SKKN Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động ngoại khoá ở trường THCS Nguyễn Văn Cừ

doc 19 trang sangkien 5980
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động ngoại khoá ở trường THCS Nguyễn Văn Cừ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_quan_ly_nang_cao_chat_luong_hoat_dong_ngoai_k.doc

Nội dung text: SKKN Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động ngoại khoá ở trường THCS Nguyễn Văn Cừ

  1. Lời cảm ơn Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư; thực hiện Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005-2010”. Nhằm từng bước nâng cao chất lượng quản lý của cán bộ quản lý giáo dục, được sự quan tâm của Thị Uỷ, UBND thị xã, phòng Giáo dục & Đào tạo thị xã Uông Bí đã mở lớp Bồi dưỡng công tác quản lý giáo dục cho cán bộ quản lý các trường Tiểu học, THCS và các giáo viên có thành tích xuất sắc trong công tác làm nguồn đào tạo cán bộ sau này. Lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý có 50 học viên tham gia học tập, qua học tập kiến thức lý luận và nghiên cứu thực tế về công tác quản lý giáo dục tại địa phương, bản thân em đã nhận thức được tầm quan trọng trong công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục cơ sở là vô cùng cần thiết, nó đảm bảo cho việc điều hành quản lý giáo dục và hoàn thành tốt mục tiêu giáo dục của Nhà nước trong thời đại ngày nay. Được sự đồng ý của trường Cao đẳng sư phạm Quảng Ninh, Khoa bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trường Cao đẳng sư phạm trong thời gian học tập em đã chọn đề tài: “Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động ngoại khoá ở trường THCS Nguyễn Văn Cừ”, làm tiểu luận tốt nghiệp khoá học. Em xin chân thành cám ơn các thầy, cô ở các khoa trường Cao đẳng sư phạm Quảng Ninh, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Đào Ngọc Thảo - Thạc sĩ giảng viên chính khoa Bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trường Cao đẳng sư phạm Quảng Ninh đã giúp em thực hiện, hoàn thành tiểu luận này. Với trình độ, kinh nghiệm còn hạn chế đó có thể do thời gian nghiên cứu, kiểm chứng chưa nhiều; hoặc cũng có thể do năng lực của bản thân có hạn. Vì thế kính mong nhận được nhiều ý kiến chỉ dẫn của các thầy cô giáo, của đồng nghiệp để giúp em hoàn thiện hơn nữa tiểu luận này, giúp em có kinh nghiệm hơn nữa trong công tác quản lý và đặc biệt trong việc chỉ đạo tổ chức, triển khai các hoạt động ngoại khoá. 2
  2. Phần 1- Những vẫn đề chung Lí do chọn đề tài: 1. Cơ sở lý luận: Hoạt động ngoại khoá là các hoạt động nằm ngoài chương trình chính khoá, thường mang tính chất tự nguyện hơn là bắt buộc. Hoạt động ngoại khoá đóng một vai trò quan trọng trong việc bổ sung các kỹ năng sống, kỹ năng tổ chức, kỹ năng giao tiếp và kinh nghiệm sống cho học sinh, giúp học sinh trở thành con người toàn diện. Hơn nữa trong văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ VIII của Đảng đã chỉ rõ: "Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài Giáo dục, rèn luyện thế hệ trẻ có đủ: Đức - Trí - Thể - Mỹ " Giáo dục trong nhà trường phổ thông giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản; phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, nhằm thực hiện tốt mục tiêu nguyên lí giáo dục của Đảng. Trong kế hoạch năm học 2009-2010 của ngành đã định hướng: Tiếp tục triển khai cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong ngành Giáo dục với chủ đề năm học 2009 - 2010 là “Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục” . Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học tập và sáng tạo” và phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". Để đáp ứng được các yêu cầu trên thì một trong những nhiệm vụ được coi trọng đó là: các hoạt động ngoại khoá trong nhà trường. Đó là một mặt không thể thiếu trong nhiệm vụ năm học. 2.Cơ sở thực tiễn: Trường THCS Nguyễn Văn Cừ nằm trên địa bàn phường Vàng Danh - một trong những phường có dân số chủ chủ yếu là công nhân. Vì thế nhà trường nhận được sự quan tâm đồng lòng rất lớn từ phụ huynh học sinh trong mọi hoạt động của nhà trường, đặc biệt là các hoạt động ngoại khoá. - Đội ngũ giáo viên năng động nhiệt tình, có trách nhiệm, gắn bó với các hoạt động của nhà trường. Luôn coi trọng mọi hoạt động giáo dục. 3
  3. - Học sinh có ý thức, ham thích và sáng tạo trong các hoạt động ngoại khoá, trong khi đó nhà trường chưa đáp ứng được sự sáng tạo đó, có thể vì nhiều lí do mà chưa tạo ra được “sân chơi” thực sự bổ ích cho các em. - Do mới được thành lập (năm 2007) nên phương tiện hoạt động còn nhiều thiếu thốn. -Kinh nghiệm chỉ đạo các hoạt động chưa có, vì thế còn có lúc mang tính cảm hứng, chưa bài bản, chưa khoa học. - Chưa có phòng hoạt động năng khiếu, sân chơi, bãi tập hẹp, chưa đạt yêu cầu. - Để có một hoạt động ngoại khoá thực sự chất lượng, thu hút được nhiều học sinh tham gia rất cần thời gian và kinh phí đầu tư cho hoạt động. Từ nhận thức đó, cùng với việc trong BGH tôi được phân công phụ trách hoạt động ngoài giờ; Tôi đã tìm hiểu nghiên cứu, tìm hiểu các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động ngoại khoá trong trường THCS 2- Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn của vấn đề hoạt động ngoại khoá và quản lý chỉ đạo các hoạt động ngoại khoá tôi muốn đề xuất một số biện pháp, góp phần nâng cao chất lượng của các hoạt động ngoại khoá ở trường THCS Nguyễn Văn Cừ – Uông Bí – Quảng Ninh. 3- Đối tượng nghiên cứu “Biện pháp chỉ đạo quản lý nâng cao chất lượng hoạt động ngoại khoá ở trường THCS Nguyễn Văn Cừ” 4- Giả thuyết khoa học Giáo dục thông qua việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá cho học sinh trong nhà trường là một trong những nội dung quan trọng của giáo dục toàn diện . Hiện nay chất lượng của các hoạt động ngoại khoá trong trường THCS Nguyễn Văn Cừ còn một số bất cập và hạn chế, nếu đề xuất được các biện pháp chỉ đạo quản lý hoạt động ngoại khoá cho học sinh một cách khoa học, phù hợp với thực tiễn, chắc chắn nó sẽ góp phần nâng cao được chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh ở trường THCS. 5- Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1 Nghiên cứu lí luận về hoạt động ngoại khoá và quản lí hoạt động ngoại khoá. 5.2 Tìm hiểu đánh giá thực trạng hoạt động ngoại khoá tại trường THCS Nguyễn Văn Cừ. 4
  4. 5.3 Đề xuất các biện pháp xây dung kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khoá. 6- Phương pháp nghiên cứu 6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc tài liệu, sách báo. 6.2 Phương pháp điều tra: Ra câu hỏi, GV, HS trả lời. 6.3 Phương pháp quan sát: Cách tổ chức, hoạt động của giáo viên và học sinh qua các hoạt động. 6.4 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Kết quả một số hoạt động ngoại khoá của trường. 6.5 Phương pháp xử lí số liệu. 5
  5. Phần 2: Nội dung nghiên cứu Chương 1: Cơ sở lí luận về hoạt động ngoại khoá và quản lí giáo dục thông qua các hoạt động ngoại khoá 1.- Khái niệm về hoạt động ngoại khoá Hoạt động ngoại khoá là các hoạt động nằm ngoài chương trình chính khoá, thường mang tính chất tự nguyện hơn là bắt buộc. Hoạt động ngoại khoá đóng một vai trò quan trọng trong việc bổ sung các kỹ năng sống, kỹ năng tổ chức, kỹ năng giao tiếp và kinh nghiệm sống cho học sinh, giúp học sinh trở thành con người toàn diện. Hoạt động ngoại khoá góp phần quan trọng xây dựng mối quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân và xã hội. Hoạt động ngoại khoá một mặt nào đó nó điều chỉnh hành vi của con người trên cơ sở sự vận động của cá nhân với những hoạt động của mình trong sinh hoạt, học tập và rèn luyện. Hoạt động ngoại khoá còn có vai trò to lớn giúp con người sáng tạo và chủ động các hoạt động của mình trong cuộc sống và nâng cao năng lực của cá nhân. Vì vậy ta cần phải quan tâm tới các chức năng của hoạt động ngoại khoá. - Chức năng định hướng giáo dục: Giáo dục hoạt động ngoại góp phần quan trọng vào việc hình thành, phát triển nhân cách cho học sinh. Cùng với quá trình giáo dục thì quá trình tự giáo dục nhờ vào hoạt động và giao lưu tích cực, học sinh mới hiểu được vai trò to lớn của năng lực, của ý thức hoạt động và ý nghĩa của các hoạt động, sự cần thiết của hoạt động cá nhân mình đối với cộng đồng và tập thể. - Chức năng điều chỉnh : Bản chất của nó là sự điều chỉnh hình thành kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng tổ chức tạo thói quen, tạo hành vi tốt, chủ động trong sinh hoạt và học tập - Chức năng kiểm tra đánh giá: chức năng này giúp chủ thể phân biệt được hoạt động tích cực, hoạt động có ích, hoạt động không tốt, không có lợi trong thực tiễn cuộc sống. Từ đó định hướng chính xác, tin tưởng vào hành vi, hành động của mình. 2.- Giáo dục thông qua các hoạt động ngoại khoá, mục đích, nội dung, phương pháp giáo dục thông qua các hoạt động ngoại khoá cho học sinh trong các trường trung học cơ sở a.- Khái niệm giáo dục thông qua các hoạt động ngoại khoá: - Giáo dục thông qua các hoạt động ngoại khoá là một bộ phận của của quá trình giáo dục tổng thể, nhằm hình thành cho học sinh niềm tin, thói quen, 6
  6. kỹ năng sống, kỹ năng tổ chức, kỹ năng giao tiếp và kinh nghiệm sống cho học sinh, giúp học sinh trở thành con người toàn diện. - Giáo dục thông qua các hoạt động ngoại khoá là quá trình tác động tới học sinh của nhà trường, gia đình và xã hội, nhằm hình thành cho học sinh ý thức, tình cảm, niềm tin, năng lực và xây dựng thể hiện được những thói quen, hành vi, hành động, sự tự tin tự chủ trong đời sống xã hội. b.- Mục đích giáo dục thông qua các hoạt động ngoại khoá: - Cung cấp cho học sinh những tri thức cơ bản về kỹ năng sống, kỹ năng tổ chức, kỹ năng giao tiếp và kinh nghiệm sống cho học sinh, trên cơ sở đó giúp các em hình thành niềm tin vào bản thân. Học sinh phải hiểu và nhận thấy rằng cần làm cho mình có những năng lực, thói quen hoạt động, hành động phù hợp với những tư tưởng, nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức của xã hội, phù hợp với lợi ích của xã hội. - Khơi dậy ở học sinh những rung động, những cảm xúc đối với những hiện thực xung quanh, làm cho chúng biết yêu, biết ghét rõ ràng và có thái độ đúng đắn đối với các hiện tượng phức tạp trong xã hội và tập thể. Thái độ thờ ơ, lãnh đạm là “sản phẩm” xấu không mong muốn của giáo dục tình cảm. Giáo dục thái độ, tình cảm cho học sinh trung học cơ sở là bồi dưỡng cho các em tình cảm đạo đức tích cực, bền vững và các phẩm chất, ý chí; Tình cảm tích cực được hình thành trên cơ sở đúng đắn và được củng cố, khẳng định qua hành động, ngược lại nó có tác dụng thúc đẩy tạo động cơ cho việc nhận thức chuẩn mực và thực hiện hành vi, hành động tích cực, lạc quan. - Giáo dục thông qua các hoạt động ngoại khoá cho học sinh là tổ chức cho học sinh được chủ động sáng tạo, tự tin, tự chủ trong việc tiếp thu tri thức, từ đó hình thành thói quen làm việc có năng lực bền vững. c.-Nội dung giáo dục thông qua các hoạt động ngoại khoá : Nội dung giáo dục thông qua các hoạt động ngoại khoá có quan hệ chặt chẽ với nhu cầu đòi hỏi của xã hội, được đề ra cho người công dân, được đề ra trong một xã hội nhất định và được thể hiện ở các mối quan hệ: - Mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mac - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối phát triển kinh tế xã hội ở nước ta trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. - Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, yêu lao động, - Quan hệ với việc hình thành con người mới xã hội chủ nghĩa d.- Phương pháp giáo dục thông qua các hoạt động ngoại khoá - Giáo dục thông qua các chủ điểm, các chuyên đề, các phong trào thi đua. 7