Sáng kiến kinh nghiệm Vai trò của Công đoàn trong hoạt động quản lý, chỉ đạo công tác chuyên môn

doc 30 trang sangkien 29/08/2022 8420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vai trò của Công đoàn trong hoạt động quản lý, chỉ đạo công tác chuyên môn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_vai_tro_cua_cong_doan_trong_hoat_dong.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Vai trò của Công đoàn trong hoạt động quản lý, chỉ đạo công tác chuyên môn

  1. Vai trò của Công đoàn trong công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động chuyên môn Lời nói đầu Công đoàn là một tổ chức chính trị xã hội hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng, có chức năng xây dựng Đảng và chính quyền; đồng thời có trách nhiệm chăm lo, bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công nhân viên chức và những người lao động khác. Riêng đối với công đoàn của ngành Giáo dục nói chung và công đoàn các nhà trường (Công đoàn cơ sở) nói riêng thì có một đặc thù khác với nhiều tổ chức công đoàn lao động khác; bởi vì công đoàn các nhà trường chủ yếu là tập hợp những người lao động trí thức; các đoàn viên cơ bản có trình độ nhận thức cao; là những thầy cô giáo trực tiếp truyền đạt kiến thức cho học sinh, do vậy mỗi cử chỉ, lời nói, hành động và việc làm của các thầy cô đều có tác động không nhỏ không những đối với học sinh và còn có tác động đối với quần chúng nhân dân. Kết quả lao động của mỗi đoàn viên trong công đoàn nhà trường cũng khác với kết quả của người lao động khác, bởi sản phẩm làm ra của họ không phải là những vật chất cụ thể mà là sản phẩm của trí tuệ và đạo đức con người. Sinh thời Bác Hồ cũng đã từng nói: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” mà nghề nhà giáo là nghề trồng người, đó là nghề vì lợi ích trăm năm, một nghề có ý nghĩa chiến lược, cơ bản và lâu dài. Trong những năm qua thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, trước yêu cầu đổi mới về công tác Giáo dục- Đào tạo; Bộ Giáo dục- Đào tạo đã có nhiều chủ trương lớn nhằm đổi mới về công tác Giáo dục- Đào tạo, tiến tới xây dựng một nền giáo dục tiên tiến, hiện đại, đạt ngang tầm với các nền giáo dục hiện đại trên thế giới. Để thực hiện những chủ trương lớn đó, Công đoàn ngành đã tổ chức phát động nhiều phong trào thi đua nhằm thực hiện tốt các chủ trương lớn đó. Đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của các công đoàn nhà trường là một đòi hỏi tất yếu trong việc biến các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của Ngành trở thành hiện thực. Với những ý nghĩa đó, là một cán bộ công đoàn cấp cơ sở tôi nhận Tác giả: Nguyễn Thị Hồng - Trường THCS Phong Khê 1
  2. Vai trò của Công đoàn trong công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động chuyên môn thức sâu sắc rằng: Đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của công đoàn nhà trường không những là trách nhiệm của người làm công tác cán bộ công đoàn mà còn là vinh dự, trách nhiệm của mỗi đoàn viên chúng ta; Đặc biệt là việc nâng cao vai trò trách nhiệm của mỗi đoàn viên trong công đoàn nhà trường trong việc cải tiến và nâng cao nghiệp vụ chuyên môn đối với công tác quản lý và giảng dạy của mình Phong Khê, ngày 25/4/2009 Tác giả Nguyễn Thị Hồng Tác giả: Nguyễn Thị Hồng - Trường THCS Phong Khê 2
  3. Vai trò của Công đoàn trong công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động chuyên môn Phần thứ nhất Mở đầu I. Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm: 1. Cơ sở lý luận: 1.1. Xét về mặt đặc thù: Công đoàn Giáo dục Việt Nam là một thành viên trong hệ thống Công đoàn Việt Nam, là một tổ chức chính trị – xã hội trong hệ thống Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Công đoàn Giáo dục Việt Nam là một Công đoàn Ngành nghề, đại diện cho đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục và công nhân viên trong ngành, có nhiệm vụ chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động trong ngành giáo dục, đồng thời giáo dục cán bộ, công nhân viên chức xây dựng và bảo về Tổ quốc. 1.2. Xét về mặt thời gian: Hoạt động Công đoàn cũng chính là hoạt động của nhà trường đảm bảo hoạt động dạy – học các bộ môn văn hóa thể hiện đầy đủ nhất nét đặc trưng cơ bản của nhà trường chiếm tỷ lệ thời gian lớn. Thời gian hoạt động Công đoàn đan xen vào các hoạt động dạy – học, vui chơi giải trí, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao nhằm nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho toàn thể cán bộ giáo viên công nhân viên và nhân dân lao động. 1.3. Về chức năng, nhiệm vụ: Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (năm 1992) Chương I, Điều 10 ghi “Công đoàn là tổ chức chính trị xã hội của giai cấp công nhân và người lao động. Cùng với cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, chăm Tác giả: Nguyễn Thị Hồng - Trường THCS Phong Khê 3
  4. Vai trò của Công đoàn trong công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động chuyên môn lo bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công nhân viên chức và những người lao động khác xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Luật Công đoàn tại khoản 2 Điều 2 đã khẳng định: “Công đoàn đại diện và tổ chức người lao động tham gia quản lý cơ quan, đơn vị, tổ chức, quản lý kinh tế – xã hội, quản lý Nhà nước; trong phạm vi chức năng của mình, thực hiện quyền kiểm tra giám sát hoạt động của cơ quan, đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp luật”. Như vậy, tham gia quản lý Nhà nước là một chức năng trong ba chức năng của tổ chức Công đoàn, đối với người lao động. Đó là: a. Bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công nhân viên chức, lao động. b. Tham gia quản lý Nhà nước. c. Giáo dục, động viên đoàn viên thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. 2. Cơ sở thực tiễn: Trong xã hội mới, xã hội chủ nghĩa, mọi người dân, mọi người lao động đều là chủ nhân đất nước. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là của dân – do dân – vì dân, vì vậy việc quản lý kinh tế, xã hội là trách nhiệm của mọi người dân, mọi người lao động. Tổ chức Công đoàn là tổ chức đại diện cho người lao động. Vì vậy, tổ chức Công đoàn tham gia quản lý kinh tế là tất yếu. Lĩnh vực quản lý Nhà nước về kinh tế xã hội liên quan trực tiếp tới quyền và lợi ích của người lao động. Do vậy, tổ chức Công đoàn tham gia quản lý là một điều kiện thiết thực và hiệu quả để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động. Đặc điểm đối tượng công đoàn viên trong ngành GD&ĐT đều là những trí thức, các nhà khoa học. Hệ thống Công đoàn Giáo dục Việt Nam với tư cách là Công đoàn ngành nghề thì nhiệm vụ tham gia quản lý, bảo vệ quyền lợi ngành nghề là rất phù hợp và chính đáng. Vì vậy trong suốt 55 năm qua, hệ thống Công đoàn Giáo dục đã tham gia tích cực quản lý ngành, góp phần cung ngành hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị trong từng giai đoạn cách mạng. Tác giả: Nguyễn Thị Hồng - Trường THCS Phong Khê 4
  5. Vai trò của Công đoàn trong công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động chuyên môn Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm đến giáo dục và đào tạo “Thực sự coi giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Sự quan tâm đó đã tác động tích cực tới hoạt động Công đoàn từ cấp trên tới cơ sở. Đặc biệt tổ chức Công đoàn được củng cố và phát triển ngay sau khi hòa bình lập lại. Tổ chức Công đoàn đã trưởng thành mau chóng theo đà phát triển của cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân ta. Trước tình hình đó trường THCS Phong Khê quyết tâm đưa sự nghiệp giáo dục của địa phương tiến lên từng bước, đặc biệt coi trọng chất lượng giáo dục của giáo viên và học tập của học sinh. Vì vậy tổ chức Công đoàn đóng vai trò là đòn xeo thúc đẩy hoạt động chuyên môn ở nhà trường. Từ những thực tế trên, công tác Công đoàn luôn được củng cố và duy trì để ngày càng phát triển và bền vững. II. Mục đích, yêu cầu của để tài. 1. Mục đích. Đề tài nhằm nêu được các giải pháp, phương pháp chỉ đạo hoạt động Công đoàn thúc đẩy phong trào của nhà trường đi lên. 2. Yêu cầu. Trình bày được các kinh nghiệm trong quản lý chỉ đạo các phong trào thi đua, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ giáo viên – công nhân viên ở trường THCS Phong Khê. III. Đối tượng, khách thể, phương pháp nghiên cứu. 1. Đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu về vai trò của Công đoàn trong việc tham gia quản lý hoạt động chuyên môn ở trường THCS. 2. Khách thể nghiên cứu. CBGV – CNVLĐ trường THCS Phong Khê. 3. Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp hỗ trợ nhằm: a. Tổng kết kinh nghiệm. b. Đọc tra cứu tài liệu có liên quan. c. Trao đổi, mạn đàm, thảo luận. Tác giả: Nguyễn Thị Hồng - Trường THCS Phong Khê 5
  6. Vai trò của Công đoàn trong công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động chuyên môn d. Lập biểu so sánh đối chiếu. e. Điều tra các số liệu có liên quan. IV. Nhiệm vụ, phạm vi và thời gian thực hiện của để tài. 1. Nhiệm vụ của đề tài. a. Xây dựng cơ sở lý thuyết: Cơ sở khoa học – Cơ sở thực tiễn. b. Phân tích làm rõ bản chất, quy luật của đối tượng nghiên cứu. c. Đề xuất giải pháp, ứng dụng cải tạo. 2. Phạm vi và thời gian thực hiện của đề tài. - Phạm vi nghiên cứu chủ yếu là lĩnh vực quản lý, chỉ đạo hoạt động Công đoàn. - Thời gian nghiên cứu từ năm học 2007 – 2008. - Về không gian nghiên cứu hoạt động Công đoàn của trường THCS Phong Khê. - Những mặt nghiên cứu chủ yếu hoạt động Công đoàn nói chung và quản lý, chỉ đạo hoạt động Công đoàn ở trường THCS Phong Khê nói riêng. V. Đóng góp mới về mặt khoa học của để tài. 1. Nêu được cơ sở lý luận của hoạt động Công đoàn. 2. Nhận xét, đánh giá hoạt động chỉ đạo các phong trào thi đua trong giai đoạn đề cập. 3. Nêu được những kinh nghiệm trong công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động Công đoàn. Tác giả: Nguyễn Thị Hồng - Trường THCS Phong Khê 6
  7. Vai trò của Công đoàn trong công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động chuyên môn Phần thứ hai Nội dung đề tài chương 1 cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn của đề tài a. cơ sở khoa học. Xây dựng cơ sở lý thuyết, một số khái niệm liên quan đến kinh nghiệm quản lý chỉ đạo hoạt động Công đoàn. I. kinh nghiệm là gì? Kinh nghiệm là những điều đúc kết được, rút ra từ quá trình thực hiện nhiệm vụ, vậ dụng, rút ra bài học cần thiết phù hợp, khái quát nâng dần thành lý luận. Tuy nhiên, kinh nghiệm chỉ đúng trong một thời gian, không gian, điều kiện nhất định, hoàn cảnh nhất định không mang tính vĩnh hằng, cố định bất biến. Mà tới một thời gian, không gian khác, điều kiện hoàn cảnh khác thì kinh nghiệm đó ít hoặc không có giá trị, vận dụng liên hệ. II. quản lý và chỉ đạo hoạt động Công đoàn ở cơ sở là gì? 1. Quản lý. Khái niệm quản lý đã được rất nhiểu nhà quản lý và thực hành quản lý nêu ra cho tới nay đã có trên trăm định nghĩa về quản lý khác nhau. Còn trong lĩnh vực giáo dục ta có thể hiểu phạm trù quản lý nói chung và quản lý Công đoàn nói riêng như sau: Quản lý là một quá trình có hướng đích, có tổ chức, có sự lựa chọn dựa trến các thông tin của hệ và môi trường của hệ, để điều chỉnh các quá trình và hành vi của đối tượng quản lý, nhằm làm cho hệ vận hành phát triển tới mục tiêu xác định. 2. Quản lý hoạt động Công đoàn. Quản lý Công đoàn là lĩnh vực quản lý Nhà nước về kinh tế – xã hội liên quan trực tiếp tới quyền và lợi ích của người lao động. Do vậy, tổ chức Công đoàn tham gia quản lý là một điều kiện thiết thực và hiệu quả để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động. Tác giả: Nguyễn Thị Hồng - Trường THCS Phong Khê 7