SKKN Biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học tại trường THPT Hướng Hóa

doc 18 trang honganh1 15/05/2023 11380
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học tại trường THPT Hướng Hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_quan_ly_nham_nang_cao_hieu_qua_viec_ung_dung.doc
  • docBìa SKKN Nga THPT Hướng Hóa.doc
  • docMục lục SKKN- Nga THPT Hướng Hóa.doc
  • docTÀI LIỆU THAM KHẢO- NGA THPT HƯỚNG HÓA.doc

Nội dung text: SKKN Biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học tại trường THPT Hướng Hóa

  1. A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Trong thời đại ngày nay, mỗi một quốc gia đều đứng trước những thời cơ và thách thức to lớn, đó là sự bùng nổ thông tin, sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, dẫn đến sự hình thành xã hội thông tin và nền kinh tế tri thức. Trong đó, trình độ dân trí, tiềm lực khoa học - công nghệ trở thành một trong những nhân tố quyết định sức mạnh và vị thế của mỗi quốc gia. Do đó, việc tập trung đầu tư cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo là chiến lược quan trọng hàng đầu của mỗi quốc gia. Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VIII đã nhấn mạnh: “Nâng cao dan trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Đại hội XI của Đảng xác định việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực là một trong mười ba định hướng phát triển lớn để hiện thực hoá mục tiêu phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nội dung quan điểm của Đại hội là bước phát triển mới trong tư duy lý luận của Đảng ta về giáo dục và đào tạo. Đại hội XII tiếp tục khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn. Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, với tiến bộ khoa học – công nghệ, yêu cầu phát triển nguồn nhân lực và thị trường lao động”. Đây là quan điểm định hướng cho phát triển giáo dục và đào tạo ở nước ta trong những năm tới. Quan điểm chỉ đạo này là kết quả của thành tựu nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn 30 năm đổi mới lĩnh vực giáo dục vào đào tạo trong công cuộc đổi mới đất nước. Nội dung quan điểm thể hiện sự nhận thức đúng đắn và nhất quán của Đảng ta trong quá trình đổi mới về vai trò quốc sách hàng đầu của giáo dục và đào tạo. Điểm mới trong nội dung quan điểm có ý nghĩa chỉ đạo, định hướng cho phát triển giáo dục và đào tạo là lấy phát triển, hoàn thiện con người làm mục tiêu, động lực; xây dựng một nền giáo dục hiện đại, thực học, đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển đất nước. Thực tế cho thấy, từ những năm cuối thể kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, cục diện thế giới có nhiều thay đổi, cách mạng khoa học và công nghệ thế giới tiếp tục phát triển với trình độ ngày càng cao, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới, quốc tế hóa nền sản xuất và đời sống xã hội. Sự bùng nổ của công nghệ thông tin nói riêng và khoa học công nghệ nói chung đang tác động mạnh mẽ vào tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội, đặc biệt là lĩnh vực giáo dục. 1
  2. Theo NIESAC: “ứng dụng công nghệ thông tin là việc làm hết sức cần thiết ở Việt Nam nhưng chưa có nhiều công trình nghiên cứu tổng thể về ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học. Hiện nay, nhiều trường THPT ở Việt Nam đã được trang bị phòng máy nhưng mới sử dụng để dạy tin học như một môn học, còn việc sử dụng phòng máy cùng các phần mềm dạy học như một công cụ dạy học còn là vấn đề cần giải quyết. Các trường chưa có cơ sở khoa học lựa chọn phần mềm dạy học để dùng cho mình, ngay cả số lượng phần mềm dạy học cũng rất ít, không đáp ứng nhu cầu sử dụng. Thực tiễn này đòi hỏi cần nghiên cứu một hệ thống về cơ sở lý luận va thực tiễn quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học”. Như vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và dạy học là tất yếu, nhằm đáp ứng đòi hỏi của cuộc cách mạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; bắt nhịp với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trên toàn cầu. Hiểu được tầm quan trọng của vấn đề này, với vai trò là hiệu trưởng trường THPT Hướng Hóa, tôi chọn đề tài: “Biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học tại trường THPT Hướng Hóa” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018-2019. 2. Mục đích nghiên cứu: Thông qua việc đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu, đề xuất các biện pháp quản lý tại trường THPT Hướng Hóa nhằm nâng cao việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và dạy học của nhà trường. 3. Phạm vi nghiên cứu: Công tác quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học tại trường THPT Hướng Hóa. 4. Phương pháp nghiên cứu: Nhóm phương pháp phân tích, tổng hợp cơ sở lý luận; đánh giá thực trạng; trao đổi, tổng kết kinh nghiệm về công tác quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin tại trường. B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG CỦA VIỆC QUẢN LÝ VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở VIỆT NAM 1. Cơ sở lý luận 1.1. Khái niệm quản lý Về nội dung, thuật ngữ quản lý có nhiều cách hiểu khác nhau, được định nghĩa ở nhiều khía cạnh khác nhau do những quan điểm và cách tiếp cận khác nhau. Frederick Winslow Taylor (1856-1915), người sáng lập thuyết quản lý theo khoa học đã định nghĩa “Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm”. Đó cũng là tư tưởng cơ bản của ông về quản lý. 2
  3. Tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng: “Định nghĩa quản lý một cách kinh điển nhất là các tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức”. Trung tâm nghiên cứu khoa học tổ chức, quản lý đã nêu ra: “Quản lý là một nghệ thuật đạt được mục tiêu đã đề ra thông qua việc điều khiển, phối hợp, hướng dẫn, chỉ huy hoạt động của những người khác”. Những định nghĩa trên đây khác nhau về cách diễn đạt, nhưng đều chứa đựng những nội dung cơ bản của quản lý. Như vậy, từ sự phân tích cách tiếp cận và quan niệm của các học giả đã nêu, có thể khái quát như sau: “Quản lý là các tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục tiêu đề ra”. 1.2. Khái niệm quản lý giáo dục Khái niệm “quản lý giáo dục” được các nhà nghiên cứu định nghĩa theo nhiều cách khác nhau: Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý giáo dục là tổ chức các hoạt động dạy học. Có tổ chức được các hoạt động dạy học, thực hiện được các tính chất của nhà trường phổ thông Việt Nam xã hội chủ nghĩa mới quản lý được giáo dục, tức là cụ thể hóa đường lối giáo dục của Đảng và biến đường lối ấy thành hiện thực, đáp ứng nhu cầu của nhân dân, của đất nước”. Tác giả Trần Kiểm cho rằng: Quản lý giáo dục được hiểu là hệ thống những tác động tự giác của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường. Tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: “Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý, nhằm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện các tính chất của nhà trường XHCN Việt Nam, đưa hệ thống giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến tới trạng thái mới về chất.” Từ những quan niệm trên, ta thấy: “Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý bằng các chức năng quản lý, thông qua các phương tiện và phương pháp quản lý nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đề ra”. 1.3. Khái niệm quản lý nhà trường Theo tác giả Phạm Viết Vượng: “Quản lý nhà trường được hiểu là các hoạt động của các cơ quan quản lý nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác, cũng như huy động tối đa các nguồn lực giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường”. Tác giả Phạm Minh Hạc cho rằng: “Quản lý nhà trường, quản lý giáo dục nói chung là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới 3
  4. mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng học sinh”. Như vậy, quản lý nhà trường thực chất là quản lý quá trình lao động sư phạm của thầy và trò diễn ra chủ yếu trong quá trình dạy học và giáo dục. Quản lý nhà trường là tập hợp những tác động tối ưu của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm thúc đẩy mọi hoạt động giáo dục của nhà trường thực hiện mục tiêu và kế hoạch đào tạo. 1.4. Khái niệm quản lý dạy học Theo tác giả Nguyễn Phúc Châu: “Quản lý dạy học là sự tác động hợp qui luật của chủ thể quản lý đến chủ thể dạy học bằng các giải pháp phát huy tác dụng của các phương tiện quản lý dạy học như: chế định giáo dục và đào tạo, bộ máy tổ chức và nhân lực dạy học, nguồn tài lực và vật lực dạy học, thông tin và môi trường dạy học nhằm đạt được mục tiêu quản lý dạy học”. Như vậy, quản lý dạy học chính là tập hợp những tác động tối ưu (cộng tác, tham gia, hỗ trợ, phối hợp, huy động, can thiệp) của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vốn có, tạo động lực đẩy mạnh quá trình dạy học của nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng, mục tiêu đào tạo, đưa nhà trường tiến lên trạng thái mới. Quản lý hoạt động dạy học là quản lý sự lao động của nhóm (người quản lý, người dạy và người học). Cụ thể: - Chủ thể quản lý hoạt động dạy học tác động đến người dạy và người học thông qua việc thực hiện các chức năng quản lý: kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra nhằm tạo ra môi trường thuận lợi cho dạy học. - Người dạy cùng một lúc thực hiện kế hoạch hoá hoạt động dạy học, tự tổ chức, chỉ đạo hoạt động dạy của mình và tổ chức, chỉ đạo hoạt động học của người học, đồng thời tự kiểm tra; đánh giá kết quả dạy của mình và kết quả học của người học dưới sự quản lý của chủ thể quản lý. - Người học tự xây dựng kế hoạch, tự tổ chức, tự chỉ đạo và tự kiểm tra hoạt động học của mình theo kế hoạch, theo sự chỉ đạo và phương thức kiểm tra đánh giá của chủ thể quản lý và của người dạy trực tiếp. Như vậy, trong quản lý hoạt động dạy học đã xuất hiện hoạt động tự quản lý của người dạy và người học. Hơn nữa, dạy học là một trong những hoạt động xã hội cho nên nó có các thành tố cấu trúc hoạt động như: chủ thể, khách thể, mục đích, phương tiện, kiểm tra, kết quả. Các phương tiện - điều kiện xã hội là những yếu tố khách quan của chủ thể hoạt động. Đó là: Các quy chế giáo dục và đào tạo đối với dạy học; Bộ máy tổ chức nhân lực: cách thức sắp xếp cơ cấu và cơ chế hoạt động của mỗi bộ phận, mỗi thành viên trong tổ chức do chủ thể quản lý ấn định; Nguồn tài lực - vật lực: là tài chính, cơ sở vật chất và thiết bị được sử dụng cho hoạt động dạy học; Hệ thống thông tin cung cấp những hiểu biết cần thiết cho chủ thể quản lý và chủ thể dạy học về mục đích, nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức, thành tựu khoa học, công nghệ, những yếu tố kinh tế - xã hội, kể cả những phản ánh của người học, người dạy, cộng đồng, xã hội về kết quả dạy học để quản lý dạy học; để dạy và để học; Môi trường dạy 4