SKKN Dạy học chủ đề dinh dưỡng chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật - Sinh học 10 theo định hướng Stem nhằm phát triển năng lực học sinh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Dạy học chủ đề dinh dưỡng chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật - Sinh học 10 theo định hướng Stem nhằm phát triển năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_day_hoc_chu_de_dinh_duong_chuyen_hoa_vat_chat_va_nang_l.docx
- Bìa.docx
- Mục lục.docx
- SKKN.pdf
Nội dung text: SKKN Dạy học chủ đề dinh dưỡng chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật - Sinh học 10 theo định hướng Stem nhằm phát triển năng lực học sinh
- PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Thực trạng Theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khoá XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học.” Thực hiện định hướng nêu trên việc đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực người học trong giáo dục phổ thông đã và đang từng bước được thực hiện đồng bộ. Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Giúp người học "Học để biết, học để làm, học để cùng chung sống và học để tự khẳng định mình" Đồng thời, trước xu hướng phát triển của cuộc cách mạng 4.0, ngày 4/7/2017 thủ tướng chính phủ đã ban hành chỉ thị số 16/CT-TTg về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Thủ tướng đã đặt ra giải pháp cho ngành giáo dục như sau: thay đổi mạnh mẽ các chính sách, nội dung, phương pháp giáo dục và dạy nghề nhằm tạo ra nguồn nhân lực có khả năng tiếp cận các xu thế công nghệ sản xuất mới, trong đó cần tập trung vào thúc đẩy đào tạo về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM), ngoại ngữ, tin học trong chương trình giáo dục phổ thông nhằm tạo ra nguồn lao động đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 đưa Việt Nam trở thành quốc gia Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng. Những năm học qua, có rất nhiều trường phổ thông đã đưa giáo dục STEM vào thí điểm với nhiều hình thức tổ chức khác nhau và bước đầu thu được kết quả khả quan tuy nhiên vẫn còn nhiều băn khoăn, vướng mắc. Chính vì vậy, tôi đã quan tâm và dạy học một số chủ đề Sinh học theo định hướng phát triển năng lực học sinh tiếp cận với giáo dục STEM nhằm phát triển các năng lực như: năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực nghiên cứu khoa học, năng lực sử dụng CNTT, năng lực định hướng nghề nghiệp đồng thời vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. Là giáo viên giảng dạy bộ môn Sinh học bậc THPT nhiều năm cùng với tinh thần học hỏi, mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học, mong muốn giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực, biết vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn đồng thời giúp học sinh hứng thú trong vấn đề nghiên cứu khoa học. Tôi đã chọn đề tài "Dạy học chủ đề dinh dưỡng chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật-Sinh học 10 theo định hướng STEM nhằm phát triển năng lực học sinh ", các em đã chuyển hóa kiến thức, kỹ năng, thái độ thành năng lực và hơn hết là truyền cảm hứng học tập, nâng cao năng lực sử dụng CNTT trong học tập và nghiên cứu khoa học. Biết vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống. 2. Đối tượng nghiên cứu 1
- - Nghiên cứu cơ sở lý luận của giáo dục STEM. - Thông qua nghiên cứu và áp dụng trong quá trình giảng dạy môn Sinh học 10, tại trường THPT Đô Lương 3; trường THPT Đô Lương 1, trường THPT Đô Lương 2, trường THPT Đô Lương 4, trường THPT Anh Sơn 2. - Tổ chức khảo sát: hứng thú học tập của học sinh đối với việc dạy học một số chủ đề môn Sinh học 10 theo định hướng phát triển năng lực học sinh tiếp cận với giáo dục STEM tại trường THPT Đô Lương 3; trường THPT Đô Lương 1, trường THPT Đô Lương 2, trường THPT Đô Lương 4, trường THPT Anh Sơn 2. - Tham khảo một số tài liệu liên quan. - Trao đổi tiếp thu ý kiến của các đồng nghiệp để tham khảo ý kiến làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài. - Tham khảo các tài liệu về sáng kiến kinh nghiệm. - Các tài liệu tập huấn và BDTX có liên quan. - Mạng Internet. 3
- đa dạng, chú ý hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. - Tăng cường dạy học giải quyết vấn đề thực tiễn. - Đánh giá và tự đánh giá được tiến hành ngay trong dạy học. 1.1.3. Những loại năng lực cần chú trọng rèn luyện cho HS trong quá trình dạy học * Nhóm năng lực chung, gồm: Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực tư duy; Năng lực tự quản lý Nhóm năng lực quan hệ xã hội: Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác Nhóm năng lực sử dụng công cụ hiệu quả: NL sử dụng CNTT và Truyền thông; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán * Nhóm năng lực, kĩ năng chuyên biệt trong môn Sinh học. - Các năng lực chuyên biệt trong môn Sinh học. Năng lực kiến thức Sinh học. Năng lực nghiên cứu khoa học. Năng lực thực hiện trong phòng thí nghiệm. - Các kĩ năng chuyên biệt trong môn Sinh học: Quan sát, Đo đạc, Phân loại hay phân nhóm, Vẽ lại các đối tượng, Xử lí và trình bày các số liệu, Đưa ra các tiên đoán/đề xuất giả thuyết khoa học, Làm thí nghiệm, Làm tiêu bản tạm thời, Giải phẫu/mổ. 1.2. Một số vấn đề chung về giáo dục STEM 1.2.1. Khái niệm: STEM là thuật ngữ viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kĩ thuật) và Mathematics (Toán học), thường được sử dụng khi bàn đến các chính sách phát triển về Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học của mỗi quốc gia. Thuật ngữ này lần đầu tiên được giới thiệu bởi Quỹ Khoa học Mỹ vào năm 2001. Theo Hiệp hội các giáo viên dạy khoa học quốc gia Mỹ (National Science Teachers Association-NSTA) định nghĩa: Giáo dục STEM là một cách tiếp cận liên ngành trong quá trình học, trong đó các khái niệm học thuật mang tính nguyên tắc được lồng ghép các bài học trong thế giới thực ở đó các học sinh áp dụng các kiến thức về Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học vào các bối cảnh cụ thể, giúp kết nối giữa trường học, cộng đồng, nơi làm việc và các tổ chức toàn cầu, từ đó phát triển các năng lực theo lĩnh vực STEM và cùng với đó có thể cạnh tranh trong nền kinh tế mới. 1.2.2. Vai trò, ý nghĩa của giáo dục STEM Việc đưa giáo dục STEM vào trường phổ thông mang lại nhiều ý nghĩa, phù hợp với định hướng đổi mới giáo dục phổ thông. Cụ thể là: Đảm bảo giáo dục toàn diện: Triển khai giáo dục STEM ở nhà trường, bên cạnh các môn học đang được quan tâm như Toán, Khoa học, các lĩnh vực Công nghệ, Kỹ thuật cũng sẽ được quan tâm, đầu tư trên tất cả các phương diện về đội ngũ giáo viên, chương trình, cơ sở vật chất. Nâng cao hứng thú học tập các môn học STEM: Các dự án học tập trong giáo dục STEM hướng tới việc vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực 5