SKKN Biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học tại trường THCS Hưng Long nhằm nâng cao chất lượng giáo dục

doc 21 trang honganh1 15/05/2023 14120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học tại trường THCS Hưng Long nhằm nâng cao chất lượng giáo dục", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_quan_ly_cua_hieu_truong_doi_voi_hoat_dong_day.doc

Nội dung text: SKKN Biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học tại trường THCS Hưng Long nhằm nâng cao chất lượng giáo dục

  1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trước tình hình thế kỷ XXI, thế kỷ của sự bùng nổ kỳ diệu về trí tuệ của loài người thì giáo dục (GD) đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia. Nhất là khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Vấn đề đặt ra với ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) là phải chuẩn bị cho thế hệ trẻ như thế nào để đáp ứng được yêu cầu của những thập niên đầu thế kỷ nhằm thích ứng với sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, tham gia tích cực vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH-HĐH) đất nước. Trong những năm qua, GD&ĐT cả nước đã đạt được những thành tựu nhất định. Cùng với việc nâng cao trình độ học vấn và phát triển nhân cách cho các thế hệ học sinh, ngành GD&ĐT đã góp phần đắc lực vào việc đào tạo nguồn nhân lực, trong đó có một bộ phận là nguồn nhân lực chất lượng cao. Song nhìn chung, do những khó khăn, bất cập cả về chủ quan và khách quan dẫn đến chất lượng và hiệu quả GD vẫn còn những hạn chế so với yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới. Hiện tại trường THCS Hưng Long đang đứng trước các mâu thuẫn cần giải quyết: 1. Mâu thuẫn giữa yêu cầu của sự nghiệp GD&ĐT, của công cuộc CNH- HĐH đất nước với khả năng chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ quản lý, đội ngũ cán bộ, giáo viên và với điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện có. 2. Mâu thuẫn giữa thói quen học tập theo kiểu bị động, đối phó với yêu cầu đổi mới phương pháp học tập tích cực, kết hợp với tự nghiên cứu của học sinh. 3. Mâu thuẫn giữa yêu cầu tăng cường xã hội hoá giáo dục với sức ỳ tâm lý của xã hội còn tồn tại sau một thời gian dài sống trong chế độ bao cấp. 1
  2. Xuất phát từ thực tiễn công tác, tôi nhận thấy: Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, trong đó trọng tâm là nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường, đòi hỏi người Hiệu trưởng cần thiết phải học tập nghiên cứu về cơ sở lý luận, tìm hiểu tình hình thực tế về chất lượng giáo dục hiện tại, đề xuất những biện pháp quản lý hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu xã hội. Đó là lí do tôi chọn đề tài : “Biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học tại trường THCS Hưng Long nhằm nâng cao chất lượng giáo dục” GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận của vấn đề: - Quan điểm của Đảng về GD&ĐT trong giai đoạn cách mạng mới. + Đại hội Đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI đã khẳng định: “Đổi mới tư duy giáo dục một cách nhất quán, từ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp đến cơ cấu và hệ thống tổ chức, cơ chế quản lý để tạo được chuyển biến cơ bản và toàn diện của nền giáo dục nước nhà, tiếp cận với trình độ giáo dục của khu vực và thế giới; khắc phục cách đổi mới chắp vá, thiếu tầm nhìn tổng thể thiếu kế hoạch đồng bộ. Phấn đấu xây dựng nền giáo dục hiện đại, của dân, do dân và vì dân, bảo đảm công bằng về cơ hội học tập cho mọi người, tạo điều kiện để toàn thể xã hội học tập và học tập suốt đời, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH đất nước”. - Quan điểm và sự quản lý của Nhà nước về giáo dục. “ Phát triển đội ngũ nhà giáo đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và chuẩn về chất lượng, đáp ứng nhu cầu vừa tăng quy mô, vừa tăng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục” ; “ Xây dựng và thực hiện chuẩn hoá đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục. Đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các cấp về kiến thức, kỹ năng quản lý và rèn luyện 2
  3. phẩm chất đạo đức; đồng thời điều chỉnh, sắp xếp lại cán bộ theo yêu cầu mới phù hợp với phẩm chất và năng lực từng người”. Căn cứ vào định hướng phát triển giáo dục Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Thọ, huyện Yên Lập và Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Xã Hưng Long, Chi bộ trường THCS Hưng Long - Quan điểm của nhà trường về chỉ đạo thực hiện “Kế hoạch chiến lược phát triển giáo dục 2015- 2020. Tầm nhìn 2025 của trường THCS Hưng Long” * Phấn đấu về Chỉ tiêu Đội ngũ cán bộ, giáo viên: - Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và công nhân viên được đánh giá khá, giỏi trên 85%. - 100% CBQL, GV, NV sử dụng thành thạo máy tính. - Số tiết dạy sử dụng công nghệ thông tin trên 20% . - Có trên 100% cán bộ quản lý và giáo viên có trình độ Đại học ; trong đó giám hiệu 100%. - Phấn đấu đến năm 2017 : 100% tổ trưởng chuyên môn có trình độ Đại học - Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ và dạy học đạt hiệu quả. 2. Thực trạng của vấn đề: Trường THCS Hưng Long- Xã Hưng Long được tách ra từ trường PTCS từ năm 1995 theo Quyết định của Chủ tịch UBND huyện Yên Lập. Trường được xây dựng tại khu trung tâm của xã, với diện tích 13.052m2, trường đã trồng được nhiều cây xanh xung quanh và cây cảnh trong sân trường, tạo cảnh quan trường “Xanh-Sạch-Đẹp”, là môi trường lý tưởng cho công tác giáo dục. - Những điểm mạnh: 3
  4. + Trường luôn được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo tạo điều kiện thuận lợi cả về vật chất lẫn tinh thần cho giáo viên và học sinh. + Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên: Trẻ, năng động, nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề, gắn bó với nhà trường, mong muốn nhà trường phát triển, chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm vững vàng, đa số đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. Đội ngũ gồm 25 đồng chí; trong đó: BGH 2, giáo viên 20, nhân viên 3. Trình độ chuyên môn: 100% đạt chuẩn và trên chuẩn, trong đã có 15 Đại học, 1 đ/c đang theo học Đại học. Trường có chi bộ Đảng độc lập với 12 Đảng viên, Chi bộ luôn đạt trong sạch vững mạnh; có tổ chức Công đoàn với 25 Công đoàn viên, Công đoàn trường luôn đạt Công đoàn cơ sở vững mạnh ; Có một chi đoàn với 6 đoàn viên và luôn được công nhận là chi Đoàn cơ sở vững mạnh; Liên đội gồm 200 đội viên, hàng năm đạt liên đội vững mạnh. + Công tác tổ chức quản lý của BGH: Tận tâm, có tầm nhìn khoa học, năng động, sáng tạo. Kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn có tính khả thi, sát thực tế. Công tác tổ chức triển khai kiểm tra đánh giá sâu sát, thực chất và đổi mới, được sự tin tưởng cao của cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường. + Cơ sở vật chất bước đầu đó đáp ứng được yêu cầu dạy và học trong giai đoạn hiện tại + Về tài chính: Đã được giao tự chủ ngân sách đảm bảo chế độ và quyền lợi cho đội ngũ. + Thành tích chính: Nhiều năm liền trường được công nhận là tập thể lao động tiên tiến, tiên tiến xuất sắc Năm học 2009 – 2010: đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc Năm học 2010 – 2011: đạt danh hiệu tập thể lao tiên tiến 4
  5. - Những điểm hạn chế cần giải quyết: + Giáo viên chưa đồng bộ, thiếu giáo viên thiết bị dạy học, GV dạy tin học, thừa giáo viên môn Văn; chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên: năng lực chuyên môn và chất lượng các giờ lên lớp không đồng đều. + Về tài chính: Nguồn NS cấp cho các hoạt động nhà trường còn eo hẹp. + Ban Giám hiệu: Chưa được quyền chủ động tuyển chọn giáo viên, nhân viên có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm cao. - Nguyên nhân hạn chế tồn tại. *Nguyên nhân khách quan: - Giáo viên đào tạo ở các hệ khác nhau: Cao đẳng, Đại học, chính quy, tại chức thiếu đồng bộ về kiến thức và nghiệp vụ; - Kinh phí cho hoạt động của nhà trường eo hẹp nên gặp không ít khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động nghiệp vụ thường xuyên, tham quan học tập, cho GV đi học nâng cao trình độ, tăng cường CSVC và TB dạy học. * Nguyên nhân chủ quan: - Một số ít giáo viên chưa tâm huyết với nghề, không chịu học hỏi, tự học trau dồi chuyên môn nghiệp vụ. Mục đích nghiên cứu đề tài: Tiếp tục đổi mới công tác quản lý- Nâng cao chất lượng giáo dục góp phần đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, yêu cầu của công cuộc CNH - HĐH đất nước. 3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề Trên cơ sở những hạn chế và tồn tại nêu trên, kết hợp với đánh giá thực trạng công tác quản lý của Hiệu trưởng trường THCS Hưng Long; Căn cứ các cơ sở lý luận, tôi xin đề xuất một số biện pháp quản lý của hiệu trưởng ở trường THCS như sau: 5
  6. 3.1 Biện pháp quản lý Giáo dục nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng cho giáo viên - Tổ chức cho cán bộ, giáo viên học tập Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ XI, nghiên cứu nhiệm vụ của gíáo dục đào tạo mà Đại hội Đảng đã định hướng; từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác trong công tác giảng dạy. - Xây dựng chương trình hành động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, đó là tấm gương trọn đời phấn đấu hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc; là tấm gương của ý chí và nghị lực vượt qua mọi thử thách, khó khăn để đạt mục đích cách mạng; là tấm gương tin tưởng, kính trọng nhân dân, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân; là một con người nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu hết mực vì con người; là tấm gương cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường. - Xây dựng cái “Tâm” cho giáo viên sao cho mỗi giáo viên là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo; xây dựng chương trình hành động nhằm nâng cao đạo đức nhà giáo; giáo dục tính trung thực cho học sinh; mỗi cán bộ quản lý có trách nhiệm trong việc ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực trong nhà trường. Trong Hội nghị cán bộ công chức(CBCC) đầu năm tôi rất quan tâm và chú trọng đến việc xây dựng biện pháp nâng cao chất lượng học tập cho học sinh; đă tạo ra diễn đàn báo cáo tham luận nhằm trao đổi kinh nghiệm để giáo viên tham gia hiến kế cho lãnh đạo nhà trường nhằm giúp hiệu trưởng quản lý hoạt động học tập của học sinh. - Tổ chức giáo viên các tổ bộ môn bàn bạc, thảo luận tìm những biện pháp thích hợp để nâng cao kết quả học tập của học sinh, đặc biệt là học sinh 6
  7. lớp 6, giúp các em nhanh chóng hòa nhập vào môi trường học tập mới của cấp học. - Bồi dưỡng t́ình yêu nghề nghiệp cho giáo viên, người thầy có yêu nghề thì mới say mê hứng thú trong công việc và kiên trì, bền bỉ khắc phục khó khăn, toàn tâm toàn ý trong nghề của mình. Do vậy tôi thường biểu dương những giáo viên( GV) có tâm huyết với nghề thông qua các hoạt động nhân các ngày kỷ niệm như: 20/11; 26/3 3.2 Biện pháp quản lý chương trình, kế hoạch giảng dạy: Để quản lý việc thực hiện chương trình giảng dạy các bộ môn, thông thường tôi phải thực hiện các công việc sau: - Triển khai đầy đủ, kịp thời sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT về giảng dạy các bộ môn của từng năm học, đặc biệt là những nội dung mới bổ sung hoặc điều chỉnh trong chương trình giảng dạy. - Phân công giảng dạy hợp lý, ổn định đối với mỗi năm học, tránh xáo trộn làm ảnh hưởng đến kế hoạch dạy học của giáo viên; - Tăng cường công tác giáo viên chủ nhiệm, khẳng định vai trò và vị trí quan trọng của giáo viên chủ nhiệm có ảnh hưởng lớn đến học sinh. Chính giáo viên chủ nhiệm lớp là người quản lý, tổ chức đánh giá mọi mặt hoạt động của học sinh, cùng với giáo viên bộ môn, người làm công tác chủ nhiệm lớp chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo của lớp mình phụ trách. - Chỉ đạo công tác lập thời khoá biểu hợp lý, khoa học, đảm bảo quyền lợi của GV và quyền lợi học tập của học sinh. Hiệu trưởng dùng thời khoá biểu để quản lý giảng dạy hàng ngày, qua đó nắm bắt được việc thực hiện chương trình giảng dạy của GV - Qui định cho giáo viên phải lập phân phối chương trình ngay từ trang đầu của giáo án để tiện cho giáo viên thực hiện kế hoạch giảng dạy 7