SKKN Công tác thống kê - đánh giá phong trào thi đua giữa các Chi đoàn ở Đoàn trường THPT Nguyễn Du

doc 18 trang sangkien 01/09/2022 7840
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Công tác thống kê - đánh giá phong trào thi đua giữa các Chi đoàn ở Đoàn trường THPT Nguyễn Du", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_cong_tac_thong_ke_danh_gia_phong_trao_thi_dua_giua_cac.doc

Nội dung text: SKKN Công tác thống kê - đánh giá phong trào thi đua giữa các Chi đoàn ở Đoàn trường THPT Nguyễn Du

  1. Sở Giáo Dục & Đào Tạo Gia Lai SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI CÔNG TÁC THỐNG KÊ - ĐÁNH GIÁ PHONG TRÀO THI ĐUA GIỮA CÁC CHI ĐOÀN Ở ĐOÀN TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU Họ và Tên : Hồ Văn Hiền Chức Vụ : Giáo viên Đơn Vị : Trường THPT Nguyễn Du Năm Học : 2009 - 2010 MỤC LỤC Trang 0
  2. NỘI DUNG Trang PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU 02 1. Đặt vấn đề 02 2. Những hạn chế trong công tác thống kê – đánh giá kết quả 04 thi đua hàng tuần khi chưa áp dụng sáng kiến 2.1. Hạn chế về mặt lí luận 04 2.2. Hạn chế về thực tiễn 04 PHẦN II. NỘI DUNG 06 1. Những thuận lợi và khó khăn khi viết sáng kiến 06 1.1. Thuận lợi 06 1.2. Khó khăn 06 2. Giải pháp tổ chức thực hiện 07 2.1. Giai đoạn 1: Chuẩn bị 07 2.1.1. Lựa chọn tên sáng kiến 07 2.1.2. Tìm tài liệu tham khảo phục vụ công việc làm sáng kiến 07 2.2 . Giai đoạn 2: Triển khai viết sáng kiến 07 2.3. Giai đoạn 3: Đánh giá bước đầu hiệu quả của viếc áp dụng 13 sáng kiến trong thống kê đánh giá PHẦN III. KẾT LUẬN 15 1. Bài học kinh nghiệm 15 2. Kiến nghị 15 Phụ lục một số từ và cụm từ viết tắt trong các biểu mẫu và 17 hình minh họa Trang 1
  3. PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Đoàn trường là một tổ chức chính trị rộng lớn, tập hợp được nhiều thanh niên tiến bộ; là nơi thanh niên được sinh hoạt, bày tỏ những tâm tư, nguyện vọng, giao lưu học hỏi lẫn nhau; là tổ chức chức trực tiếp bênh vực cho quyền lợi chính đáng của thanh niên, theo dõi, bồi dưỡng và rèn luyện họ thành những con người sống có lí tưởng “có tâm và có tầm” phù hợp với xu thế và yêu cầu của xã hội. Trong công tác Đoàn thì vấn đề rèn luyện và giáo dục Đoàn viên - thanh niên là công việc trọng tâm, xuyên suốt trong mỗi nhiệm kì. Trong công tác này không thể thiếu được vai trò của các phong trào thi đua, trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên trường học thi đua là một nội dung mang tính quyết định đến chất lượng của mọi phong trào. Kinh nghiệm cho thấy nếu công tác thi đua giữa các Chi Đoàn hay giữa các Đoàn viên – Thanh niên trong Nhà trường được duy trì và thực hiện tốt thì sẽ tạo được niềm tin cho từng Chi Đoàn, Đoàn viên – Thanh niên vào khả năng của tổ chức, của bản thân từ đó tạo được động lực phấn đấu, rèn luyện và hoạt động để trở thành những Đoàn viên tiêu biểu, Thanh niên tiến tiến, Chi Đoàn vững mạnh. Mặt khác thông qua phong trào thi đua sẽ phát huy được tiềm năng trong mỗi Đoàn viên – Thanh niên, phát huy được tinh thần giao lưu học hỏi lẫn nhau và phát huy hết năng lực tự quản của từng Chi Đoàn, làm tăng tính đoàn kết giữa các Đoàn viên trong mỗi Chi Đoàn, trong Đoàn trường góp một phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của Nhà trường. Một công tác rất quan trọng trong phong trào thi đua của Đoàn trường đó chính là việc đánh giá kết quả các phong trào thi đua hàng tuần, hàng tháng và trong mỗi học kì dựa trên cơ sở các tiêu chí đánh giá. Thực tế công tác thi đua giữa các Chi Đoàn ở Đoàn trường THPT Nguyễn Du trong những nhiệm kì qua đã mang lại hiệu quả giáo dục rõ rệt. Tuy nhiên, phương pháp đánh giá kết quả thi đua lại chưa được Đoàn trường qua các nhiệm kì chú trọng, thường thì công tác này Đoàn trường giao cho lớp trực tuần thống kê đánh giá, trên cơ sở đó Đoàn trường thống kê từng tháng, học kì, do vậy việc đánh giá thi đua hàng tuần không phải là vinh dự, trách nhiệm của lớp trực tuần mà trở thành gánh nặng cho các em khi vừa phải trực hàng ngày từ thứ 2 đến thứ 7 sau đó tổng hợp kết quả, công bố trước toàn trường ở tiết chào cờ của Trang 2
  4. tuần sau. Công việc này hầu như chiếm phần lớn thời gian của các cán bộ Đoàn – Hội – Lớp khi được Giáo viên chủ nhiệm hay Chi Đoàn phân công. Đã xảy ra nhiều trường hợp đến tiết chào cờ nhưng kết quả thống kê – đánh giá tuần trước của lớp trực chưa tổng hợp kịp, khiến việc đánh giá thi đua hàng tuần phải công bố vào thời gian sau, do đó đã không động viên, khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân tiến bộ đồng thời phê bình những tập thể hay cá nhân thiếu tinh thần thi đua và rèn luyện trong tuần để các em khắc phục và rèn luyện thêm. Nhiều trường hợp lớp trực thống kê và cộng điểm sai, khi công bố kết quả mới phát hiện nên phải sửa lại kết quả làm giảm sút lòng tin của Giáo viên chủ nhiệm các lớp, Đoàn viên – Thanh niên trong Nhà trường trong công tác thống kê – đánh giá kết quả thi đua. Trước những khó khăn đó, tôi đã trực tiếp tìm hiểu về công tác trực tuần và thống kê kết quả thi đua hàng tuần của các cán bộ Đoàn – Hội – Lớp được lớp trực tuần phân công, đa số các em cho biết là công việc thống kê đánh giá chiếm rất nhiều thời gian của các em, nếu thứ hai công bố kết quả thi đua thì ít nhất các em mất một tối thứ 7 hay chủ nhật để tiến hành công việc thống kê, tiếp đó là phải đọc trước ở nhà, Qua những vướng mắc trên; tôi đã nung nấu, ấp ủ ý định phải tìm cách nào đó giúp lớp trực tuần trong việc thống kê kết quả thi đua hàng tuần vừa nhanh gọn vừa tiết kiệm thời gian lại hạn chế những sai sót trong quá trình thống kê kết quả thi đua, đồng thời làm cho cán bộ Đoàn – Hội – Lớp được phân công trực tuần cảm thấy vinh dự và hứng thú với công việc của mình. Do vậy ngay từ cuối tháng 8 năm 2009, tôi đã tiến hành nghiên cứu Quy chế thi đua của Đoàn trường hàng tuần cũng như trong mỗi học kì và năm học 2009 – 2010 rồi tiến hành lập các biểu mẫu thống kê kết quả thi đua. Một điều thật may mắn cho tôi là Ban Giám hiệu đã cấp cho Đoàn trường bộ máy vi tính kèm theo máy in, tôi đã tự đặt câu hỏi tại sao: Chúng ta áp dụng công nghệ thông tin trong việc dạy – học có hiệu quả thì sao lại không thể ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thống kê - đánh giá kết quả thi đua của Đoàn trường ? Với quyết tâm của bản thân và những điều kiện thuận lợi có được; tôi mạnh dạn cụ thể hóa bảng thống kê kết quả thi đua hàng tuần vào chương trình Excel của máy tính; qua nhiều lần sửa chữa và kiểm tra, “chạy” thử thấy có kết quả; tôi đã xin phép Ban thường vụ Đoàn trường cho phép được ứng dụng sáng kiến trong công tác thống kê - đánh giá kết quả thi đua hàng tuần, hàng tháng, trong mỗi học kì và được BTV Trang 3
  5. Đoàn trường đồng ý, cho phép làm thí điểm ở khối buổi sáng. Bước đầu thực hiện thí điểm đã được đông đảo các lớp trực tuần nhiệt tình hưởng ứng vì tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho các cán bộ Đoàn – Hội – Lớp nhận nhiệm vụ trực tuần và đặc biệt là đã tạo thói quen làm việc bằng máy vi tính cho cán bộ Đoàn – Hội – Lớp góp phần nâng cao năng lực hoạt động cho đội ngũ cán bộ Đoàn – Lớp; và đó cũng chính là động lực để tôi mạnh dạn quyết định viết và hoàn thành đề tài sáng kiến: Công tác thống kê – đánh giá phong trào thi đua giữa các Chi Đoàn ở Đoàn trường THPT Nguyễn Du năm học 2009 – 2010. 2. Những hạn chế trong công tác thống kê - đánh giá phong trào thi đua khi chưa áp dụng sáng kiến Trên cơ sở nghiên lý luận và thực trạng của công tác đánh giá thi đua hàng tuần, hàng tháng và mỗi học kì của Đoàn trường trong các năm qua tôi nhận thấy có một số hạn chế như sau: 2.1. Hạn chế về mặt lí luận: - Trong mỗi nhiệm kì, Ban chấp hành Đoàn trường đã tiến hành xây dụng và bổ sung các tiêu chí thi đua để áp dụng trong năm học của nhiệm kì đó nhưng lại chưa bàn đến phương pháp thống kê - đánh giá cụ thể kết quả thi đua giữa các Chi Đoàn. - BCH Đoàn trường chưa tập huấn được cho các Cán bộ Đoàn – Hội – Lớp làm công tác trực tuần về công việc thống kê - đánh giá phong trào thi đua hàng tuần của các Chi Đoàn. - Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thống kê đánh giá kết quả thi đua hàng tuần còn hạn chế do vậy hiệu quả của công tác này còn nhiều sai sót và chiếm nhiều thời gian của các cán bộ Đoàn – Hội – Lớp làm nhiệm vụ trực tuần nên ảnh hưởng đến công việc học tập của các em. 2.2. Hạn chế về thực tiễn: - Quy chế thi đua mà BTV Đoàn trường phát cho cho các lớp trực tuần không phải khi nào các em cũng “giữ” được; có khi bị mất, bị rách nên cũng ảnh hưởng đến công việc thống kê - đánh giá. - Trong cuốn sổ trực hàng tuần của Đoàn trường chưa có các biểu mẫu thống kê - đánh giá cụ thể, nên các lớp trực mỗi người một phương pháp thống kê - đánh giá do vậy có khi chỉ vài ba tuần là phải thay một cuốn sổ khác gây lãng phí và khó khăn Trang 4
  6. trong việc bảo quản, lưu giữ phục vụ công tác thống kê - đánh giá sau này của BCH Đoàn trường. - Cuốn sổ trực hàng tuần của Đoàn trường được lớp trực tuần tuần này giao lại cho lớp trực tuần tuần kế tiếp cứ như thế nếu không bảo quản tốt thì cuốn sổ trực khó nguyên vẹn dẫn đến thiếu thông tin đánh giá đã gây ảnh hưởng đến việc thống kê – đánh giá. - Việc thống kê - đánh giá công tác thi đua hàng tuần được tiến hành thủ công bằng “tay’ nên có khi còn thiếu chính xác và tốn khá nhiều thời gian và công sức của học sinh làm cho các em thường sợ khi nhận nhiệm vụ thống kê – đánh giá do tâm lí sợ sai, sợ bị khiển trách. Trang 5
  7. PHẦN II. NỘI DUNG 1. Những thuận lợi và khó khăn khi viết sáng kiến 1.1.Thuận lợi: - Ban Giám Hiệu Nhà trường đã chủ động chỉ đạo, xây dựng kế hoạch và định hướng thời gian viết các đề tài sáng kiến, kinh nghiệm cũng như thời hạn nộp các đề tài để mỗi cán bộ, giáo viên chủ động đăng kí và tiến hành viết sáng kiến, kinh nghiệm ngay từ đầu năm học. - Ban Giám hiệu Nhà trường tạo mọi điều điều kiện về cơ sở vật chất cần thiết phục vụ công tác thí điểm thống kê – đánh giá. - Được Ban Chấp hành Đoàn trường tín nhiệm, giao trách nhiệm trực tiếp quản lí nề nếp khối buổi sáng. - Được sự ủng hộ của Ban Thường vụ Đoàn trường trong việc triển khai, áp dụng sáng kiến vào thực tiễn công tác thống kê – đánh giá phong trào thi đua hàng tuần khối buổi sáng. - Bên cạnh đó, tôi cũng rất may mắn được sự đồng tình và giúp đỡ, động viên hết sức nhiệt tình của Ban giám hiệu nhà trường, Đoàn trường , các đồng nghiệp và các em học sinh. - Lực lượng cán bộ Đoàn – Hội – Lớp làm công tác thống kê - đánh giá kết quả thi đua hàng tuần năng nổ, nhiệt tình và đã được Nhà trường trang bị kiến thức căn bản về tin học nên việc áp dụng sáng kiến vào thực tiễn gặp nhiều thuận lợi. 1.2. Khó khăn: - Tuy được sự tín nhiệm của Ban thường vụ Đoàn trường bầu vào chức danh Phó Bí thư Đoàn trường và giao nhiệm vụ quản lí nề nếp khối buổi sáng; nhưng thực sự công tác này đối với bản thân tôi còn khá mới mẻ vì chưa hề trải nghiệm qua công tác Đoàn trong lĩnh vực này. - Chưa được tập huấn về công tác Đoàn, mà chủ yếu là tự tìm hiểu cũng như đúc rút kinh nghiệm qua các năm làm công tác chủ nhiệm để vận dụng vào công việc của mình. - Các tư liệu về mẫu thống kê kết quả thi đua trong công tác Đoàn còn hạn chế. - Khó khăn tiếp theo là những mặt hạn chế tôi đã nêu ở phần II. Trang 6