Sáng kiến kinh nghiệm Việc đổi mới phương pháp kiểm tra (PPKT) đánh giá kết quả học tập của học sinh

doc 17 trang sangkien 8920
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Việc đổi mới phương pháp kiểm tra (PPKT) đánh giá kết quả học tập của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_viec_doi_moi_phuong_phap_kiem_tra_ppkt.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Việc đổi mới phương pháp kiểm tra (PPKT) đánh giá kết quả học tập của học sinh

  1. SKKN : Môn Vật Lý Trường THCS Ama Trang Lơng  LỜI NÓI ĐẦU Tại bất kì đất nước nào, những đổi mới ở giáo dục phổ thông mang tính cải cách giáo dục đều bắt đầu từ việc xem xét điều chỉnh mục tiêu giáo dục với những kì vọng mới về mẫu người học sinh có được sau quá trình giáo dục. Tiếp sau mục tiêu giáo dục là việc xem xét để xác định những đổi thay cần thiết, thậm chí xây dựng lại những nội dung và cách thức giáo dục. Đó chính là các vấn đề về cải cách chương trình giáo dục - Ở nước ta mục tiêu giáo dục THCS trong giai đoạn hiện nay đã được ghi rõ trong chương trình các môn học (ban hành kèm theo quyết định số 03/2002/QĐ-BGD&ĐT). Cùng với các môn học khác, môn vật lý có nhiệm vụ thực hiện mục tiêu của giáo dục THCS, trong đó có nhấn mạnh đến một số yêu cầu giáo dục mới mà học sinh phải đạt được sau khi học hết chương trình THCS. Tuy nhiên trong quá trình đổi mới giáo dục ở THCS bao gồm việc thực hiện đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp tất yếu phải đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh. Để thực hiện tốt việc đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh thì giáo viên cần nắm vững mục tiêu dạy học chung và chuẩn kiến thức kỹ năng cụ thể của chương trình môn học, cần biết rõ những yêu cầu mới trong mục tiêu, thực trạng của việc đánh giá ở trường THCS, những định hướng đổi mới việc đánh giá kết quả học tập của học sinh. - Chính vì những lý do trên nên tôi muốn đưa ra một số vấn đề về việc đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh. Tôi mong BGK cùng bạn đọc góp ý, bổ sung vấn đề để tôi hoàn thiện công tác giảng dạy của mình hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Người Viết : Nguyễn Song Dũng GV Trường THCS Ama Trang Lơng  - 1 -
  2. SKKN : Môn Vật Lý Trường THCS Ama Trang Lơng  LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1: Đề tài nghiên cứu: “Việc đổi mới phương pháp kiểm tra (PPKT) đánh giá kết quả học tập của học sinh”: Xuất phát từ thực tế trên. Bản thân tôi hiện nay đang công tác tại nơi có nhiều khó khăn trong việc đổi mới PPKT đánh giá kết quả học tập của học sinh. Vì nơi đây đa số HS thuộc diện dân tộc thiểu số nên cách nhìn nhận các vấn đề vật lý còn sai lệch.Vì bộ môn Vật Lý có nhiều hiện tượng khó giải thích bằng ngôn ngữ mà phải giải thích bằng hình ảnh trực quan, bằng kết quả thí nghiệm mới làm rõ được vấn đề . Nhưng nhìn chung đa số HS trong lớp thuộc diện dân tộc Êđê chữ viết không rõ ràng, lời văn không chặt chẽ không thành câu, chính vì vậy không nên áp dụng một PPKT trắc nghiệm tự luận (TNTL) để đánh giá kết quả học tập của học sinh. Vì phương pháp này đòi hỏi học sinh phải tự viết đầy đủ các câu trả lời hoặc bài giải. Đây chính là loại hình câu hỏi và bài tập lâu nay chúng ta vẫn quen dùng để kiểm tra viết. Loại trắc nghiệm này có những ưu điểm và nhược điểm sau. * Ưu điểm: - Tạo điều kiện để học sinh tự bộc lộ khả năng diễn đạt những suy luận của mình. - Có thể thấy được quá trình tư duy của học sinh để đi đến đáp án, nhờ đó mà đánh giá được chính xác hơn trình độ của học sinh. * Nhược điểm: - Thiếu tính toàn diện và hệ thống. Do số câu hỏi trong một bài kiểm tra bằng trắc nghiệm tự luận không thể ra nhiều câu hỏi mà chỉ có thể tập trung vào một số kiến thức và kĩ năng quy định trong chương trình. - Thiếu tính khách quan. Do đề kiểm tra chỉ có thể tập trung vào Người Viết : Nguyễn Song Dũng GV Trường THCS Ama Trang Lơng  - 2 -
  3. SKKN : Môn Vật Lý Trường THCS Ama Trang Lơng  một số rất ít nội dung nên kết quả kiểm tra phụ thuộc nhiều vào “cơ may” của học sinh. Nếu “trúng tủ” thì đạt điểm tốt, nếu “lệch tủ” thì đạt điểm kém. - Bên cạnh đó vẫn có một số em học tập rất khá cần phát huy quá trình tư duy và tính sáng tạo của học sinh. Qua đó giáo viên có thể đánh giá được chính xác hơn trình độ của học sinh, chính vì vậy không nên áp dụng một PPKT trắc nghiệm khách quan (TNKQ) để đánh giá kết quả học tập của học sinh. Vì phương pháp trắc nghiệm khách quan là loại hình câu hỏi, bài tập mà các phương án trả lời đã có sẵn, hoặc nếu học sinh tự viết câu trả lời thì câu trả lời chỉ là câu ngắn và chỉ duy nhất có một cách viết đúng. So với trắc nghiệm tự luận thì trắc nghiệm khách quan có một số ưu điểm và nhược điểm sau. * Ưu điểm: - Bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan bao gồm rất nhiều câu hỏi nên có thể bao quát được phạm vi rộng của nội dung chương trình. Nhờ đó mà các bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan có tính toàn diện và hệ thống hơn so với các đề kiểm tra trắc nghiệm tự luận. - Sự phân bố điểm của bài kiểm tra bằng trắc nghiệm khách quan được trải trên một phổ rộng hơn nhiều. Nhờ đó có thể phân biệt rõ ràng hơn trình độ học tập của học sinh, thu được thông tin phản hồi đầy đủ hơn về quá trình dạy và học. * Nhược điểm: - Không cho phép đánh giá năng lực diễn đạt của học sinh cũng như không cho thấy quá trình suy nghĩ của học sinh để trả lời một câu hỏi hoặc giải một bài tập. Do đó nếu chỉ sử dụng hình thức trắc nghiệm này trong kiểm tra thì việc kiểm tra, đánh giá có thể có tác dụng hạn chế việc rèn luyện kĩ năng diễn đạt của học sinh. - Trên tinh thần đó tôi đã đưa ra PPKT đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hai hình thức trên trong một số bài kiểm tra khác nhau Người Viết : Nguyễn Song Dũng GV Trường THCS Ama Trang Lơng  - 3 -
  4. SKKN : Môn Vật Lý Trường THCS Ama Trang Lơng  mà tôi cho là có hiệu quả trong PPDH đổi mới như hiện nay. 2: Phạm vi đề tài: Đưa ra hai đề kiểm tra cụ thể tiêu biểu cho việc đánh giá kết quả học tập cho từng đối tượng học sinh, tôi đã áp dụng cho việc giảng dạy từ trước đến nay mà tôi cho là phù hợp đối với học sinh nơi đây. Và được thực hiện rõ nội dung cho các bài học cụ thể ở sách giáo khoa Vật Lý 6 trong trường THCS: PHẦN I : THỰC TRẠNG Qua nhiều năm công tác giảng dạy ở địa phương , và việc nghiên cứu tình hình học tập của học sinh mà tôi đảm nhiệm , tôi nhận thấy kết quả học tập của học sinh khi chưa áp dụng PPKT đánh giá kết quả học tập theo hai hình thức kết hợp vừa trắc nghiệm tự luận vừa trắc nghiệm khách quan, kết quả mang lại như sau: Qua bốn lớp khối 6 mà tôi trực tiếp giảng dạy là 161 em qua kết quả học kì I theo sự chỉ đạo của phòng GD&ĐT thực hiện PPKT đánh giá trắc nghiệm tự luận, tôi đã thu lại kết quả như sau. Giỏi: 3 em chiếm tỉ lệ 1,9% Khá: 12 em chiếm tỉ lệ 7,5 % Trung bình : 27 em chiếm tỉ lệ 16,8% Yếu : 89 em chiếm 55,2 % Kém : 30 em chiếm 18,6 % Với kết quả như trên tôi nhận thấy những học sinh yếu kém đa số rơi vào các em học sinh dân tộc Êđê và một số học sinh dân tộc khác. Sở dĩ có nguyên nhân trên là do các em không biết cách trình bày một hiện tượng vật lý, cũng như là việc bộc lộ tư duy diễn của các em rất kém, qua việc dạy học và kiểm tra đánh giá ở học sinh tôi nhận thấy xảy ra hai nguyên nhân sau. Người Viết : Nguyễn Song Dũng GV Trường THCS Ama Trang Lơng  - 4 -
  5. SKKN : Môn Vật Lý Trường THCS Ama Trang Lơng  1: Nguyên nhân khách quan . Phong trào học tập ở các em còn quá thấp, phương pháp học nhóm, thảo luận nhóm để giải bài tập dường như còn mới mẻ đối với các em ở lớp 6 vì các em mới tiếp xúc với cách học mới. Ý thức học tập chưa cao việc trình bày diễn đạt ở các em chưa rõ ràng, bên cạnh đó dân trí nơi đây còn rất thấp nên việc quan tâm đôn đốc con em đi đến trường còn hạn chế, song vẫn còn tình trạng phụ huynh yêu cầu HS ở nhà đi làm để thu nhập kinh tế gia đình .Vì vậy khi đến trường các em rất mệt mỏi , buồn ngủ không chú ý tiếp thu được bài . 2: Nguyên nhân chủ quan. Bộ môn Vật Lý 6 là phần mở đầu chương trình Vật Lý ở THCS các em mới tiếp xúc lần đầu, nên những yêu cầu về khả năng tư duy trừu tượng, khái quát , cũng như những yêu cầu về mặt định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật Vật Lý cũng như việc thự hiện các thí nghiệm vật lý để đưa ra kết quả còn rất khó khăn. Bản thân HS chưa biết cách học, phương pháp học đa số các em học theo kiểu học thuộc lòng, học vẹt không có sáng tạo . Học mang tính thụ động, đối phó. Vì vậy chất lượng học tập của HS nơi đây thật sự chưa thể đạt được chỉ tiêu và yêu cầu mà ngành GD đã đề ra. Từ những nguyên nhân trên tôi nhận thấy qua việc dạy học nơi đây muốn đạt được chỉ tiêu mà ngành đã đề ra , tôi cũng tích cực tìm tòi nghiên cứu tài liệu giảng dạy đồng thời cũng rút ra được một số kinh nghiệm dạy học cho bản thân , để giúp các em HS nơi đây hiểu thêm về kiến thức Vật Lý hơn. Sau đây là một số đề kiểm tra để đánh giá kết quả học tập của học sinh ở địa phương có nhiều thành phần dân tộc khác nhau. Mà tôi đã thực hiện để đánh giá học sinh, tôi cho rằng có hiệu quả Người Viết : Nguyễn Song Dũng GV Trường THCS Ama Trang Lơng  - 5 -
  6. SKKN : Môn Vật Lý Trường THCS Ama Trang Lơng  trong việc dạy học. PHẦN II: “GIẢI PHÁP VỀ VIỆC ĐỔI MỚI PPKT ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH MÔN VẬT LÝ THCS” Để có thể tận dụng được những ưu điểm và hạn chế các nhược điểm của hai hình thức trắc nghiệm khách quan và tự luận trên, trong bài kiểm tra tôi vận dụng cả hai loại trắc nghiệm này cùng chung một bài kiểm tra để đánh giá kết quả học tập của học sinh. Tôi xin trình bày một số đề kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh cụ thể như sau: * Trắc nghiệm tự luận thường dùng cho các yêu cầu về giải thích hiện tượng, khái niệm, định luật, giải bài tập định lượng . Do đo,ù trắc nghiệm tự luận thường được dùng cho những yêu cầu ở trình độ cao như “vận dụng”, “phân tích”, “tổng hợp” và “đánh giá”. * Trắc nghiệm khách quan có thể dùng cho mọi yêu cầu ở mọi trình độ. Thường thì “câu đúng, sai”, “câu hỏi nhều lựa chọn” có thể đánh giá cả trình độ “biết”, “hiểu” và “vận dụng” cũng như có thể dùng cho cả bài tập định tính và định lượng. Dưới đây tôi xin tóm tắt một số tiêu chí khi biên soạn một đề kiểm tra môn vật lý ở trường THCS. I/ Mục đích của đề kiểm tra: 1. Phạm vi kiểm tra và số câu hỏi: - Kiến thức, kĩ năng đặc thù của môn học và kĩ năng học tập được kiểm tra toàn diện. Phải có câu hỏi kiểm tra kĩ năng thực hành. Số câu hỏi đủ lớn (không ít hơn 10 câu TNKQ) và không nên quá (3 câu TNTL). 2. Mức độ: - Kiến thức, kĩ năng được kiểm tra theo chuẩn quy định, không nằm ngoài chương trình Người Viết : Nguyễn Song Dũng GV Trường THCS Ama Trang Lơng  - 6 -