SKKN Công tác quản lý và thúc đẩy phong trào nghiên cứu khoa học kỹ thuật tại trường THPT Quỳnh Lưu 4
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Công tác quản lý và thúc đẩy phong trào nghiên cứu khoa học kỹ thuật tại trường THPT Quỳnh Lưu 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_cong_tac_quan_ly_va_thuc_day_phong_trao_nghien_cuu_khoa.docx
Nội dung text: SKKN Công tác quản lý và thúc đẩy phong trào nghiên cứu khoa học kỹ thuật tại trường THPT Quỳnh Lưu 4
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ THÚC ĐẨY PHONG TRÀO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KỸ THUẬT TẠI TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4 Lĩnh vực: Quản lý
- MỤC LỤC: NỘI DUNG TRANG MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2 1. Cơ sở khoa học 2 1.1 Cơ sở lý luận 2 1.2 Cơ sở thực tiễn 3 2. Số liệu điều tra, khảo sát 4 3. Phân tích đánh giá 17 4. Các giải pháp 18 5. Kết quả thực hiện 29 PHẦN III. KẾT LUẬN 35 3.1. Một số kết luận 35 3.2. Một số đề xuất 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO 37 PHỤ LỤC 38
- thì các em đã có được một lượng lý thuyết cần thiết, được tham khảo các công trình KHKT qua các phương tiện nghe nhìn Từ đó, các em sẽ có ý tưởng và lập kế hoạch nghiên cứa cho riêng mình hoặc đề xuất ý tưởng với nhóm bạn để xây dựng kế hoạch theo nhóm tác giả. Sau khi đã yên tâm về ý tưởng thì các em bắt đầu tìm tòi, lắp ráp, thử nghiệm nhiều lần để có những sản phẩm giúp ích cho lao động sản xuất tại gia đình & địa phương. Từ nhu cầu thực tiễn của cư dân địa phương mà học sinh của trường luôn mong muốn sáng tạo ra những tư liệu sản xuất để giúp bà con nông dân đỡ vất vả hơn trong quá trình lao động sản xuất với tiêu chí: tăng năng suất, giảm sức lực và giá cả chi phí thuê mướn nhân công. Nắm được tâm tư, nguyện vọng và ý chí của học sinh nên trong các năm học qua, lãnh đạo trường luôn quan tâm đến Câu lạc bộ KHKT như đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí, cổ vũ động viên Do đó, từ học sinh đến giáo viên bảo trợ đều rất nhiệt tình, tận tụy với hoạt động sáng tạo KHKT. Mục tiêu của hoạt động sáng tạo KHKT của trường THPT Quỳnh lưu 4 không chỉ có giật giải các cuộc thi mà là giúp học sinh được trải nghiệm và giúp ích cho bà nông dân trên địa bàn. Những sản phẩm dự thi cấp tỉnh của học sinh Quỳnh Lưu 4 đa số mang màu sắc nông dân, nông thôn đã được Ban giám khảo và lãnh đạo các Sở ban ngành cấp tỉnh khen ngợi và đánh giá cao. Đó cũng là động lực để Thầy trò tiếp tục vượt qua mọi khó khăn để sáng tạo và cống hiến. Thời gian qua, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các cuộc thi đều bị ảnh hưởng nhưng hoạt động của Câu lạc bộ KHKT của trường vẫn duy trì mọi hoạt động bình thường (bằng hình thức trực tuyến & trực tiếp), vẫn có sản phẩm tốt để dự thi khi Sở có quyết định tổ chức. Từ thành công về mảng KHKT qua nhiều năm nên chúng tôi quyết định chọn đề tài “ Công tác quản lý và thúc đẩy phong trào nghiên cứu khoa học kỹ thuật tại trường THPT Quỳnh Lưu 4” làm đề tài SKKN năm học 2021-2022. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở khoa học: 1.1 Cơ sở lý luận: 1.1.1: Khái niệm: - Khái niệm nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu khoa học là hoạt động khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy sáng tạo nhằm ứng dụng vào thực tiễn. - Khái niệm khoa học: Khoa học là hệ thống các kiến thức về quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy dựa trên những phương pháp được xác định để thu nhận kiến thức. - Khái niệm kỹ thuật: Kỹ thuật thông thường được hiểu là toàn bộ các thiết bị, phương tiện, máy móc và công cụ vật chất nằm trong tư liệu sản xuất để quản lý, khai thác, bảo quản và chế tạo các sản phẩm dùng cho sản xuất và thỏa mãn các nhu cầu của đời sống xã hội. 1.1.2. Nội dung công tác quản lý và thúc đẩy phong trào nghiên cứu khoa học kỹ thuật trong phạm vi đề tài: 2
- tư số 32/2017/TT-BGDĐT ngày 19/12/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều Quy chế nghiên cứu KHKT cấp Quốc gia học sinh THCS và THPT; Các văn bản Hướng dẫn tổ chức kỳ thi KHKT cấp tỉnh hằng năm của SGD&ĐT Nghệ An; Khuyến khích học sinh trung học nghiên cứu KHKT, vận dụng kiến thức để giải quyết những vấn đề thực tiễn đời sống; tạo cơ hội để học sinh trung học giới thiệu kết quả nghiên cứu KHKT; tăng cường trao đổi, giao lưu văn hóa, giáo dục giữa các địa phương và hội nhập quốc tế; Gắn hoạt động NCKH của học sinh với việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, đổi mới phương pháp, hình thức đánh giá kết quả học tập của học sinh, góp phần phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh. 2. Số liệu điều tra, khảo sát: Trước năm 2017, khi chưa có câu lạc bộ khoa học kỹ thuật thì phong trào sáng tạo và làm khoa học kỹ thuật của học sinh trường THPT Quỳnh Lưu 4 hầu như không có, các thầy giáo phải khơi gợi ý tưởng để học sinh nghiên cứu. Tuy nhiên, đến năm học 2015 - 2016 toàn trường cũng chỉ có một em (Hồ Thảo Ngân, lớp 12A1) đam mê, hưởng ứng và làm sản phẩm để đi thi và đã đạt giải ba cấp tỉnh, do sở giáo dục và đào tạo tổ chức. Cũng từ đây, nhiều em học sinh đã hưởng ứng phong trào đề xuất ý tưởng để làm sản phẩm KHKT. Câu lạc bộ sáng tạo KHKT của trường THPT Quỳnh Lưu 4 đã ra đời từ đó để định hướng, dìu dắt và tổ chức cho các em hoạt động. Từ năm 2017, CLB Sáng Tạo KHKTT của trường THPT Quỳnh Lưu 4 ra đời đã khơi dậy cảm hứng hình thành ý tưởng và phong trào nghiên cứu, sáng tạo, làm các sản phẩm KHKT được diễn ra sôi nổi với số lượng dự án ngày càng nhiều và chất lượng các dự án ngày càng cao. Năm 2017 em Đinh Văn Mạnh và em Hồ Minh Huy đạt giải 3 cuộc thi sáng tạo KHKT dành cho thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh Nghệ An và đã nhận được Giải khuyến khích giải thưởng khoa học công nghệ tỉnh Nghệ An với công trình “Máy cày đất, bón phân, lấp đất liên hoàn cho cây dứa”. Năm 2018 Dự án “Máy róc lá mía” của em Nguyễn An Anh và em Mai Văn Đạt học sinh lớp 11A2 đã đạt giải Đặc biệt của cuộc thi sáng tạo KHKT dành cho thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh Nghệ An. Mỗi năm học đều có tổng kết rút kinh nghiệm, trao thưởng và phát động cuộc thi KHKT cho năm học tiếp theo. Ví dụ: Tổng kết năm học 2018 – 2019 của CLB sáng tạo KHKT ở trường THPT Quỳnh Lưu 4 đã diễn ra bài bản, sôi nổi với nhiều thành tích rực rỡ như sau: 4