SKKN Các giải pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy môn Vật lý đạt hiệu quả

doc 14 trang sangkien 01/09/2022 15600
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Các giải pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy môn Vật lý đạt hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • doccac_giai_phap_tich_hop_giao_duc_bao_ve_moi_truong_trong_gian.doc

Nội dung text: SKKN Các giải pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy môn Vật lý đạt hiệu quả

  1. 1 PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO LAGI TRƯỜNG THCS TÂN THIỆN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CÁC GIẢI PHÁP TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIẢNG DẠY MÔN VẬT LÝ ĐẠT HIỆU QUẢ HỌ VÀ TÊN: ĐÀO THỊ NGỌC THU Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn Năm học: 2014 – 2015
  2. 2 ĐỀ TÀI: CÁC GIẢI PHÁP TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIẢNG DẠY MÔN VẬT LÝ ĐẠT HIỆU QUẢ. I/ PHẦN MỞ ĐẦU: 1/ Lí do chọn đề tài: Bảo vệ môi trường ( BVMT) hiện nay đang là nhiệm vụ của toàn xã hội, trong đó có học sinh. Tuy nhiên, rất nhiều học sinh không mấy quan tâm, thậm chí thờ ơ đối với việc BVMT. Vì vậy, trong quá trình dạy học giáo viên cần giáo dục học sinh biết cách BVMT, trước hết là môi trường sống xung quanh các em. Trong quá trình dạy học, chắc chắn các giáo viên đã đề cập đến các biện pháp giáo dục BVMT . Tuy nhiên việc làm này còn chưa thường xuyên, đôi khi còn mang tính thông báo, lồng ghép nội dung tích hợp vào bài dạy chưa tự nhiên, nhẹ nhàng, thiếu sự gần gũi với đời sống thực tế học sinh. Hơn nữa, thời lượng của một tiết học còn hạn chế, có nhiều bài nội dung kiến thức cần cung cấp cho học sinh rất dài, do đó giáo viên giảng dạy ngại đi sâu vào việc tích hợp nội dung BVMT. Trong khi đó, Vật Lý là môn học mang tính thực tiễn cao, chúng ta hoàn toàn có thể vừa đưa ra các biện pháp giáo dục BVMT liên quan đến từng nội dung trong các bài học cụ thể lại vừa gần gũi với sự hiểu biết của học sinh. Chính điều này sẽ có tác dụng kích thích óc tò mò, sáng tạo, hứng thú học tập, mở rộng sự hiểu biết của học sinh, đặc biệt là hướng sự quan tâm của các em tới môi trường để từ đó biết cách BVMT. Vì vậy, để đáp ứng những yêu cầu đề ra, việc lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục BVMT vào môn học vật lý là vấn đề không thể thiếu được trong quá trình giảng dạy của giáo viên. 2/ Mục đích của đề tài: Giúp các em hiểu được bản chất của các vấn đề về môi trường và sự phát triển. Học sinh nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của các vấn đề về môi trường như một nguồn lực để sinh sống, lao động và phát triển. Giúp học sinh có ý thức tự giác, có tinh thần trách nhiệm, có kĩ năng nhận thức, có cách ứng xử đúng đắn, tích cực với các vấn đề môi trường nảy sinh. Đồng thời sẽ có hành động cụ thể để bảo vệ môi trường, tuyên truyền, vận động bảo vệ môi trường trong gia đình, nhà trường và cộng đồng. Tuy nhiên chúng ta không nên lạm dụng nội dung này nhiều, phải đảm bảo đủ các kiến thức cơ bản và thời gian cho tiết học. 3/ Phạm vi và đối tượng của đề tài: Đề tài được nghiên cứu và viết dựa vào đặc điểm tâm sinh lí của các đối tượng học sinh các khối lớp 6,7,8, 9 Trung học cơ sở và dựa vào hoạt động dạy học của thầy và các đối tượng học sinh.
  3. 3 4/Phương pháp nghiên cứu: - Dựa vào thực tế giảng dạy, dự giờ, trao đổi kinh nghiệm của các đồng nghiệp, thông qua tham khảo sách báo, các thông tin đại chúng. - Dựa vào công tác điều tra, khảo sát, tham quan, nghiên cứu tình hình môi trường ở địa phương, thảo luận phương án xử lí. - Dựa vào kinh nghiệm thực tế, các hoạt động thực tiễn, từ đó phân tích, tổng hợp để đưa ra các giải pháp giáo dục BVMT hiệu quả. II/ NỘI DUNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: 1/Thực trạng của đề tài nghiên cứu: - Để nắm rõ thực trạng hiểu biết về kiến thức môi trường trong môn Vật lí của học sinh, khi bắt đầu nghiên cứu để viết sáng kiến này, tôi đã tiến hành khảo sát học sinh khối 8 bằng 1 bài kiểm tra 15 phút lấy điểm hệ số 1 ( sau khi học sinh học xong Tiết 6 – bài Lực ma sát ) với câu hỏi về kiến thức môi trường như sau: Câu hỏi: Trong quá trình lưu thông của các phương tiện giao thông đường bộ, ma sát giữa bánh xe và mặt đường, giữa các bộ phận cơ khí với nhau, ma sát giữa phanh xe và vành bánh xe làm phát sinh các bụi cao su, bụi khí và bụi kim loại. Các bụi khí này gây ra tác hại gì đối với môi trường và sinh vật? Em hãy đề xuất một giải pháp để hạn chế những tác hại đó? Kết quả: Có 17,5% học sinh trả lời đúng; 30,6% học sinh có trả lời nhưng chưa đầy đủ; còn 51,9% học sinh không có câu trả lời hoặc trả lời sai. Điều đó cho thấy tỉ lệ học sinh hiểu biết về môi trường ( sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và biết cách bảo vệ môi trường ) còn rất hạn chế, có hơn 51% số học sinh không quan tâm hoặc không hiểu biết về kiến thức môi trường liên quan trong môn Vật lí. - Thời lượng của một tiết học còn hạn chế ( 45ph ) do đó giáo viên giảng dạy ngại đi sâu vào việc tích hợp nội dung BVMT, còn mang tính thông báo chưa thu hút được sự chú ý của học sinh. - Do điều kiện phục vụ dạy học, cơ sở vật chất trang thiết bị còn thiếu, tài liệu, sách báo cho giáo viên và học sinh tham khảo chưa được phong phú, chưa đáp ứng được nhu cầu và hấp dẫn học sinh. Với thực trạng trên, việc xây dựng các giải pháp tích hợp giáo dục BVMT không những hữu ích cho bộ môn vật lý mà còn có thể vận dụng cho các môn học khác. Để tạo điều kiện cho giáo viên đầu tư trong giảng dạy, và để đáp ứng được nhu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy đồng thời với việc tăng cường giáo dục cho học sinh các kiến thức, kĩ năng về môi trường và BVMT bằng nhiều hình thức phù hợp như thông qua các môn học và hoạt động ngoại khoá 2/ Các giải pháp chủ yếu để tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường đạt hiệu quả a) Xây dựng nội dung tích hợp phù hợp với nội dung bài học Để học sinh nhận thức đúng về vai trò của môi trường đối với cuộc sống, từ đó có những hành động cụ thể phù hợp, thì trước hết cần đưa học sinh đến những vấn đề gần gũi hoặc phù hợp với nhận thức của các em. Đối với bộ môn Vật lí, việc giáo dục BVMT cho học sinh cần thông qua các nội dung của từng bài học cụ thể
  4. 4 trong chương trình học. Do đó giáo viên phải xây dựng nội dung tích hợp phù hợp với nội dung của từng bài học sao cho nhẹ nhàng, tự nhiên. b) Thu thập tài liệu sinh động và có sức thuyết phục. - Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc tìm kiếm bất cứ tư liệu nào trên mạng internet cũng trở nên dễ dàng. Đây là một điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và việc tích hợp BVMT nói riêng. - Sau khi xây dựng được nội dung tích hợp giáo viên tìm và lựa chọn những hình ảnh sinh động và có sức thuyết phục sao cho phù hợp với yêu cầu tâm sinh lí của các em để đưa vào bài giảng. c) Sử dụng máy chiếu projecter để dạy nội dung tích hợp. Việc sử dụng máy vi tính kết hợp với máy chiếu để dạy học sẽ phát huy cao tính trực quan của bài dạy. Đặc biệt phần tích hợp BVMT đòi hỏi không chỉ cung cấp kiến thức, kĩ năng mà quan trọng là hình thành ở học sinh thái độ trước các vấn đề về môi trường, điều này sẽ đạt được hiệu quả cao khi các em được chứng kiến những hình ảnh về thực trạng cũng như hậu quả của ô nhiễm môi trường. 3/ Tổ chức triển khai thực hiện Trước hết giáo viên tìm hiểu vấn đề cần tích hợp, chọn lựa chủ đề thật gần gũi, thiết thực và sát với nội dung bài học. Sau đó lựa chọn thời điểm thích hợp trong tiến trình giảng dạy để tích hợp. Việc lựa chọn thời điểm và nội dung để tích hợp hết sức quan trọng vì nó làm cho bài dạy trở nên sinh động và có ý nghĩa, mặt khác nếu lựa chọn không phù hợp sẽ làm cho bài dạy bị đứt quãng và xa rời trọng tâm kiến thức. Ý thức được điều này giáo viên cần phải nghiên cứu kĩ lưỡng các phương án tích hợp, xây dựng hệ thống câu hỏi như thế nào để giúp học sinh dễ hiểu và trả lời được, để vừa đảm bảo dạy đúng, dạy đủ và vừa đạt được mục tiêu giáo dục BVMT. a) Ví dụ 1: (Vật Lý 7) Bài 3: ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG - Địa chỉ tích hợp: Bóng tối nằm phía sau vật cản, không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới. -Phương pháp tích hợp: Làm thí nghiệm hình 3.1 (H 3.1) - sách giáo khoa (SGK), H 3.2- SGK vật lý 7 để hình thành kiến thức bống tối, sau đó kết hợp nội dung tích hợp giáo dục BVMT cho học sinh. * Giáo viên: Trong sinh hoạt và học tập ta cần làm như thế nào để không có bóng tối? + Học sinh trả lời : Trong sinh hoạt và học tập ta cần đảm bảo đủ ánh sáng, không có bóng tối. Vì vậy, cần lắp đặt nhiều bóng đèn nhỏ thay vì lắp đặt một bóng đèn lớn. * Giáo viên: Vì sao người ta nói ở các thành phố thường bị ô nhiễm ánh sáng?
  5. 5 + Học sinh trả lời: Ở các thành phố thường bị ô nhiễm ánh sáng là do quá nhiều loại nguồn sáng có cường độ chiếu sáng khác nhau. * Giáo viên: Chiếu cho HS xem hình ảnh các đô thị bị ô nhiễm ánh sáng. ( Hình 1 ) ( Hình 1: Hình ảnh ô nhiễm ánh sáng ở các đô thị ) * Giáo viên: Sự ô nhiễm ánh sáng này có gây tác hại gì cho con người? + Học sinh nhận thức: Sự ô nhiễm ánh sáng gây ra các tác hại cho con người như: Làm cho con người luôn bị mệt mỏi, ảnh hưởng đến tâm lí, lãng phí năng lượng, mất an toàn giao thông và sinh họat. * Giáo viên: Làm thế nào để giảm thiểu ánh sáng đô thị ? + HS nhận thức: Để giảm thiểu ánh sáng đô thị cần phải: - Sử dụng nguồn sáng vừa đủ với yêu cầu. - Tắt đèn khi không cần thiết hoặc sử dụng chế độ hẹn giờ. - Cải tiến dụng cụ chiếu sáng phù hợp, có thể tập trung ánh sáng vào nơi cần thiết. - Lắp đặt các loại đèn phát ra ánh sáng phù hợp với sự cảm nhận của mắt. b) Ví dụ 2: (Vật lý7) Bài 5: ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG - Địa chỉ tích hợp: Gương phẳng là một phần của mặt phẳng phản xạ được ánh sáng. - Phương pháp tích hợp: Hình thành kiến thức tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng ( có sử dụng thí nghiệm H5.2- SGK vật lý 7), cho học sinh nêu ví dụ thực tế, kết hợp sử dụng hình ảnh về sự ô nhiễm của nguồn nước, các hành động để bảo vệ môi trường nước. ( Hình 2 ).
  6. 6 *Giáo viên : Các mặt nước trong xanh của các dòng sông, ao, hồ có vai trò gì? + Học sinh trả lời: Các mặt nước trong xanh của các dòng sông, ao, hồ nó không những là những chiếc gương phẳng tự nhiên để tôn lên vẽ đẹp cho quê hương mà nó còn góp phần quan trọng vào việc điều hòa khí hậu tạo ra môi trường trong lành. ( Hình 2: Hình ảnh môi trường nước bị ô nhiễm) *Giáo viên giới thiệu hình ảnh môi trường nước chúng ta đang ở tình trạng ô nhiễm rất nghiêm trọng, hình ảnh các chất độc hại được thải xuống các ao hồ. *Giáo viên: Vậy chúng ta cần phải làm gì để có được những mặt nước trong xanh này? + Học sinh nhận thức: Dòng sông ở địa phương chúng ta đang ở tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng, vì vậy chúng ta không được vứt rác thải xuống sông, nhắc nhở cha mẹ không được bơm các chất độc hại từ ruộng xuống sông, tuyên truyền cho mọi người xung quanh ý thức giữ gìn môi trường. c) Ví dụ 3. (Vật lý 7) Bài 12 : GƯƠNG CẦU LÕM - Địa chỉ tích hợp: Gương cầu lõm có tác dụng biến một chùm tia sáng song song thành một chùm tia phản xạ hội tụ vào một điểm và ngược lại, biến đổi một chùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song - Phương pháp tích hợp: Làm thí nghiệm( H 8.2 – sgk vl7), kết hợp sử dụng hình ảnh về lợi ích của việc dùng gương cầu lõm trong đời sống hằng ngày, đặt các câu hỏi có liên quan, giáo viên nhấn mạnh kiến thức bảo vệ môi trường.