SKKN Biện pháp giúp học sinh Lớp 9 có kĩ năng viết bài văn nghị luận về một tác phẩm văn học
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp giúp học sinh Lớp 9 có kĩ năng viết bài văn nghị luận về một tác phẩm văn học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_9_co_ki_nang_viet_bai_van_n.doc
Nội dung text: SKKN Biện pháp giúp học sinh Lớp 9 có kĩ năng viết bài văn nghị luận về một tác phẩm văn học
- PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài . Nghị luận văn học là một kiểu bài khó so với văn nghị luận nói riêng và phân môn tập làm văn nói chung. Kiểu bài này đòi hỏi học sinh phải có năng lực phân tích, đánh giá từ khái quát đến cụ thể, có sự hiểu biết về xã hội, về văn học, về lịch sử và đặc biệt là kĩ năng trình bày. Nhưng đối với học sinh THCS đặc biệt là học sinh ở vùng Cẩm Thủy điều kiện không được thuận lợi như các vùng miền xuôi dẫn đến kĩ năng viết văn của các em còn nhiều hạn chế : Bài viết rời rạc, khô khan, dùng câu dùng từ chưa chính xác, bố cục chưa rõ ràng, lập luận chưa có sức thuyết phục, vốn từ nghèo nên diễn đạt lủng củng tối nghĩa,dài dòng, không thoát ý, mắc nhiều lỗi chính tả. Trong quá trình giảng dạy môn ngữ văn lớp 9, giáo viên cần giúp học sinh nắm vững các yêu cầu, cách làm bài nghị luận văn học ở từng kiểu bài, nhưng về kĩ năng viết bài nghị luận về văn học của học sinh chưa thật thành thạo, còn lúng túng, hành văn chưa mạch lạc, bố cục chưa rõ ràng, nhất là đối với đối tượng học sinh từ trung bình trở xuống. Cho nên khi giảng dạy, cần phải trú trọng định hướng cho học sinh trong việc rèn luyện kĩ năng làm bài cho học sinh, giúp học sinh biết cách làm bài, nhằm từng bước nâng cao chất lượng của bài viết và hiệu quả của việc giáo dục, đáp ứng yêu cầu của mục tiêu giáo dục hiện nay. Chính vì vậy tôi mong muốn được đưa ra một số biện pháp nhằm mục nâng cao chất lượng học của môn văn đồng thời rèn luyện cho học sinh cách viết đúng kiểu bài nghị luận về một tác phẩm văn học. Xuất phát từ tình hình trên, bản thân xin nêu một vài kinh nghiệm để giúp học sinh viết bài nghị luận một cách hiệu quả nhất, đồng thời với mục đích trao đổi cùng các bạn đồng nghiệp qua sáng kiến: “Biện pháp giúp học sinh lớp 9 có kĩ năng viết bài văn nghị luận về một tác phẩm văn học.” 1
- PHẦN II : NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận của vấn đề : Đất nước ta đang trên đà đổi mới, ngành giáo dục đang có những bước chuyển mình theo nhịp bước của thời đại. Do đó, việc đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề cần thiết và quan trọng trong tình hình hiện nay. Mà một trong những biện pháp tối ưu trong quá trình dạy học là phương pháp dạy học tích cực và dạy học theo chuẩn kiến tức và kĩ năng. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả giáo dục ở bộ môn Ngữ văn trong nhà trường hiện nay, giáo viên cần đặc biệt chú trọng hơn nữa trong việc rèn luyện kĩ năng nói và viết cho học sinh, nhất là rèn luyện kĩ năng viết văn nghị luận về tác phẩm văn học ở bậc Trung học cơ sở một cách thành thạo, đúng yêu cầu theo chuẩn kiến thức mà ngành yêu cầu. 2.Thực trạng của vấn đề : a. Những thuận lợi - Về giáo viên : Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn 11 năm, tôi luôn tâm huyết với nghề, chịu khó tự học hỏi trên mọi phương diện nhằm mục đích nâng cao trình độ chuyên môn. Trong quá trình giảng dạy tôi luôn được Ban Giám Hiệu nhà trường , tổ chuyên môn tạo điều kiện , quan tâm giúp đỡ . - Về học sinh : Đa số học sinh đều chăm ngoan , có ý thức học tập , học bài và làm bài trước khi đến lớp . b. Khó khăn : - Về giáo viên : + Tài liệu nghiên cứu , tham khảo bộ môn chưa có nhiều dẫn đến việc bồi dưỡng chất lượng mũi nhọn , nghiên cứu đề tài còn gặp rất nhiều khó khăn . + Việc chấm bài , phê bài cho học sinh còn chung chung , chưa chỉ rõ những điểm sai cho học sinh. + Thông qua các tiết dự giờ đồng nghiệp, đặc biệt là tiết tập làm văn nhiều khi giáo viên vẫn còn lúng túng trong việc triển khai luận điểm. 2
- - Về học sinh : + Trong lớp vẫn còn 17.3% con em Hộ nghèo , 17.3% là dân tộc Mường . Còn lại là dân tộc kinh . Bởi vậy mặt bằng trung trong lớp thì vần còn nhiều em chưa đủ điều kiện để học tập bởi một phần do kinh tế khó khăn nên gia đình không thể mua tài liệu tham khảo giúp các em học tốt môn văn +Trong quá trình làm bài kiểm tra ở lớp cũng như ở kiểm tra học kì, thi tuyển vào lớp 10 ở môn ngữ văn nhiều năm qua, học sinh làm bài văn nghị luận về tác phẩm văn học còn rất nhiều hạn chế. Bài làm của học sinh thường sơ sài, chung chung, lan man, vừa thừa, vừa thiếu, có khi xa đề, lạc đề. Có bài chỉ viết được 7 đến 8 dòng là hết, có nhiều em không biết mở bài, không biết xây dựng luận điểm Thực trạng ấy làm cho đội ngũ thầy cô giáo chúng ta phải trăn trở, phải suy nghĩ, mà nguyên nhân chính là học sinh không có kĩ nẵng viết bài, không có định hướng khi làm bài nghị luận văn học. Do đó chúng ta cần phải có cách dạy như thế nào, học sinh cần phải có cách học như thế nào để có hiệu quả giáo dục ngày một đi lên, đó là vấn đề mà thầy cô giáo cần phải quan tâm và chú trọng. * KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THCS CẨM TÂN TRƯỚC KHI THỰC HIỆN SKKN . KẾT QUẢ XẾP LOẠI Tổng số Trung Khối lớp Giỏi Khá Yếu học sinh bình TS % TS % TS % TS % 9A 25 3 12 5 20 14 56 3 12 9B 23 3 13 4 17 14 60.8 2 9.2 3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề : - Khi dạy học sinh về thể văn nghị luận văn học, giáo viên cần chú trọng cho học sinh khai thác cái đẹp, cái hay của tác phẩm về nội dung và nghệ thuật, thấy được chiều sâu tư tưởng của tác giả gửi gắm vào đấy để từ đó giúp học sinh có kĩ năng sống phù hợp với xã hội hiện đại, sống có trách nhiệm với mọi người, biết rung động cảm thụ để lĩnh hội kiến thức cơ bản. - Học sinh cần đọc kĩ văn bản, thuộc dẫn chứng, nắm chắc kiến thức, nắm cách làm bài, viết bài, biết viết câu hay, ý hay qua quá trình hướng dẫn rèn luyện kĩ 3
- năng thực hành của thầy cô giáo. Học sinh biết sáng tạo khi làm bài, biết xây dựng đoạn, liên kết đoạn, biết xây dụng bố cục mạch lạc, rõ ràng, chặt chẽ. - Người giáo viên cần giúp học sinh xác định được trọng tâm kiến thức để học sinh nắm được vấn đề đặt ra trong tác phẩm mà từ đó có cách viết, cách thể hiện cảm xúc của mình khi tạo lập văn bản. - Giáo viên cần hướng dẫn học sinh quy trình thực hành một bài viết về nghị luận tác phẩm văn học: từ khâu mở bài, thân bài đến kết bài, từ nghị luận được một câu thơ đến hai câu thơ rồi đến cả đoạn, các đoạn rồi viết thành bài, để từ đó giáo viên nâng dần kĩ năng viết văn cho các em. - Để viết tốt, viết hay, giáo viên cần giúp học sinh có ý thức yêu thích học bộ môn Ngữ văn để từ đó các em có tâm thế, có thái độ tốt khi chiếm lĩnh tri thức của tác phẩm văn học. 3.1 Các yêu cầu đối với học sinh và giáo viên: 3.1.1 Đối với học sinh: Do đặc điểm của môn Ngữ văn, học sinh phải tự học, tự tìm tòi là chính. Chuẩn bị bài, đọc tác phẩm, xem chú thích, trả lời các câu hỏi ở sách giáo khoa, tham khảo sách, vận dụng kiến thức cũ. Về nhà suy ngẫm, chiêm nghiệm, làm phú cho nhận thức của mình Đây cũng chỉ là cách đọc thích hợp cho học sinh khá, giỏi nhưng đối với học sinh trung bình trở xuống thì các em khó thự hiện được như thế. Do đó, giáo viên cần tập trung chỉ cho học sinh không những biết cách học mà còn biết cách làm bài. Từ khâu tìm hiểu đề, tìm ý – lập dàn bài – viết bài (cách tổ chức triển khai luận điểm thành đoạn văn). Trong các khâu ấy, học sinh cần nắm được kĩ năng viết đoạn văn. 3.1.2. Đối với giáo viên: Cần định hướng trong việc rèn luyện kĩ năng cho học sinh trong việc viết đoạn văn ở từng phần khi làm bài nghị luận văn học. Trong các khâu tự tìm hiểu đề cho đến viết bài, học sinh yếu – kém thường bỏ qua khâu tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý. Cho nên đọc xong đề là các đối tượng học sinh này bắt tay vào việc làm bài ngay. Do đó, giáo viên cần cho học sinh hiểu cách trình bày khi đọc xong đề. Xem 4
- đề bài yêu cầu phân tích hay suy nghĩ, cảm nhận mà từ đó có định hướng khi làm bài. Giáo viên phải cho học sinh hiểu và nắm được yêu cầu của đề bài. 3.1.3. Cách viết văn nghị luận theo từng kiểu bài: 3.2. Yêu cầu của kiểu bài: * Phân tích: Nói tới phân tích tức là nói tới việc mổ xẻ, chia tách đối tượng ra thành các phương diện, các bộ phận khác nhau để tìm hiểu, khám phá, cắt nghĩa. Cái đích cuối cùng là nhằm để tổng hợp, khái quát, chỉ ra được sự thống nhất. Như vậy, phân tích là yêu cầu phân tích tác phẩm để nêu ra nhận xét của người viết (người nói). * Suy nghĩ: Là nhận xét, nhận định, phân tích về tác phẩm của người viết ở góc nhìn nào đó về chủ đề, đề tài, hình tượng nhân vật, nghệ thuật * Cảm nhận: Là cảm thụ của người viết về một hay nhiều ấn tượng mà tác phẩm để lại sâu sắc trong lòng người đọc về nội dung hay nghệ thuật hoặc cả nội dung và nghệ thuật. Như vậy, từ việc phân tích chỉ định về phương pháp, từ suy nghĩ nhấn mạnh tới nhận định, phân tích, từ cảm nhận lưu ý đến ấn tượng, cảm thụ của người viết. nếu học sinh không hiểu thì đề bài yêu cầu gì đi nữa thì học sinh đều phân tích hết. 3.2.1 Hướng dẫn học sinh cách làm bài văn nghị luận văn học: Trong chương trình, học sinh học nghị luận văn học về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích; về một đoạn thơ, bài thơ. Riêng nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) có thể đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau như: về chủ đề, sự kiện, nhân vật, cốt truyện, nghệ thuật . Giáo viên cần tập trung vào nghị luận về nhân vật văn học theo yêu cầu của sách giáo khoa. Hướng dẫn học sinh các kĩ năng làm bài văn nghị luận . Đối với bài thơ học sinh phải xác định được bố cục. Phân tích theo lối cắt ngang ở từng đoạn thơ, khổ thơ. Từ văn bản thơ, học sinh tiến hành chia đoạn và tìm những ý chính của mỗi đoạn. đối với từng khổ thơ, đoạn thơ, câu thơ vẫn có thể chia tách ra thành các ý nhỏ được. sau khi tìm được ý chính cảu mỗi đoạn thì biến những ý chính ấy thành các luận điểm. 5
- Ban đầu tập cho học sinh phân tích một câu, rồi đến hai câu. Từ hai câu rồi đến một khổ thơ, từ khổ thơ (đoạn thơ) rồi đến bài thơ. Ví dụ: Khổ thơ đầu của bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận: Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then, đêm sập cửa Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi Câu hát căng buồn cùng gió khơi. Giáo viên tâp cho học sinh phân tích câu thơ thứ nhất, rồi đến câu thơ thứ hai. Phân tích một lượt hai câu (một và hai). Trong khi hướng dẫn học sinh phân tích lưu ý cho học sinh không thể cắt ngang câu 3 vì câu thơ thứ 3 và câu thứ 4 cùng nói về hoàn cảnh đoàn thuyền ra khơi, còn câu 1 và 2 là cảnh thiên nhiên khi đoàn thuyền ra khơi. Cho nên để tách thành các ý nhỏ chỉ cắt câu thơ 1 và 2 ở khổ thơ trên. Phân tích nghệ thuật cũng là nhằm biểu đạt nội dung, một ý tưởng nào đấy mà tác giả muốn gửi gắm. Lưu ý là tránh diễm nôm các câu thơ thành văn xuôi. Khi tiến hành diễn thành văn xuôi, thuật lại ý, tứ của câu chỉ trong trường hợp cái ý, tứ ấy rất mơ hồ, mỗi người hiểu một cách khác nhau. 3.2.2. Hướng dẫn lạp dàn bài cụ thể ở từng phần : Mở bài: Giáo viên trình bày quy trình ở đoạn văn phần mở bài về nhân vật văn học và về đoạn thơ, bài thơ để học sinh nhận biết qua đối chiếu sau: Về nhân vật văn học Về đoạn thơ, bài thơ (1) Giới thiệu tác giả -> (2) Tên tác (1) Giới thiệu tác giả -> (2) Tên tác phẩm -> (3) Thời điểm, hoàn cảnh sáng phẩm -> (3) Thời diểm, hoàn cảnh sáng tác -> (4) Nhân vật chính -> (5) Nêu ý tác -> (4) Trích ở đâu -> (5) Nêu nhận kiến, đánh giá sơ bộ của mình về nhân xét, đánh giá swo bộ về nội dung, nghệ vật. thuật của đoạn thơ, bài thơ. Như vậy, nhìn vào phần mở bài của hai kiểu bài, học sinh sẽ thấy cả hai đề có (1), (2), (3) giống nhau nhưng bắt đầu khác nhau từ (4) và (5). Điều này giúp học sinh dễ nhớ. 6