SKKN Các biện pháp chỉ đạo xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường THCS Cẩm Tân - Cẩm Thuỷ - Thanh Hoá giai đoạn 2011-2015

doc 36 trang sangkien 6780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Các biện pháp chỉ đạo xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường THCS Cẩm Tân - Cẩm Thuỷ - Thanh Hoá giai đoạn 2011-2015", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_cac_bien_phap_chi_dao_xay_dung_va_nang_cao_chat_luong_d.doc

Nội dung text: SKKN Các biện pháp chỉ đạo xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường THCS Cẩm Tân - Cẩm Thuỷ - Thanh Hoá giai đoạn 2011-2015

  1. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Thế kỷ 21 là thế kỷ của nền văn minh trí thức - công nghệ tin học. Thế giới đang bước vào thời kỳ hội nhập và xu thế toàn cầu hoá mà không một nước nào cưỡng lại được. Để Việt Nam hội nhập cùng thế giới không có con đường nào khác là phát triển giáo dục đào tạo, nhằm tạo ra nguồn lực mới, nguồn vốn người có đủ trình độ khoa học, chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng sống đáp ứng nhu cầu của thời đại mới, thời đại nền kinh tế tri thức. Trước tình hình đổi mới trong nước và quốc tế hiện nay Đảng ta đã đề ra: Đầu tư cho giáo dục và đào tạo là để tạo đà cho CNH-HĐH đất nước phát triển và hội nhập sâu. Trong các văn kiện của Đại hội Đảng đã khẳng định “ Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu” phát triển giáo dục nhằm “ nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” Để thực hiện được mục tiêu mà Đảng ta đề ra giáo dục phải đi trước một bước . Nhiệm vụ này đòi hỏi đội ngũ giáo viên những nhà “ huấn luyện” giỏi, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, có phẩm chất đạo đức của con người mới xã hội chủ nghĩa. Mới thực hiện tốt nhiệm vụ của giáo dục hiện nay giao phó. Nghị quyết TW 2 khoá 8 của Đảng đã khẳng định: “ Đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và đào tạo và được xã hội tôn vinh”. Bởi vì người thầy đóng vai trò chủ đạo trong việc hoàn thiện nhân cách một con người, đào tạo những con người có lý tưởng cao đẹp, những con người chân chính đủ phẩm chất “ Đức, Trí, Thể, Mĩ” để xây dựng đất nước ta thành một nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020 và hội nhập quốc tế. Hơn ai hết đội ngũ giáo viên phải là những người đi tiên phong, gánh vác sứ mạng mà lịch sử giao phó. Là người lãnh đạo quản lý trường THCS cần nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò , nhiệm vụ hết sức quan trọng mà xã hôi đã đặt ra cho giáo dục. Yêu cầu nhà quản lý phải có kế hoạch và những biện pháp xây dựng phát triển đội ngũ đạt tiêu chuẩn về chất lượng xã hội yêu cầu. Coi công tác xây dựng đội ngũ giáo viên là mục tiêu đặt lên hàng đầu và được làm thừng xuyên, liên tục. Phải xây dựng đội ngũ giáo viên đủ “Tài-Đức” để giáo dục hoàn thiện nhân cách học sinh nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Điều 14 chương I luật giáo dục quy định “ Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục. Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện, nêu gương tốt cho người học”. Điều 31 chương 4 quy định về trình độ chuẩn của giáo viên về: Tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và sức khoẻ tâm lý tốt. 1
  2. Trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học( 2003-2004) của Bộ giáo dục đưa ra những vấn đề định hướng cho nghành giáo dục trong thời kỳ đổi mới hội nhập: “ Xây dựng đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục có phẩm chất chính trị, đạo đức, đủ vè số lượng đồng bộ về cơ cấu, chuẩn về trình độ đào tạo. tiếp tục đổi mới quản lý giáo dục, tăng cường kỷ cương, nề nếp ”. Với những yêu cầu thực tiễn của giáo dục đất nước hiện nay đã định hướng cho giáo dục phát triển và có những đổi mới sau các kỳ Đại hội của Đảng. Đưa giáo dục Việt nam đang trên đà tiến tới hội nhập cùng thế giới. Là người cán bộ quản lý, tôi thấy phải tập trung chỉ đạo xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giáo viên. Đây không chỉ là việc làm trước mắt mà còn phải lâu dài với những giải pháp, biện pháp cụ thể, thiết thực, khoa học. Từ những lý do trên, cùng với những trăn trở thường xuyên của bản thân trong việc quản lí một trường THCS. Đồng thời qua đợt thực tế giáo dục ở một số trường tiên tiến, trường điểm tôi càng thấy rõ hơn yêu cầu cấp thiết của vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên trong tình hình hiện nay. Do vậy, tôi đã chọn đề tài: “ Các biện pháp chỉ đạo xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường THCS Cẩm Tân - Cẩm Thuỷ - Thanh Hoá giai đoạn 2011 -2015 ” để nghiên cứu với mong muốn tìm ra những biện pháp tối ưu nhất để áp dụng chỉ đạo xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nhà trường mà mình đang quản lý thành một đội ngũ vững vàng về mọi mặt, đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu yêu cầu của sự nghiệp giáo dục trong những thập niên đầu của thế kỷ XXI. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: - Xây dựng đội ngũ giáo viên theo hướng chuẩn hóa, nâng cao chất lượng, đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu. - Đặc biệt nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của người giáo viên, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc xây dựng và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên “Vừa hồng, vừa chuyên” đáp ứnrg nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương, thực hiện tốt Chỉ thị 40 CT-TW, ngày 15/06/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng. - Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục và đào tạo đồng thời đảm bảo yêu cầu phát triển của trường THCS Cẩm Tân trong năm học 2011 -2012 và những năm tiếp theo. 2
  3. Nghiên cứu để đề xuất một số biện pháp chủ yếu góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường THCS trong giai đoạn hiện nay để xây dựng đất nước ta thành một nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020 và hội nhập quốc tế. III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: Trong đề tài này tôi tập trung nêu và giải quyết một số vấn đề sau: 1. Một số cơ sở lí luận có liên quan đến việc xây dựng đội ngũ giáo viên trường THCS. 2. Thực trạng của vấn đề xây dựng đội ngũ giáo viên ở trường THCS Cẩm Tân - Cẩm Thuỷ - Thanh Hoá. 3. Đề xuất một số biện pháp xây dựng đội ngũ GV của trường THCS Cẩm Tân - Cẩm Thuỷ - Thanh Hoá giai đoạn 2011-2015. IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: “ Các biện pháp chỉ đạo xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường THCS Cẩm Tân - Cẩm Thuỷ - Thanh Hoá giai đoạn 2011 -2015 ” - Tập thể giáo viên trường THCS Cẩm Tân trong năm học 2011 -2012 V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Trong phạm vi đề tài này tôi đã lựa chọn một số phương pháp sau: - Nghiên cứu lí luận : Qua tài liệu, sách, báo, các nghị quyết, chỉ thị liên quan đến việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo. - Nghiên cứu thực tiễn: Qua thu thập, điều tra, quan sát, trên cơ sở thực tiễn đội ngũ giáo viên của trường THCS Cẩm Tân. - Ngoài ra trong đề tài còn sử dụng một số biểu bảng thống kê về thực trạng và giải pháp xây dựng đội ngũ giáo viên trường THCS Cẩm Tân . VI. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU: Từ ngày 08/ 8/ 2011 đến 20/ 8/ 2011 xác lập đề tài, lập đề cương và kế hoạch nghiên cứu. Từ ngày 23/ 8/ 2011 đến 24/ 3/ 2012 tìm hiểu thực tế, thu thập thông tin, số liệu. Từ ngày 02/ 4/ 2012 đến 12/ 4/ 2012 xử lý thông tin, viết bản thảo và nộp đề tài chính thức. 3
  4. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG THCS. 1. Cơ sở lí luận của việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THCS. Trong hệ thống giáo dục, trường học là nơi diễn ra quá trình đào tạo. Trong đó, mỗi thành phần thực hiện một chức năng, một nhiệm vụ nhất định (dạy của thầy - học của trò). Là tổ chức nhiều thành phần, là tế bào của hệ thống giáo dục. Như vậy, quản lý nhà trường chủ yếu là quản lý qúa trình dạy - học. Hơn nữa trong quá trình dạy học thì vai trò của người thầy, chất lượng của người thầy là vô cùng quan trọng. Đội ngũ cán bộ giáo viên là lực lượng chủ yếu, là những người trực tiếp tổ chức thực hiện quá trình giáo dục. Chính vì vậy, quản lý nhà trường trước hết là phải quản lý chỉ đạo tốt đội ngũ giáo viên. * Đội ngũ là tập hợp số đông người cùng chức năng hoặc cùng nghề nghiệp hợp thành một lực lương hoạt động trong một tổ chức là nguồn nhân lực trong tổ chức đó. Như vậy: * Đội ngũ giáo viên trường THCS bao gồm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên, nhân viên là nguồn lực của nhà trường được tổ chức phân công công việc theo sự quy định của ngành giáo dục. Là người quản lý nhà trường, hơn ai hết người quản lý cần thấy rõ vai trò của đội ngũ cán bộ giáo viên, mối quan hệ giữa các thành viên với tập thể và những việc cần làm để xây dựng, củng cố phát triển đội ngũ GV ở trường THCS. * Xây dựng đội ngũ Giáo viên trong trường THCS là biện pháp của người quản lý nhằm xây dựng đội ngũ đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển thực tế xã hội của đất nước, yêu cầu của phát triển giáo dục nói chung và yêu cầu phát triển của nhà trường THCS nói riêng. Như vậy số lượng và cơ cấu đội ngũ giáo viên trong nhà trường yêu cầu đủ và đồng bộ. Năng lực của đội ngũ đảm bảo chất lượng và hiệu quả. Mọi thành viên trong nhà trường thống nhất để thực hiện mục tiêu chung của nhà trường. 1.1. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THCS là một nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ đáp ứng được nhu cầu phát triển của giáo dục THCS nói riêng và ngành giáo dục nói chung. 4
  5. Đội ngũ trong trường THCS là nguồn nhân lực của nhà trường bao gồm: Cán bộ quản lí (Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng ), Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Xây dựng và phát triển đội ngũ trong trường THCS là một nhiệm vụ thường xuyên của người cán bộ quản lí nhằm xây dựng đội ngũ: + Đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu; + Nâng cao chất lượng đội ngũ; + Đoàn kết, thống nhất để thực hiện mục tiêu chung của nhà trường. Trong đó xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là một biện pháp quan trọng trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ trong nhà trường THCS và là một biện pháp hết sức cấp bách trong thời kỳ hiện nay đối với mỗi nhà trường và cán bộ quản lí nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, xây dựng đội ngũ nhà giáo có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn, không ngừng học tập, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn và nghiệp vụ. 1.2. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của mỗi giáo viên. “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” Đặc điểm lao động sư phạm của giáo viên THCS mang tính đặc thù về đối tượng, phương tiện, thời gian và sản phẩm lao động. Lao động sư phạm của người giáo viên hết sức phức tạp, tinh tế, đầy khó khăn và có một sứ mạng hết sức nặng nề là đào tạo thế hệ tương lai cho đất nước. Vì vậy đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải thường xuyên học tập, rèn luyện, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng, có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Nhu cầu này là nhu cầu cơ bản của mỗi người giáo viên. Phấn đấu để được xét danh hiệu giáo viên giỏi các cấp là những nhu cầu chính đáng của mỗi giáo viên mà các nhà quản lí cần khuyến khích và tạo điều kiện hỗ trợ họ. 1.3. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của nhà trường: Mỗi trường THCS muốn phát triển được trước hết phải có đội ngũ giáo viên giỏi, yêu cầu về chất lượng đội ngũ giáo viên là một trong những tiêu chuẩn để nhà trường được xét công nhận những danh hiệu thi đua của nhà trường. Đội ngũ giáo viên là nguồn lực quý báu và có vai trò quyết định đến chất lượng cuả nhà trường. 5