SKKN Biện pháp quản lý của Hiệu trưởng về đổi mới Phương pháp dạy học, tại trường THCS Phan Bội Châu - Krông Buk - Đăk Lăk, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục

doc 37 trang sangkien 31/08/2022 5640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp quản lý của Hiệu trưởng về đổi mới Phương pháp dạy học, tại trường THCS Phan Bội Châu - Krông Buk - Đăk Lăk, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_quan_ly_cua_hieu_truong_ve_doi_moi_phuong_pha.doc

Nội dung text: SKKN Biện pháp quản lý của Hiệu trưởng về đổi mới Phương pháp dạy học, tại trường THCS Phan Bội Châu - Krông Buk - Đăk Lăk, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục

  1. A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Thế kỷ XXI, thế kỷ của sự bùng nổ kỳ diệu về trí tuệ của loài người trong đó giáo dục (GD) đóng một vai trò đặc biệt quan trọng về chiến lược phát triển của mỗi quốc gia. Việt Nam, thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO), vấn đề đặt ra với ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) là cần phải đổi mới chiến lược đào tạo con người, đặc biệt cần đổi mới phương pháp dạy học (PPDH), nhằm trang bị cho thế hệ trẻ về trình độ học vấn, về nhân cách theo hướng đào tạo nguồn nhân lực năng động, sáng tạo, để thích ứng với sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ đồng thời tham gia tích cực vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH-HĐH) đất nước. Luật giáo dục 2005, điều 28.2 đã ghi rõ: “Phương pháp giáo dục (PPGD) phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp (PP) tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Năm học 2009 – 2010 với chủ đề “ Đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục” đã nhận được sự đồng thuận cao của ngành GD các địa phương. Tuy nhiên, trong báo cáo tổng kết năm học 2009-2010, lãnh đạo Bộ GD&ĐT cũng nhận định, thực trạng chất lượng giáo dục nhìn chung còn thấp, quản lý giáo dục còn nhiều bất cập, trong đó có việc phân cấp chưa hợp lý về quản lý giữa bộ với các ngành, địa phương, cả về quản lý tài chính. Đặc biệt, vẫn còn phổ biến tình trạng dạy theo kiểu “đọc - chép”. Mặc dầu đã có nhiều cố gắng, nhưng đến nay sự chuyển biến về PPDH ở các trường trung học cơ sở (THCS) ở huyện Krông Buk nói chung và trường THCS Phan Bội Châu nói riêng vẫn còn rất chậm chạp, phổ biến vẫn là cách dạy truyền thụ một chiều phối hợp với giảng giải xen kẽ vấn đáp. Học sinh vẫn đang là những thực thể thụ động, nghe, ghi nhớ, và tái hiện. Có nhiều nguyên nhân làm hạn chế quá trình đổi mới PPDH, song chúng tôi cho rằng nguyên nhân chính không phải do đội ngũ giáo viên chưa nhận thức đúng về vấn đề này, bởi vì khi tiếp cận với đội ngũ giáo viên có thể thấy đa số họ đều tâm huyết, mong muốn đổi mới, nhưng lại lúng túng không biết nên đổi mới cái gì? 1
  2. đổi mới như thế nào? và bắt đầu từ đâu? Xét về góc độ quản lý, thấy rằng Hiệu trưởng phần lớn mới dừng lại ở chủ trương mà còn thiếu những biện pháp cụ thể để tác động và liên kết giữa người dạy với người học; Chưa tạo được động lực của việc ĐMPPDH; Chưa lựa chọn những nội dung đổi mới thiết thực và có trọng tâm; Chưa tổ chức quá trình đổi mới một cách khoa học và hữu hiệu. Để nâng cao chất lượng dạy học, chấm dứt tình trạng dạy “đọc – chép” ở THCS, mỗi giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục phải thực hiện đổi mới trong phương pháp dạy học và quản lý. Theo đó, mỗi trường có một kế hoạch cụ thể và từng địa phương cấp tỉnh có một chương trình đổi mới phương pháp dạy học. Bộ trưởng GD & ĐT Phạm Vũ Luận cũng nhận định “Thực hiện nâng cao giáo dục đào tạo là quá trình phải có thời gian”. Năm học 2010 – 2011 với chủ đề “Tiếp tục đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục” ngành sẽ tăng cường hơn việc đổi mới quản lý, phân cấp rõ ràng. Tuy nhiên, nâng cao chất lượng giáo dục không chỉ ở phương pháp dạy - học, đổi mới sách giáo khoa , mà còn nâng cao trách nhiệm GD đạo đức trong từng gia đình, cộng đồng, mỗi bậc phụ huynh. Để việc ĐMPPDH thực sự trở thành nhu cầu, thành thói quen của từng giáo viên (GV) trong mỗi giờ lên lớp, chứ không chỉ để "biểu diễn" trong các giờ thao giảng hay giờ dự thi GV dạy giỏi, mà phải có sự chuẩn bị từ nhiều phía: Bản thân GV; Sự hỗ trợ của phương tiện dạy học; Sự động viên, khích lệ của nhà trường trong đó ý thức, trách nhiệm của bản thân mỗi GV là yếu tố quan trọng và tuy nhiên còn gặp nhiều gian nan. Thuyết giảng “đọc - chép”, lệ thuộc vào SGK là thói quen của GV nhiều năm nay, đó là rào cản trước tiên mà chính GV phải vượt qua. Có người dạy lâu năm, không cần cầm sách giáo khoa (SGK), cứ lên lớp là dạy, lớp nào cũng vậy, thậm chí chẳng cần cấu trúc lại bài dạy mà chỉ theo các đề mục của sách để giảng. Từ đây, GV quen luôn cách đọc cho học sinh (HS) chép các ý chính, điều này tạo ra thói quen thụ động của HS: thầy nói sao, trò ghi vậy, chỉ biết học thuộc lòng, không cần suy nghĩ và cũng ít thắc mắc. Để chống lại thói quen xấu này, nhiều GV đã tìm tòi những cách thức mới để truyền tải kiến thức, song do nhận thức chưa thật đầy đủ nên việc ĐMPPDH chưa hiệu quả. Người xưa có câu: "Tôi nghe thì tôi quên, tôi nhìn thì tôi nhớ, tôi làm thì tôi hiểu". Kết quả nghiên cứu khoa học hiện đại cũng đã chứng minh: Học sinh chỉ có 2
  3. thể nhớ 5% nội dung kiến thức thông qua việc đọc, nếu nghe giảng thì nhớ được 15%, thêm quan sát thì nhớ 20%, kết hợp nghe và nhìn thì nhớ 25%, thông qua trao đổi thì nhớ 55%, nếu được trực tiếp tham gia vào các hoạt động để qua đó tiếp thu kiến thức thì tăng lên 75% và khi có cơ hội giảng lại cho người khác thì có thể nhớ tới 90% Minh chứng ấy cho thấy tầm quan trọng và sự cần thiết của việc ĐMPPDH. Có lẽ, đã đến lúc không thể chỉ chờ vào ý thức và trách nhiệm của mỗi GV mà cần có sự đổi mới mạnh mẽ từ chính đội ngũ cán bộ quản lý(CBQL) và những cơ chế, chế tài mạnh trong vấn đề này. Để ĐMPPDH không còn là phong trào nữa Tôi chọn đề tài: “ Biện pháp quản lý của Hiệu trưởng về đổi mới Phương pháp dạy học, tại trường THCS Phan Bội Châu - Krông Buk- Đăk Lăk, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục”. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Đề xuất một số biện pháp quản lý của Hiệu trưởng về đổi mới PPDH đã áp dụng ở trường THCS Phan Bội Châu- Huyện Krông Buk – Tỉnh Đăk Lăk nhằm nâng cao chất lượng GD 3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý dạy học, quản lý đổi mới PPDH của Hiệu trưởng trường THCS. 3.2 Nghiên cứu thực trạng đổi mới PPDH và thực trạng quản lý PPDH của Hiệu trưởng trường THCS. 3.3 Đề xuất một số biện pháp quản lý của hiệu trưởng về đổi mới PPDH ở trường THCS Phan Bội Châu- Krông Buk-Đăk Lăk. 4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Mối quan hệ, sự tương tác giữa chức năng, nhiệm vụ quản lý của Hiệu trưởng với Tổ CM, CBGV-NV, HS, PH, Hội cha mẹ HS và các tổ chức đoàn thể về thực hiện ĐM PPDH ở trường THCS Phan Bội Châu. 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: SKKN được nghiên cứu trong phạm vi trường THCS Phan Bội Châu năm học 2009-2010 và Học kỳ I (2010 -2011) 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Đề tài được sử dụng các PP nghiên cứu sau: Phân tích , tổng hợp, thống kê, phân loại và hệ thống hoá lý thuyết. PP quan sát, PP tổng kết kinh nghiệm. 3
  4. B. PHẦN NỘI DUNG Chương I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG VỀ ĐỔI MỚI PPDH Ở TRƯỜNG THCS I. Cơ sở lý luận: 1. Lịch sử vấn đề Ngay từ thời cổ đại, tư tưởng quản lý PPDH đã được thể hiện trong những quan điểm của các nhà triết học đồng thời là những nhà giáo dục. Xôcơrat ( 469 – 399 trước CN) một trong những nhà triết học phương Tây, đã đề xuất và thực hiện một PPDH mà người đời gọi là “ PP Xôcơrat”, đó chính là phương pháp đàm thoại trong dạy học dang được sử dụng cho đến ngày nay. Khổng Tử ( 551 – 479 trước CN ) một nhà triết học – nhà giáo dục phương Đông lại rất coi trọng tính tich cực của học sinh trong dạy học. Ông nói : “ Không giận vì muốn biết thì không gợi mở cho, không bực vì không rõ thì không bày vẽ cho”. Những tư tưởng trên đây còn nguyên giá trị cho các chủ thể quản lý PPDH trong thời đại ngày nay. Thế kỷ XXI, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ ( KH & CN), giáo dục thế giới đã trải qua ba cuộc cải cách, theo đó là các cuộc cải cách về PPDH. Đặc biệt cuộc cải cách lần hai vào những năm 50 và cuộc cải cách lần ba vào những năm 80 đã nhấn mạnh nhiều đến vấn đề đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Ở Việt nam ngay từ những ngày đầu của nền giáo dục Cách mạng, trong thư gửi cho học sinh nhân ngày khai trường tháng 9 năm 1945, Bác Hồ đã viết: “ Từ giờ phút này trở đi, các cháu bắt đầu được hưởng một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam làm phát triển hoàn toàn năng lực sẵn có của các cháu”. Bức thư của người chính là cương lĩnh của nền giáo dục Việt Nam mới, là định hướng cho PPDH - dạy học cần làm phát triển năng lực sẵn có của người học. 2. Một só khái niệm: 2.1 Dạy học: Là một quá trình gồm toàn bộ các thao tác có tổ chức và có định hướng giúp người học từng bước có năng lực tư duy và năng lực hành động với mục đích chiếm lĩnh các giá trị tinh thần, các hiểu biết, các kỹ năng, các giá trị văn hóa mà nhân loại đã đạt được để trên cơ sở đó có khả năng giải quyết được các bài toán thực tế đặt ra trong toàn bộ cuộc sống của mỗi người học 4
  5. 2.2 Phương pháp dạy học: Là những hình thức và cách thức hoạt động của GV và HS trong những môi trường dạy học được chuẩn bị, nhằm đạt mục đích dạy học, phát triển các năng lực của cá nhân. PPDH là một trong các thành tố quan trọng của quá trình dạy học. 2.3 Đổi mới phương pháp dạy học: Là cải tiến những hình thức và cách thức làm việc kém hiệu quả của GV và HS để sử dụng những hình thức và cách thức hiệu quả hơn nhằm nâng cao chất lượng dạy học, phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực của học sinh. 2.4 Quản lý PPDH: Là quá trình tác động có tổ chức, có hướng đích của Hiệu trưởng đến cách thức làm việc của Thầy – Trò trong dạy học. PPDH luôn được đặt trong mối quan hệ giữa các thành tố của quá trình dạy học, đó là mối quan hệ giữa Mục tiêu - Nội dung – Phương pháp – Phương tiện – Hình thức - Kết quả, đặc biệt là mối quan hệ Thầy – Trò trong dạy học. 3. Nội dung đổi mới PPDH ở trường THCS Nội dung cơ bản về đổi mới PPDH hiện nay là đổi mới cách dạy của thầy, đổi mới cách học của trò, đổi mới mối quan hệ thầy trò trong dạy học, tăng cường mối quan hệ giữa trí tuệ và tâm hồn, giữa tư duy và cảm xúc trong dạy học. Cụ thể trước mắt, trong mỗi tiết học cần phải làm cho học sinh được hoạt động nhiều hơn, được thực hành nhiều hơn, được thảo luận nhiều hơn và được suy nghĩ nhiều hơn. Đổi mới không phải là thay đổi toàn bộ PPDH cũ, mà phải trên cơ sở phát huy những yếu tố tích cực của PPDH đã có, từng bước áp dụng những PPDH tiên tiến và phương tiện dạy học phù hợp nhằm thay đổi cách thức dạy học, thay đổi PP học tập của học sinh, chuyển từ học tập thụ động sang tích cực, chủ động, sáng tạo, từng bước chuyển dần PPDH theo hướng biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, biến quá trình dạy học thành quá trình tự học. 4. Công tác quản lý ĐM PPDH của Hiệu trưởng trường THCS 4.1 Các yếu tố cơ bản của quá trình Quản lý ĐMPPDH bao gồm: •Đổi mới PPDH đối với giáo viên : - Đổi mới việc lập kế hoạch dạy học, thiết kế bài dạy; - Đổi mới PPDH trên lớp học; - Đổi mới việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập. •Đổi mới PPDH đối với học sinh: là đổi mới PP học tập ở lớp và PP tự học 5