Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ trình chiếu không dây trong dạy học tích cực

docx 27 trang sangkien 27/08/2022 8860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ trình chiếu không dây trong dạy học tích cực", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_cong_nghe_trinh_chieu_khong_d.docx

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ trình chiếu không dây trong dạy học tích cực

  1. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRÌNH CHIẾU KHÔNG DÂY TRONG DẠY HỌC TÍCH CỰC MỤC LỤC MỤC LỤC i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ii PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 1 1.1.Lý do chọn đề tài: 1 1.2. Xác định mục đích nghiên cứu: 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu 2 1.4. Đối tượng khảo xác, thực nghiệm 3 1.5. Phương pháp nghiên cứu 3 1.6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu 3 PHẦN II: NỘI DUNG 4 2.1. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu 4 2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu 4 2.3. Mô tả, phân tích các giải pháp 6 2.3.1 Cách vận dụng giải pháp kết nối không dây trong dạy học 6 2.3.2 Phương pháp thực hiện trình chiếu từ thiết bị di động lên thiết bị chiếu 7 2.4. Kết quả thực hiện: 20 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 22 3.1. Kết luận 22 3.2. Các đề xuất kiến nghị. 22 TÀI LIỆU THAM KHẢO 24 PHỤ LỤC i PHAN DUY QUỐC I
  2. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRÌNH CHIẾU KHÔNG DÂY TRONG DẠY HỌC TÍCH CỰC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNTT: Công nghệ thông tin. CNH-HĐH: Công nghiệp hóa- hiện đại hóa TV: Ti vi USB: là thiết bị lưu trữ di động và để kết nối giữa thiết bị ngoại vi với máy tính PHAN DUY QUỐC II
  3. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRÌNH CHIẾU KHÔNG DÂY TRONG DẠY HỌC TÍCH CỰC PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 1.1.Lý do chọn đề tài: Thế giới hiện đại đang biến đổi một cách mạnh mẽ. Sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin giúp cho kiến thức nhân loại tăng lên nhanh chóng, và tạo ra xu thế quốc tế hóa trên quy mô toàn cầu. Không ai khác, con người chính là nhà phát minh ra các tiến bộ khoa học kĩ thuật này nhưng cũng chính là đối tượng sử dụng. Các phát minh khoa học được tìm ra chính là để đáp ứng cho nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Để theo kịp sự phát triển của xã hội nâng cao chất lượng cuộc sống, mỗi cá nhân phải là những chủ thể tích cực trong việc tìm tòi, học hỏi để làm chủ công nghệ, làm cho cuộc sống. Việt Nam cũng đang trên đường toàn cầu hóa để bắt kịp với sự phát triển như vũ bão của thế giới về khoa học kỹ thuật phục vụ cho nhu cầu phát triển đất nước. Trong bối cảnh đó, các nhà giáo dục phải gánh một nhiệm vụ quan trọng đó là phải đào tạo ra những con người lao động tự chủ, năng động, sáng tạo, có năng lực nắm bắt và giải quyết những vấn đề thực tế. Bởi giáo dục chính là công cụ mạnh nhất mà chúng ta có trong tay để đào tạo nên những con người làm chủ xã hội, làm chủ vận mệnh đất nước. Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định rõ “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” và trong đó giáo viên là nhân tố quyết định. Mỗi giáo viên phải không ngừng đổi mới về phương pháp, tích cực nghiên cứu sử dụng đồ dùng dạy học hiện đại, ứng dụng và cập nhật các tiến bộ kỹ thuật vào trong giảng dạy. Giáo viên phải là người đi đầu trong việc tích cực trau dồi, nắm bắt và làm chủ công nghệ phục vụ cho các hoạt động giảng dạy, cho công việc và các hoạt động bản thân. Nhận thức rõ vai trò to lớn của việc ứng dụng CNTT trong các hoạt động giáo dục, từ năm 2004 – 2005, Bộ giáo dục và đào tạo đã triển khai thí điểm dự án đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy với việc ứng dụng giáo án điện tử và các thiết bị hỗ trợ giảng dạy như máy tính, projector, máy chiếu vật thể, Năm 2008 – 2009, Bộ quyết định chọn chủ đề năm học là: “Năm ứng dụng công nghệ thông tin” để nâng cao chất lượng giảng dạy. Bộ cũng đã có công văn số 4622/BGDĐT – CNTT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2016-2017 vào ngày 20/09/2016 và Quyết định Phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin giai đoạn 2016-2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (6200/QĐ-BGDĐT) vào ngày 30/12/2016. Đảng và nhà nước ta cũng đã xác định rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của CNTT và truyền thông cũng như những yêu cầu đẩy mạnh của ứng dụng CNTT, đào tạo nguyên nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH, mở cửa và hội nhập, hướng tới nên kinh tế tri thức của nước ta nói riêng – thế giới nói chung nên ngày 25/01/2017 Thủ tướng Chính phủ quyết định Phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025”(117/QĐ-TTg). Vì vậy việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy là việc làm cần thiết để đáp ứng yêu cầu giáo dục một cách hiệu quả. PHAN DUY QUỐC 1
  4. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRÌNH CHIẾU KHÔNG DÂY TRONG DẠY HỌC TÍCH CỰC Thực tế giảng dạy cho thấy việc sử dụng các phương pháp truyền thống không tạo được sự thu hút và khuyến khích tinh thần tự học, tự tìm tòi, dần dẫn đến thói quen lười suy nghĩ, thụ động tiếp thu kiến thức, ngại giao tiếp, không mạnh dạn và không linh hoạtở học sinh. Do vậy, hiệu quả dạy học không cao. Trong khi nhu cầu học hỏi của học sinh ngày càng cao, các em luôn muốn khám phá, tìm hiểu những kiến thức mới lạ. Còn về phía giáo viên lại chưa được đào tạo bài bản về tiềm năng của CNTT trong dạy – học. Hầu hết giáo viên đều tự tìm hiểu và nghiên cứu các kiến thức về công nghệ thông tin nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình giảng dạy. Hiện nay đa số giáo viên chỉ mới ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng với hình thức giáo án điện tử (sử dụng phần mềm Power Point). Vì vậy chưa phát huy được hết tiềm năng của CNTT trong giảng dạy. Trong khi đó, nhiệm vụ chính của ngành giáo dục hiện nay là không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, tạo ra những sản phẩm giáo dục chất lượng cao. Muốn đạt được, mỗi giáo viên không chỉ phải không ngừng trau dồi, bồi dưỡng trình độ chuyên môn mà còn phải nâng cao cả trình độ nghiệp vụ, không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy, tiếp cậncác kỹ thuật hiện đại và ứng dụng có hiệu quả vào giảng dạy. Trình độ chuyên môn có tốt mà phương pháp giảng dạy không thật sự thu hút thì cũng không tạo được hứng thú đối với học sinh, không kích thích được tính tự giác, tinh thần tự học ở học sinh, không. Chúng ta không nên từ chối những gì có sẵn mà lĩnh vực CNTT mang lại, mà phải biết cách tận dụng nó, triệt để biến nó thành công cụ phục vụhiệu quả cho các hoạt động dạy và học. Xuất phát từ thực tế và các vấn đề nêu trên, để nâng cao hiệu quả và tính ứng dụng của công nghệ thông tin vào hoạt động giảng dạy, bản thân tôi đã tìm hiểu và thực nghiệm sáng kiến: “Ứng dụng công nghệ trình chiếu không dây trong dạy học tích cực”. 1.2. Xác định mục đích nghiên cứu: Đề tài được tôi thực hiện nhằm mục đích: - Trao đổi cùng đồng nghiệp vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. - Cung cấp kiến thức ban đầu về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và việc đổi mới phương pháp dạy học. - Hình thành những kĩ năng cơ bản khi thực hành trên máy tính, thiết bị di động (máy tính bảng, điện thoại thông minh),ti vi thông minh kết hợp với vận dụng phương pháp dạy học tích cực mới trong giảng dạy. - Đáp ứng niềm say mê nghiên cứu CNTT phục vụ cho giảng dạy. Đề tài nhằm rút ra được những kinh nghiệm qua thực tế giảng dạy của bản thân và của đồng nghiệp để vận dụng trong quá trình công tác và trong giảng dạy để đảm bảo việc đổi mới phương pháp dạy học được dễ dàng hơn. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Máy tính xách tay, thiết bị di động (máy tính bảng, điện thoại thông minh), ti vi thông minh, ti vi thường, máy chiếu, thiết bị HDMI không dây. PHAN DUY QUỐC 2
  5. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRÌNH CHIẾU KHÔNG DÂY TRONG DẠY HỌC TÍCH CỰC Các phần mềm ứng dụng:TeamViewer, AllCast, All Screen, EZcast. 1.4. Đối tượng khảo xác, thực nghiệm Học sinh và giáo viên trường tiểu học số 2 Hoài Tân, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích hệ thống: để phân tích các mối liên hệ liên quan đến đổi mới phương pháp dạy học, nghiên cứu các ứng dụng phần mềm tin học hiện có trên thị trường để có thể ứng dụng tốt trong quá trình trình chiếu không dây. Phương pháp khảo sát điều tra: để tiến hành khảo sát điều tra tình hình ứng dụng và hiệu quả ứng dụng công nghệ trình chiếu không dây trong dạy học, khảo sát thái độ học sinh bậc tiểu học khi đón nhận bài giảng có sử dụng một số phương tiện, kỹ thuật trình chiếu không dây. Từ đó, xác định được hiệu quả ứng dụng, có những chuẩn bị phù hợp để xử lý các tình huống sư phạm có thể xảy ra, đồng thời xác định hướng phát triển tiếp theo cho đề tài. 1.6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu * Phạm vi nghiên cứu: Đây là mảng đề tài rất mới, lần đầu tiên viết và vận dụng đề tài nên tôi chỉ tập trung nghiên cứu trên đối tượng học sinh và giáo viên tại nơi tôi công tác (trường Tiểu học số 2 Hoài Tân) làm cơ sở cho phạm vi rộng hơn ở các đề tài tiếp theo. Trong phạm vi nghiên cứu, tôi cũng sử dụng hết các đồ dùng điện tử để phục vụ cho đổi mới phương pháp dạy học tích cực: + Vận dụng các phần mềm và các thiết bị nói trên để trình chiếu không dây trong dạy học tích cực. + Khảo sát những tiết học có ứng dụng công nghệ trình chiếu không dây vào hoạt động nhóm(phương pháp dạy học tích cực). * Thời gian nghiên cứu: Từ 10/2015 đến 12/2016. PHAN DUY QUỐC 3
  6. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRÌNH CHIẾU KHÔNG DÂY TRONG DẠY HỌC TÍCH CỰC PHẦN II: NỘI DUNG 2.1. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu Một danh nhân đã nói rằng: “Điều được nghe tôi dễ quên. Điều được thấy tôi dễ nhớ. Điều được làm dễ ghi tâm”. Từ căn cứ khoa học và thực tiễn trên, chúng ta nhận thấy việc thay đổi phương pháp giảng dạy truyền thống bằng phương pháp giảng dạy tích cực có sử dụng phương tiện dạy học nghe nhìn hiện đại là hết sức cần thiết. Việc đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục là tất yếu, xuất phát từ đòi hỏi của thực tế khách quan và sự hội nhập trong xu thế phát triển toàn cầu hoá. Phương pháp dạy học theo kiểu truyền thống không mang lại hiệu quả cho cả người học và người dạy; không còn phù hợp trong giai đoạn hiện nay. Việc đổi mới phương pháp chỉ có hiệu quả và tác động tích cực khi giáo viên có kiến thức chuyên môn vững vàng và được trang bị những kỹ năng cần thiết về khả năng thuyết trình, hiểu biết và sử dụng các công cụ hỗ trợ giảng dạy như tin học và các trang thiết bị nghe nhìn. Việc sử dụng các phương tiện nghe nhìn trong giảng dạy giúp cho người học có hứng thú, dễ học, dễ hiểu, dễ nhớ qua đó giúp người dạy chuyển tải nội dung đến người học một cách có hiệu quả nhất. Trên cơ sở khai thác triệt để thế mạnh các phương tiện nghe nhìn như hiệu ứng màu sắc, âm thanh, hình ảnh động giảng viên có thể giới thiệu các khái niệm, diễn giải một quá trình, đặt các câu hỏi bằng những minh họa trực quan làm cho bài giảng bớt trừu tượng. Tiếp thu một vấn đề sẽ rất hiệu quả nếu người học vừa được nghe, vừa được nhìn và được suy nghĩ theo logic. Do vậy, khi giáo viên đó có khả năng làm chủ chuyên môn thì phương tiện nghe nhìn sẽ có tác dụng hỗ trợ giảng dạy rất tốt. Với các trợ giúp này giáo viên dễ dàng nhấn mạnh các điểm chính của bài giảng cũng như giúp duy trì bài giảng một cách hứng thú và lôi cuốn người học. Sử dụng thành thạo phương tiện nghe nhìn tạo cho giáo viên cơ hội chuẩn bị trước bài giảng tốt hơn, thể hiện được sự logic và tính sáng tạo của mình. Ông cha ta có câu “ Trăm nghe không bằng một thấy” nên giáo viên phải đầu tư nhiều video trong giảng dạy để học sinh có thể vừa xem được tình huống và nghe được lời thoại. Khi trình chiếu nên chọn một phương tiện có tính di động cao để thuận tiện cho việc đi lại. Vậy vấn đề đặt ra là cần có một phương tiện vừa có thể ghi lạitranh ảnh, kết quả làm việc nhóm của học sinh trong thời gian nhanh nhất; vừa có thể quay phim và chiếu được vật thể; vừa có thể truyền tải để chiếu những đoạn phim ngắn cho học sinh quan sát đảm bảo tính trực quan giúp các em khắc sâu kiến thức nhưng đặc biệt phải có tính di động cao thuận lợi cho giáo viên di chuyểngiúp giáo viên “tự do” giảng dạy trong lớp học, hơn nữa lại có khả năng lưu trữ dữ liệu để làm tài liệu giảng dạy hoặc nghiên cứu cho những năm học sau. Nhờ vậy, giảm bớt khâu chuẩn bị cho giáo viên và hiệu quả giảng dạy ngày càng được nâng cao. 2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu * Thuận lợi: PHAN DUY QUỐC 4