Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích bật xa

doc 22 trang honganh1 15/05/2023 8200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích bật xa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_mot_so_bai_tap_bo_tro_nham_na.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích bật xa

  1. Sáng kiến kinh nghiệm “ Vận dụng một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích bật xa.” MỤC LỤC TT NỘI DUNG Trang 1 Mục lục 1 2 1. MỞ ĐẦU 3 3 1.1. Lý do chọn đề tài 3 4 1.2. Mục đích sáng kiến 4 5 1.3. Mục tiêu sáng kiến 4 6 2. NỘI DUNG 5 7 2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm thực hiện 5 8 2.2. Đánh giá thực trạng 5 9 3. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 7 10 3.1. Căn cứ thực hiện 7 11 3.2. Nội dung, giải pháp và cách thức thực hiện 7 12 3.2.1. Nội dung, phương pháp 7 13 3.2.1.1. Tiến hành tập luyện 8 14 3.2.1.2. Phương pháp giảng dạy 12 15 3.2.2. Cách thức thực hiện 13 16 4. KẾT LUẬN, KIẾN NGHzx<M Ị 14 17 4.1. Kết luận 14 18 4.1.1. Kết quả đạt được 14 Người thực hiện: Bùi văn Ánh – Trường trung học cơ sở An Hải Trang 1
  2. Sáng kiến kinh nghiệm “ Vận dụng một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích bật xa.” 19 4.1.2. Phạm vi ứng dụng 17 20 4.2. Kiến nghị 18 21 Tài liệu tham khảo 22 Người thực hiện: Bùi văn Ánh – Trường trung học cơ sở An Hải Trang 2
  3. Sáng kiến kinh nghiệm “ Vận dụng một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích bật xa.” 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài: Trong hệ thống giáo dục phổ thông, cấp trung học chiếm vị trí hàng đầu. Nó đặt cơ sở vững chắc cho sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Sự hình thành và phát triển cấp học này là cơ sở, là điều kiện để phát triển các cấp học tiếp theo. Để nâng cao vị trí và vai trò của giáo dục ngày một đáp ứng tốt xu thế phát triển của thế giới. Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện. Đổi mới cơ bản và toàn diện là đổi mới những vấn đề cơ bản, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục, đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học. Nghị quyết cũng chỉ rõ mục tiêu là tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả. Trong cuộc sống hiện nay, vị trí công tác thể dục thể thao trong nhà trường càng được xác định theo hướng đúng tầm quan trọng của nó. Thông qua giáo dục thể chất bồi dưỡng học sinh những đức tính tốt như: ý chí cao, lòng dũng cảm, tính trung thực Giúp học sinh biết được những kỹ năng cơ bản để tập luyện bồi dưỡng sức khoẻ, nâng cao thể lực. Góp phần rèn luyện nếp sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, thói quen tự giác tập luyện thể dục thể thao và giữ vệ sinh. Biết vận dụng những điều đã học vào nếp sống sinh hoạt trong và ngoài nhà trường. Góp phần chuẩn bị cho thế hệ trẻ có nếp sống tác phong công nghiệp. Người thực hiện: Bùi văn Ánh – Trường trung học cơ sở An Hải Trang 3
  4. Sáng kiến kinh nghiệm “ Vận dụng một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích bật xa.” Giáo dục thể chất là một bộ phận cơ bản trong hệ thống giáo dục quốc dân, là bộ phận không thể thiếu trong việc phát triển con người toàn diện. Giáo dục thể chất trong cộng đồng nói chung và giáo dục thể chất trong trường học nói riêng cũng là những việc làm vô cùng quan trọng. Nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng: học sinh càng có sức khỏe tốt, thì học tập càng đạt kết quả cao. Giáo dục thể chất ở trung học thì môn điền kinh đóng vai trò rất cơ bản, nền tảng để phát triển các tố chất thể lực, là cơ sở cho các nội dung thể dục thể thao khác, giúp các em nâng cao sức khoẻ vì thế môn điền kinh được xem là trọng tâm của chương trình cũng như hoạt động ngoại khoá. Ở lứa tuổi học sinh trung học cơ sở làm quen với điền kinh, trong đó bật xa là một trong những nội dung cơ bản để phát triển các tố chất thể lực đặc biệt tố chất mạnh. Môn điền kinh nói chung và nội dung bật xa nói riêng cũng đóng góp một phần không nhỏ vào thành tích chung đó. Những năm gần đây, trường chúng tôi cũng có học sinh tham gia các giải điền kinh cấp trường, cấp huyện Việc phát triển thể chất toàn điện cho học sinh thì nội dung bật xa có đóng góp rất lớn với nội dung và ý tưởng trên. Với những lý do đó nên tôi tiến hành nghiên cứu và vận dụng đề tài: “Vận dụng một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích bật xa” vào thực tiễn giảng dạy ở khối lớp 6 bậc trung học cơ sở, tại trường trung học cơ sở An Hải, Huyện Lý Sơn, Tỉnh Quảng Ngãi. 1.2. Mục đích sáng kiến: Trong thực tế giảng dạy, tôi lựa chọn, vận dụng một số phương pháp và bài tập để nâng cao kết quả bật xa cho học sinh khối lớp 6 bậc trung học cơ sở, Trường trung học cơ sở An Hải, huyện Lý Sơn, Tỉnh Quảng Ngãi góp phần nâng cao thể lực và phát triển thể chất toàn diện cho học sinh. 1.3. Mục tiêu sáng kiến: Để giải quyết mục đích nêu trên tôi đề ra mục tiêu như sau: - Lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao thành tích bật xa cho học sinh. - Đánh giá hiệu quả một số bài tập nhằm nâng cao thành tích bật xa cho học sinh. Người thực hiện: Bùi văn Ánh – Trường trung học cơ sở An Hải Trang 4
  5. Sáng kiến kinh nghiệm “ Vận dụng một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích bật xa.” 2. NỘI DUNG 2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm thực hiện: 2.1.1. Đối tượng thực hiện: Áp dụng sáng kiến kinh nghiệm “Vận dụng một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích bật xa” cho học sinh khối lớp 6 bậc trung học cơ sở, Trường trung học cơ sở An Hải, huyện Lý Sơn, Tỉnh Quảng Ngãi. 2.1.2 Thời gian thực hiện: Được thực hiện trong chương trình giảng dạy và tổ chức thực hiện trong học kì I của năm học 2019-2020. 2.1.3. Địa điểm thực hiện: Sáng kiến kinh nghiệm “Vận dụng một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích bật xa” được thực hiện tại Trường trung học cơ sở An Hải, huyện Lý Sơn, Tỉnh Quảng Ngãi. 2.2. Đánh giá thực trạng: Trường trung học cơ sở An Hải nằm trên địa bàn Thôn tây An Hải, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, Huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi có diện tích tự nhiên 10,32km2, dân số hơn 22.000 người - là huyện đảo có mật độ dân số cao nhất trong 14 huyện đảo của nước ta. Trường đóng trên địa bàn thuộc biển đảo, dân cư đông, diện tích tự nhiện nhỏ, hiệp, kinh tế khó khăn bấp bênh, phụ thuộc vào thời tiết, mùa vụ. Sự quan tâm của phụ huynh đến các hoạt động vui chơi và sinh hoạt cho con em rất khó khăn. ( Hình 1) (Hình 2) Trong phong trào Hội khỏe phù đổng cấp huyện, Phòng Giáo dục và đào tạo Huyện Lý Sơn cứ hai năm tổ chức một lần. Do đó các trường trung học trong huyện đều có học sinh tham gia tập luyện và thi đấu. Trong đó các môn Điền kinh, đây là nội dung có kỹ thuật tương đối phức tạp, hoạt động không mang tính chất chu kỳ, đòi hỏi người tập phải nắm vững những tư duy động tác đồng thời thực hiện động tác một cách nhịp nhàng, thuần thục. Điều kiện cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị dạy học còn hạn chế, nên học sinh chưa thể hiện hết kỹ thuật động tác, sự tập luyện của các em chưa nhiệt Người thực hiện: Bùi văn Ánh – Trường trung học cơ sở An Hải Trang 5
  6. Sáng kiến kinh nghiệm “ Vận dụng một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích bật xa.” tình, tinh thần học tập chưa cao nên kết quả kiểm tra thường là một số ít em có thành tích tốt. Theo thống kê số liệu của nhà trường trong những năm học trước kết quả dự thi các phong trào Hội khỏe phù đổng cấp huyện của học sinh tại đơn vị đạt kết quả chưa cao, đặc biệt là môn điền kinh. Xuất phát từ đặc điểm thực tế nêu trên nên tôi nhận thấy việc cấp bách là phải tìm ra được những bài tập phù hợp với nội dung môn học và thể trạng học sinh mình để tập luyện nâng cao thể lực cũng như thành tích cho học sinh. Hình 1 Hình 2 Người thực hiện: Bùi văn Ánh – Trường trung học cơ sở An Hải Trang 6
  7. Sáng kiến kinh nghiệm “ Vận dụng một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích bật xa.” 3. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 3.1. Căn cứ thực hiện: Căn cứ Công văn số 3833/BGDĐT-GDTC ngày 23/8/2019 hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục thể chất, hoạt động thể thao và y tế trường học năm học 2019-2020. Căn cứ Đề án tổng thể phát triển giáo dục thể chất (GDTC), thể thao trường học (TTTH) giai đoạn 2016-2020, định hướng 2025 ban hành theo Quyết định số 1076/QĐ-TTg ngày 17/6/2016. Căn cứ Công văn số 1310/SGD ĐT-GDTrH ngày 30/8/2019 của Sở GD&ĐT Quảng Ngãi về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2019 - 2020 Thực hiện Công văn số 539/PGD&ĐT ngày 14/8/2019 của Phòng GD&ĐT Lý Sơn về thực hiện một số nhiệm vụ đầu năm học 2019 - 2020; Công văn số 584/PGD ĐT ngày 04/9/2019 của phòng GD&ĐT Lý Sơn V/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục THCS năm học 2019-2020; Căn cứ vào Công văn số 639 / PGD-ĐT ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Phòng Giáo dục Đào tạo Lý Sơn về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục THCS năm học 2020-2021. Căn cứ Kế hoạch số 129 /KH-THCS ngày 15 tháng 9 năm 2020-2021 kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2020-2021 của trường THCS An Hải. Năm học 2020 – 2021 là năm học tiếp tục thực hiện chương trình đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới phương pháp quản lý. Phong trào hoạt động Thể dục thể thao, trong đó nội dung bật xa là nhằm phát huy tính tự giác, tích cực và phát triển thể chất cho các em. 3.2. Nội dung, giải pháp và cách thức thực hiện: 3.2.1. Nội dung, phương pháp: Nội dung huấn luyện môn Điền kinh trong đó có nội dung bật xa là quá trình huấn luyện về các mặt: Thể lực, kỹ thuật, chiến thuật, đạo đức, ý chí, tâm lý và lý luận. Tất cả các mặt chuẩn bị này có mối liên quan chặt chẽ với nhau và Người thực hiện: Bùi văn Ánh – Trường trung học cơ sở An Hải Trang 7
  8. Sáng kiến kinh nghiệm “ Vận dụng một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích bật xa.” tạo thành một quá trình thống nhất của việc hoàn thiện thể thao cho vận động viên Điền kinh. Quá trình này được thực hiện thông qua việc sử dụng các phương tiện, phương pháp huấn luyện, huấn luyện chuyên môn và các hình thức khác nhau của lượng vận động trong tập luyện và thi đấu. Bên cạnh yếu tố về đạo đức, ý chí, kỹ thuật và chiến thuật. Thể lực là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến hiệu quả hoạt động của con người trong đó có hoạt động thể dục thể thao. Nền tảng của thể lực được xây dựng chủ yếu qua các tố chất sức nhanh – sức mạnh – sức bền – sự mềm dẻo, khéo léo của cơ thể con người. 3.2.1.1.Tiến hành tập luyện: * Giai đoạn huấn luyện ban đầu: Thông qua các tiêu chí đánh giá giáo viên xác định khả năng sức bật của từng cá nhân học sinh để phát triển sức bật phù hợp. Để huấn luyện sức bật trong bật xa chúng ta phải có tiêu chí đánh giá như: Thu thập tài liệu liên quan, các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá sức bật, những bài tập có tác dụng cao và có tính khả thi trong thực tiễn giảng dạy, kiểm tra độ tin cậy của các bài tập bổ trợ cũng như sự phát triển tố chất cho học sinh. Lượng vận động được tăng lên hợp lý trong từng buổi tập tránh tình trạng tập quá tải. Cuối buổi tập giáo viên kiểm tra thành tích của từng em và có biện pháp điều chỉnh, giáo viên phải có nhật ký của từng buổi tập từ đó xác định giai đoạn tập luyện phù hợp, đảm bảo nguyên tắc tăng tiến về thể lực. Trong giai đoạn này cần áp dụng các bài tập phát triển thể lực như: + Chạy tiếp sức chuyền vật + Chạy cầu thang + Các trò chơi vận động: Bật nhảy qua chướng ngại vật nằm ngang + Các bài tập sức nhanh, sức mạnh và tập phản xạ, ngoài ra nội dung không thể thiếu trong mỗi buổi tập là phần khởi động. * Giai đoạn tập luyện kỹ thuật: Người thực hiện: Bùi văn Ánh – Trường trung học cơ sở An Hải Trang 8