SKKN Các biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng học tập của học sinh trường THCS, Huyện Hương Khê trong giai đoạn hiện nay

doc 25 trang sangkien 27/08/2022 7480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Các biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng học tập của học sinh trường THCS, Huyện Hương Khê trong giai đoạn hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_cac_bien_phap_quan_ly_de_nang_cao_chat_luong_hoc_tap_cu.doc

Nội dung text: SKKN Các biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng học tập của học sinh trường THCS, Huyện Hương Khê trong giai đoạn hiện nay

  1. Đề tài nghiên cứu khoa học - SKKN- cán bộ quản lý năm học 2014-2015 MỤC LỤC Mở đầu Trang 1. Lý do chọn đề tài 2 2. Mục đích nghiên cứu 3 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài 4 6. Phương pháp nghiên cứu 4 Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài 5 Chương 2: Thực trạng các giải pháp quản lý nâng cao chất lượng ở trường THCS, Huyện Hương Khê - Tĩnh Hà Tĩnh . 9 Chương 3: Đề xuất các biện pháp quản lý nâng cao chất lượng ở trường THCS trong giai đoạn hiện nay 17 Kết luận và kiến nghị 24 Tài liệu tham khảo 1. Tài liệu tham khảo 25 MỞ ĐẦU Các giải pháp quản lý nâng cao chất lượng Trường THCS 1
  2. Đề tài nghiên cứu khoa học - SKKN- cán bộ quản lý năm học 2014-2015 1. Lý do chọn đề tài: Lý luận: Nâng cao chất lượng dạy học là vấn đề mà tất cả các cơ sở giáo dục đều quan tâm, hiện nay cả xã hội đang tin tưởng và huy vọng vào các nhà trường, từ bậc học mầm non đến tiểu học, trung học và cả đại học, trung học nghề. Trong điều kiện phát triển kinh tế hội nhập hiện nay, vấn đề các sản phẩm đảm bảo chất lượng, chất lượng cao là yêu cầu không thể thiếu của các cơ sở sản xuất, nhất là đối với ngành giáo dục, sản phẩm đảm bảo chất lượng sẽ là điều kiện thuận lợi nhất để mỗi con người sau khi rời môi trường học tập dễ hòa nhập bắt nhịp vào cuộc sống, tham gia lao động sản xuất đạt hiệu quả và có năng suất cao. Trong ngành giáo dục nói chung, và trường THCS, Huyện Hương Khê nói riêng, chất lượng học tập của học sinh mà người làm công tác quản lý trong nhà trường không thể nào không đề cập đến. Người cán bộ quản lý trong nhà trường có rất nhiều lĩnh vực khác nhau cần quan tâm, nhưng đích cuối cùng của các công việc ấy là làm thế nào để nâng cao chất lượng học tập của học sinh; Theo báo cáo của Ban chấp hành Trung Ương Đảng , đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo, báo cáo chỉ rõ: Tiếp tục triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 29- NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Ban chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả nội dung các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành bằng những việc làm thiết thực, hiệu quả, phù hợp điều kiện từng địa phương, gắn với việc đổi mới hoạt động giáo dục của nhà trường, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh tại mỗi cơ quan quản lý và cơ sở giáo dục trung học. Tạo điều kiện để các trường chủ động, linh hoạt trong việc thực hiện chương trình; xây dựng kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh thông qua việc điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tinh giản; xây dựng các chủ đề tích hợp nội dung dạy học, đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ của từng cấp học phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương và khả năng của học sinh; chú trọng giáo dục đạo đức và giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật Như vậy, đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời kỳ mới đã đặt ra cho ngành giáo dục và đào tạo nói chung và mỗi ngành học, mỗi nhà trường nói riêng, mỗi cán bộ quản lý vấn đề: làm gì, làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng dạy học trong nhà trường, chất lượng học tập của học sinh. Thực tiễn: Hiện trạng giáo dục trong những năm gần đây ở trường THCS thuộc Huyện Hương Khê, vấn đề chất lượng học sinh THCS rất biến động, tuy có đạt được một số thành tích, song so với yêu cầu của xã hội đặt ra thì các nhà trường vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết tiếp. Các giải pháp quản lý nâng cao chất lượng Trường THCS 2
  3. Đề tài nghiên cứu khoa học - SKKN- cán bộ quản lý năm học 2014-2015 Kết quả học tập của học sinh chưa cao, số lượng học sinh sau khi tốt nghiệp bậc học trung học cơ sở thi đậu vào lớp 10 trung học phổ thông chất lượng còn thấp so với các trường trong tỉnh. Học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi các bộ môn cấp Huyện, cấp Tỉnh còn ít; Giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi các cấp còn chưa nhiều . Nhìn chung thành tích giáo viên giỏi và học sinh giỏi của các nhà trường ở Huyện Hương Khê còn chưa đáng kể. Công tác quản lý của ban Giám Hiệu , đứng đầu là Hiệu trưởng chưa tìm được giải pháp thích hợp để nâng cao chất lượng học tập của học sinh, huy động các nguồn lực của xã hội tham gia vào công tác giáo dục còn khiêm tốn. Mặt khác: trong quá trình tiếp nhận đầu vào về học sinh, do sáp nhập trường nên trường 3 năm nay học sinh một số trường có nhiều biến động . Điều kiện kinh tế hiện tại của một số địa phương còn quá khó khăn, mức độ đầu tư chăm lo việc học tập của con em hầu như cha mẹ học sinh giao phó cho nhà trường. Hơn nữa, nhiều gia đình cha mẹ học sinh lại đi làm ăn xa, việc học hành, vui chơi sinh hoạt hằng ngày do các em tự liệu lấy Chính vì vậy mà kết quả học tập của các em không cao, làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của các nhà trường. Bỡi thế nên tôi chọn đề tài "Các biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng học tập của học sinh trường THCS, Huyện Hương Khê trong giai đoạn hiện nay" để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu đề tài, để tìm một số biện pháp quản lý phù hợp, nhằm giúp Hiệu trưởng có giải pháp hữu hiệu để nâng cao dần chất lượng học tập của học sinh ở trường THCS thuộc Huyện Hương Khê trong những năm học tới. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu: - Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý hoạt các hoạt động dạy và học ở trường THCS, Huyện Hương Khê, Tĩnh Hà Tĩnh. - Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp quản lý nâng cao chất lượng học tập của học sinh trường ở trường THCS . 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu cơ sở lý luận về vấn đề quản lý nâng cao chất lượng học tập của học sinh. - Khảo sát thực trạng vấn đề chất lượng học tập và quản lý nâng cao chất lượng học tập của học sinh trường THCS, Huyện Hương Khê, Tĩnh Hà Tĩnh từ năm học 2012 – 2013 đến nay. - Đề xuất một số biện pháp, thử nghiệm, để có biện pháp nâng cao chất lượng học tập của học sinh trong các năm học tiếp theo. 5. Giới hạn , phạm vi nghiên cứu đề tài: Các giải pháp quản lý nâng cao chất lượng Trường THCS 3
  4. Đề tài nghiên cứu khoa học - SKKN- cán bộ quản lý năm học 2014-2015 - Nghiên cứu các biện pháp nâng chất lượng dạy- học của nhà trường trong những năm qua. - Nghiên cứu các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng. - Khách thể điều tra: Điều tra qua ý kiến giáo viên của nhà trường THCS và hơn 350 học sinh của nhà trường. 6. Phương pháp nghiên cứu: 6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: - Thu thập các tài liệu có liên quan đến công tác nâng cao chất lượng học tập của học sinh. - Đọc các tài liệu tham khảo. - Phân tích tổng hợp các vấn đề để rút ra quan điểm; biện pháp thích hợp cho công tác chuyên môn nghiệp vụ. 6.2. Nhóm các phương pháp thực tiễn: 6.2.1. Phương pháp quan sát: Thường xuyên quan sát, theo dõi việc thực hiện giờ giấc lên lớp của giáo viên, thực hiện nề nếp học tập của học sinh, việc ôn bài thực hiện tự học ở nhà của học sinh. Tham gia dự giờ tiết dạy để nắm bắt tình hình dạy và học của thầy trò từng khối lớp, chú trọng đến các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, tiết sinh hoạt lớp cuối tuần . 6.2.2. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Thông qua hồ sơ của giáo viên, đánh giá nhận xét của tổ chuyên môn, của ban giám hiệu, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường để nắm bắt tình hình cụ thể các lớp học. 6.2.3. Phương pháp điều tra hỏi ý kiến giáo viên: Thông qua điều tra, nhằm nắm thông tin về giáo viên và học sinh: tâm tư nguyện vọng, sự đồng thuận hoặc chưa bằng lòng đối với quá trình quản lý lãnh đạo của hiệu trưởng nhà trường, ý chí phấn đấu, sự tâm huyết, lòng nhiệt thành, tinh thần trách nhiệm của giáo viên; nguyên nhân không thích học các bộ môn nào đó, học tập chậm tiến , học không hiểu, không nắm được bài, chưa phát huy hết năng lực học tập của học sinh. 6.2.4 Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng hệ thống các phương pháp toán học nhằm xử lý các số liệu thống kê, phân tích các kết quả thống kê phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài. NỘI DUNG Các giải pháp quản lý nâng cao chất lượng Trường THCS 4
  5. Đề tài nghiên cứu khoa học - SKKN- cán bộ quản lý năm học 2014-2015 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu ( Trong nước, ngoài nước về quản lý giáo dục, quản lý hoạt động giáo dục ) 1.2. Một số khái niệm cơ bản: 1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục: Thông qua hoạt động quản lý của nhà trường để nắm vững những điều người giáo viên cần truyền đạt tới người học và người học thu nhận kiến thức và luyện rèn, giải quyết các bài tập. Dạy và học – về bản chất là hoạt động nhận thức của người học được thực hiện dưới sự tổ chức điều khiển của nhà sư phạm ( Gọi chung là thầy giáo ). Dạy-Học là một trong những loại hình nhận thức, đó là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người, sự phản ánh đó diễn ra trong quá trình hoạt động tích cực của các bộ phận vỏ não. Là một hoạt động nhận thức độc đáo, nó có sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển. Quá trình nhận thức không diễn ra theo con đường mò mẫm, mà diễn ra theo con đường đã được khám phá, được những nhà xây dựng nội dung dạy- học và người thầy giáo gia công vào. Quá trình nhận thức không phải tìm ra cái mới cho nhân loại, mà là tái tạo những tri thức của nhân loại đã tạo ra, nhận thức cái mới chỉ đối với bản thân rút ra từ kho tàng tri thức chung của loài người. Như vậy, quản lý dạy - học là sự cụ thể hóa mối quan hệ giữa thầy và học sinh ( người học) với tri thức. 1.2.2. Quản lý hoạt động dạy học : Quản lý hoạt động dạy học là tổng hợp các quá trình hoặc hệ thống hoạt động trong giáo dục ( nghĩa rộng) nhằm hiện thực hóa chức năng đào tạo của giáo dục, hướng đến các mục đích phát triển con người. Theo nghĩa này, dạy học là con đường, công cụ cơ bản, tất yếu để đào tạo và giáo dục. Dạy học diễn biến dưới dạng vật chất và thực hiện các chức năng: - Giáo dưỡng: truyền thụ học vấn cho người học. - Tổ chức và thiết lập cấu trúc cho giáo dục – đào tạo. Khi xem xét dạy học với tư cách là một quá trình bộ phận của quá trình giáo dục trong nhà trường, dạy học được hiểu là quá trình tác động qua lại giữa người dạy và người học, là quá trình điều khiển hoạt động tâm lí của người học, giúp họ tự giác, tích cực chủ động chiếm lĩnh tri thức khoa học, những kĩ năng, kĩ xảo, giúp họ hoạt động nhận thức và thực tiễn, trên cơ sở đó phát triển năng lực nhận thức và hình thành thế giới quan khoa học của họ. Hoạt động dạy học là hoạt động cơ bản, hoạt động đặc trưng cho bất kì loại hình hoạt động nhà trường nào. Dạy học giúp cho người học với tư cách là Các giải pháp quản lý nâng cao chất lượng Trường THCS 5