là tra cứu từ gốc, rồi xác định nghĩa của từ cùng các tiền tố, hậu tố của nó. Nguyên tắc thứ hai: Lấy học sinh làm trung tâm, mạnh dạn giao việc cho các nhóm học sinh tự tìm hiểu về từ đồng nghĩa, trái nghĩa trong các bài học cụ thể. Nguyên tắc này giúp học sinh chủ động, tích cực tham gia vào bài học đồng thời giúp phát triển kĩ năng làm việc theo nhóm và kĩ năng thuyết trình của họ. Giao việc tìm hiểu từ đồng nghĩa và trái nghĩa trong một bài học nào đó cho học sinh khiến cho học sinh phải động não, tích cực bắt tay vào nhiệm vụ và nhờ đó chủ động ghi nhớ các từ ©Copyright Do Binh – Lien Son High School – Lap Thach – Vinh Phuc - www.violet.vn/quocbinh72 Page 2
  3. vựng. Công việc được giao theo nhóm học sinh sẽ giảm bớt áp lực. Bên cạnh đó, học sinh cũng có thể hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ. Phần thuyết trình có thể nói bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh tùy theo sự lựa chọn của các nhóm đều giúp phát triển kĩ năng trình bày vấn đề. Nguyên tắc thứ ba: chú trọng việc theo dõi tiến độ công việc của các nhóm, có so sánh đối chiếu và đánh giá kết quả Việc theo dõi tiến độ công việc của mỗi nhóm sẽ giúp giáo viên đánh giá, nhận xét chính xác hơn về kết quả của mỗi nhóm. Bên cạnh đó, giáo viên có thể kịp thời đưa ra những sự giúp đỡ phù hợp cho các nhóm gặp khó khăn. So sánh, đối chiếu và đánh giá kết quả từng nhóm học sinh hoặc thậm chí từng học sinh trong nhóm sẽ tạo thêm động lực để các em cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của mình. Nguyên tắc thứ tư: giáo viên giữ vai trò chính trong việc tổng hợp, chỉnh sửa, bổ xung kết quả của các nhóm Sau khi kết quả của các nhóm đã được đánh giá, chúng cần được tổng hợp, chỉnh sửa và bổ xung đầy đủ trước khi giáo viên trả sản phẩm cuối cùng cho học sinh. Đây là giai đoạn giáo viên giữ vai trò chính để đảm bảo cung cấp những kiến thức đầy đủ và chính xác cho học sinh của mình. Nguyên tắc thứ năm: kiểm tra, nhận xét và đánh giá thường xuyên việc mỗi cá nhân học sinh sử dụng kiến thức về từ đồng nghĩa, trái nghĩa đã học vào việc nói và viết tiếng Anh. Đây chính là nguyên tắc “học đi đôi với hành”, nhằm khuyến khích học sinh sử dụng kiến thức đã có trong các kĩ năng sản sinh ngôn ngữ là nói và viết. Việc này phải được tiến hành thường xuyên để tạo thành một thói quen trong việc sử dụng ngoại ngữ của học sinh. III. Thiết kế một số dạng bài tập về từ đồng nghĩa và trái nghĩa Việc thiết kế các dạng bài tập là nhiệm vụ của giáo viên thường làm sau mỗi phần kiến thức được dạy trên lớp. Mặc dù nó là một công việc thường làm, vẫn có một số điều chúng ta cần chú ý. Một là, việc thiết kế bài tập phải đảm bảo học cái gì thì thực hành và luyện tập cái đó. Điều này để đảm bảo tính hiệu quả của bài tập mà chúng ta tạo ra. Hai là, các dạng bài tập được thiết kế phải đa dạng, phong phú gồm nhiều cấp độ từ dễ đến khó. Việc này giúp phù hợp với các nhóm học sinh khác nhau và tạo hứng thú cho học sinh. III.1. Dạng bài tập “Matching” - ghép hai từ đồng nghĩa, trái nghĩa ©Copyright Do Binh – Lien Son High School – Lap Thach – Vinh Phuc - www.violet.vn/quocbinh72 Page 3
  4. Đây là dạng bài tập dễ. Học sinh chỉ cần nhớ lại kiến thức đã học là có thể hoàn thành phần này. Unit 1: Home Life Exercise 1. Match the word in column A with its synonym in colum B Column A Column B 1. brothers/sisters a. write down 2. base b. theme 3. wash the clothes c. regulation 4. rule d. irritate 5. topic e. data 6. wait f. foundation 7. information g. gather 8. note down h. do the laundry 9. collect i. siblings 10. annoy j. hold on/ hang on Đáp án Exercise 1: 1.i 2. f 3. h 4. c 5. b 6. j 7. e 8. a 9. g 10. d Exercise 2. Match the word in column A with its antonym in colum B Column A Column B 1. supportive a. neglect 2. willing b. depressed 3. obedient c. ban 4. take care of d. critical 5. happy e. indifferent 6. allow f. at a loose end 7. hard-working g. costly 8. busy h. reluctant 9. cheap i. naughty 10. interested j. idle ©Copyright Do Binh – Lien Son High School – Lap Thach – Vinh Phuc - www.violet.vn/quocbinh72 Page 4
  5. Đáp án Exercise 2: 1.d 2. h 3. i 4. a 5. b 6. e 7. c 8.j 9. f 10. g Unit 2: Cultural Diversity Exercise 3. Match the word in column A with its synonym in colum B Column A Column B 1. diversity a. reply 2. flat b. home for the aged 3. job c. present 4. respond d. party 5. confide in e. variety 6. careful f. commence 7. start g. apartment 8. gift h. share one’s thoughts 9. nursing home i. occupation 10. banquet k. thorough Đáp án Exercise 3: 1.e 2. g 3. i 4. a 5. h 6. k 7. f 8.c 9. b 10. d Exercise 4. Match the word in column A with its antonym in colum B Column A Column B 1. difference a. minority 2. follow b. temporary 3. majority c. pessimistic 4. reject d. be under no obligation 5. modern e. tell the truth 6. permanent f. similarity 7. optimistic g. deteriorate 8. be obliged h. accept 9. lie i. traditional ©Copyright Do Binh – Lien Son High School – Lap Thach – Vinh Phuc - www.violet.vn/quocbinh72 Page 5
  6. 10. better k. precede Đáp án Exercise 4: 1.f 2. k 3. a 4. h 5. i 6.b 7. c 8.d 9. e 10.g Unit 3: Ways of socializing Exercise 5. Match the word in column A with its synonym in colum B Column A Column B 1. suitable a. apparent 2. obvious b. good-natured 3. choice c. severe 4. polite d. purchase 5. buy e. appropriate 6. stick to f. gripping 7. kind-hearted g. hue 8. interesting h. option 9. serious i. be loyal to 10. color k. courteous Đáp án Exercise 5: 1.e 2. a 3. h 4. k 5. d 6. i 7. b 8.f 9. c 10. g Exercise 6. Match the word in column A with its antonym in colum B Column A Column B 1. get off a. take a call 2. modern b. prohibitten 3. leave a message c. politeness 4. make a call d. maximum 5. acceptable e. get on 6. discourtesy f. body language 7. minimum g. reveal 8. verbal language h. take a message ©Copyright Do Binh – Lien Son High School – Lap Thach – Vinh Phuc - www.violet.vn/quocbinh72 Page 6
  7. 9. conceal i. failure 10. success k. old-fashioned Đáp án Exercise 6: 1.e 2. k 3. h 4. a 5. b 6. c 7. d 8.f 9. g 10. i III.2. Dạng bài tập “Odd one out” – chọn từ khác loại Ở dạng bài tập này học sinh phải nhận ra một từ không cùng nghĩa hoặc trái nghĩa với các từ còn lại. Để làm bài tập này, học sinh phải nhớ được các nhóm từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với nhau. Unit 1: Home Life Exercise 1: Find one word that is different in meaning from the others 1. housework, household chores, domestic tasks, household duties, daily tasks 2. help, give a hand, owe, assist, aid 3. try, eliminate, endeavor, strive, make an effort, attempt 4. build, construct, put up, ruin, erect 5. child, kid, infant, gentleman 6. place, space, site, spot 7. sometimes, occasionally, frequently, from time to time 8. important, creative, vital, crucial, significant 9. hobby, interest, perseverance, taste 10. task, complement, duty, mission Đáp án Exercise 1: 1. daily tasks 2. owe 3. eliminate 4. ruin 5. gentleman 6. space 7. frequently 8. creative 9. perserverance 10. complement Unit 2: Cultural Diversity Exercise 2: Find one word that is different in meaning from the others 1. idea, view, point of view, opinion, objection 2. love sb, fall in love with sb, interfere with sb, fall with sb, take to sb ©Copyright Do Binh – Lien Son High School – Lap Thach – Vinh Phuc - www.violet.vn/quocbinh72 Page 7