SKKN Công tác bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 2018 tại trường THPT Tây Hiếu, THPT 1/5

docx 49 trang Mịch Hương 27/09/2024 360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Công tác bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 2018 tại trường THPT Tây Hiếu, THPT 1/5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_cong_tac_boi_duong_giao_vien_dap_ung_yeu_cau_doi_moi_ch.docx
  • pdfCao Phương Bắc (THPT Tây Hiếu) & Thái Duy Phong (THPT 1-5) - Quản lý(1).pdf

Nội dung text: SKKN Công tác bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 2018 tại trường THPT Tây Hiếu, THPT 1/5

  1. ĐỀ TÀI MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 TẠI TRƯỜNG THPT TÂY HIẾU, THPT 1/5 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Mục tiêu đổi mới được Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội quy định: “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hoà đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh.” Thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh; tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp học sinh phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, trở thành người học tích cực, tự tin, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh các tri thức và kĩ năng nền tảng, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hoá, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới. Trong bối cảnh ngành giáo dục đang tích cực chuẩn bị cho đổi mới chương trình giáo dục phổ thông từ năm 2020 thì việc phát triển năng lực đội ngũ nhà giáo để đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo có ý nghĩa then chốt, quyết định thành công của sự nghiệp đổi mới. Từ thực tế trên đặt ra yêu cầu là phải đổi mới từ đội ngũ giáo viên hiện nay của chúng ta thông qua con đường đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn để nâng cao năng lực cho giáo viên. Đứng trước yêu cầu của việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 2018 tại trường THPT Tây Hiếu, THPT 1/5” để nghiên cứu. Chúng tôi hi vọng đề tài phần nào đó có thể giúp cho các nhà trường, đội ngũ giáo viên đáp ứng được các yêu cầu đặt ra của chương trình giáo dục phổ thông mới. 1
  2. năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại. Chương trình giáo dục trung học phổ thông giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động, khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới. Các môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường áp dụng các phương pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh, trong đó giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kĩ năng đã tích luỹ được để phát triển. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu tổng quát: Là giúp giáo viên THPT trong các nhà trường bổ sung kịp thời các kiến thức, kỹ năng, phương pháp, kỹ thuật dạy học mới, và có thể phát triển về chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp, đáp ứng được yêu cầu của chương trình GDPT mới. 2.2 Mục tiêu cụ thể: Là giúp giáo viên ở trường THPT Tây Hiếu và trường THPT 1/5 bổ sung kịp thời các kiến thức, kỹ năng, phương pháp, kỹ thuật dạy học mới, phát triển về chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp, đáp ứng được yêu cầu của chương trình GDPT mới 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: - Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 - Giáo viên THPT - Giáo viên trường THPT Tây Hiếu và trường THPT 1/5 3.2. Phạm vi nghiên cứu: - Trường THPT 3
  3. - Những năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất. Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, chương trình giáo dục phổ thông còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu của học sinh. 4.1.2.3. Những yêu cầu cần đạt cụ thể về phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi được quy định tại Mục IX Chương trình tổng thể và tại các chương trình môn học, hoạt động giáo dục. 4.3. Kế hoạch giáo dục Chương trình giáo dục phổ thông được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12). Hệ thống môn học và hoạt động giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông gồm các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, các môn học lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp (gọi tắt là các môn học lựa chọn) và các môn học tự chọn. Thời gian thực học trong một năm học tương đương 35 tuần. Các cơ sở giáo dục có thể tổ chức dạy học 1 buổi/ngày hoặc 2 buổi/ngày. Cơ sở giáo dục tổ chức dạy học 1 buổi/ngày và 2 buổi/ngày đều phải thực hiện nội dung giáo dục bắt buộc chung thống nhất đối với tất cả cơ sở giáo dục trong cả nước. 4.3.1. Giai đoạn giáo dục cơ bản - Cấp tiểu học - Cấp trung học cơ sở 4.3.2 Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp +/ Nội dung giáo dục Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo dục thể chất; Giáo dục quốc phòng và an ninh; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương. Các môn học lựa chọn gồm 3 nhóm môn: Nhóm môn khoa học xã hội: Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật; Nhóm môn khoa học tự nhiên: Vật lí, Hoá học, Sinh học; Nhóm môn công nghệ và nghệ thuật: Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật). Học sinh chọn 5 môn học từ 3 nhóm môn học trên, mỗi nhóm chọn ít nhất 1 môn học. 5